KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA BA CHỦNG VI KHUẨN AGB4, AGB

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng đối kháng của ba chủng vi khuẩn bacillus đối với nấm gây bệnh lem lép hạt lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 33)

VÀ AGB27 VỚI NẤM FUSARIUM MONILIFORME

Từ kết quả Bảng 3.1 cho thấy ba chủng vi khuẩn AGB4, AGB17 và AGB27 đều có hiệu quả với nấm Fusarium moniliforme thông qua bán kính vành khăn vô khuẩn ở các thời điểm 3, 4 và 5 NSKC, khác biệt so với đối chứng ở mức ý nghĩa 5%. Chủng AGB4 có bán kính vành khăn vô khuẩn cao nhất ở thời điểm 3 NSKC (6,00 mm) khác biệt ý nghĩa so với chủng AGB17 (5,00 mm), AGB27 (4,40 mm). Đến thời điểm 4, 5 NSKC bán kính vành khăn vô khuẩn của chủng AGB4 có sự khác biệt với chủng AGB27 nhƣng không khác biệt với chủng AGB17. Bán kính vành khăn vô khuẩn ở thời điểm 4 NSKC của ba chủng vi khuẩn AGB4, AGB17 và AGB27 đạt lần lƣợt là 5,60 mm, 4,80 mm và 4,20 mm (Hình 3.1).

Bảng 3.1 Bán kính vành khăn vô khuẩn và hiệu suất đối kháng của ba chủng vi khuẩn đối với

nấm Fusarium moniliforme

Cả ba chủng vi khuẩn AGB4, AGB17, AGB27 có hiệu suất đối kháng khác biệt ý nghĩa so với đối chứng qua các thời điểm. Hiệu suất đối kháng ở từng thởi điểm 3, 4, 5 NSKC của ba chủng vi khuẩn AGB4, AGB17 và AGB27 khác biệt không ý nghĩa, thời điểm 3 NSKC dao động từ 25,60-29,20%.Theo thang đánh giá của Soytong (1988), hiệu suất đối kháng ở thời điểm 3, 4 NSKC của cả 3 chủng AGB4, AGB17 và AGB27 đều đạt ở mức đối kháng yếu (nhỏ hơn 50%). Đến thời

Nghiệm thức

Bán kính vành khăn vô khuẩn (mm) Hiệu suất đối kháng (%) 3 NSKC 4 NSKC 5 NSKC 3 NSKC 4 NSKC 5 NSKC AGB4 6,00 a 5,60 a 5,40 a 27,00 a 44,20 a 54,80 a AGB17 5,00 b 4,80 ab 4,40 ab 25,60 a 44,20 a 53,40 a AGB27 4,40 b 4,20 b 4,00 b 29,20 a 46,80 a 56,40 a Đối chứng 0,0 c 0,0 c 0,0 c 0,0 b 0,0 b 0,0 b Mức ý nghĩa * * * * * * CV (%) 17,42 20,32 23,37 28,98 14,50 13,08

Ghi chú: *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % NSCK: Ngày sau khi cấy Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5%

21

điểm 5 NSKC cả ba chủng vi khuẩn AGB4, AGB17 và AGB27 đều có hiệu suất đối kháng trên 53% đạt mức đối kháng trung bình.

Kết quả cho thấy ba chủng vi khuẩn AGB4, AGB17 và AGB27 đều có hiệu quả đối kháng với nấm Fusarium moniliforme qua các thời điểm. Kết quả cao hơn ghi nhận của Phan Thị Kiều Nga (2008), bán kính vành khăn vô khuẩn của chủng vi khuẩn AGB4 trên nấm Fusarium spp. là 4,00 mm.

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng đối kháng của ba chủng vi khuẩn bacillus đối với nấm gây bệnh lem lép hạt lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)