Quản lý tốt việc cấp phát vốn và thanh toán vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Hải Phòng (Trang 73)

5 Văn hóa – Thông tin – Thể dục – Thể thao

3.3.4.Quản lý tốt việc cấp phát vốn và thanh toán vốn đầu tư

Cấp phát vốn và thanh toán vốn đầu tư phải đảm bảo đúng quy định của Nhà nước. Việc cấp phát vốn đầu tư phải gắn với nhu cầu thực từ của công trình phù hợp với tiến độ thi công của các hạn mục công trình, tránh tình trạng cấp phát vốn tràn lan dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Việc cấp phát vốn tràn lan thừa so với yêu cầu vốn để thực hiện xây dựng công trình đó, nhưng lại thiếu vốn cho công trình khác, qua đó dẫn đến tình trạng chỗ thiếu chỗ thừa, nơi thì khối lượng vốn nợ đọng không thanh quyết toán được công trình nơi thì thất thoát vốn. Nghiêm cấm việc ứng vốn nợ khối lượng ăn trước trả sau) dẫn đến quản lý vốn không chặt chẽ. Đây là hiện tượng xin ứng trước vốn khi mà khối lượng công trình thực hiện chưa đảm bảo chưa thực hiện nghiệm thu.

Nghiệm thu khối lượng nới lỏng gây nên thất thoát lãng phí và chất lượng công trình kém hiệu quả. Nghiệm thu công trình nới lỏng có thể do trình độ năng lực yếu kém của cán bộ quản lý, hoặc cũng có thể do có sự liên kết giữa các bên thi công và bên nghiệm thu để ăn bớt khối lượng công trình, chất lượng công trình thì không đảm bảo, không đúng thiết kế nhưng vẫn nghiệm thu.

Công tác cấp phát vốn đầu tư có thể theo hướng cụ thể như sau để đảm bảo vốn cho các công trình có thể thực hiện theo đúng tiến độ:

- Dành 40% để thanh toán nợ xây dựng cơ bản hoàn thành. - Dành 45% để phân bổ cho các công trình chuyển tiếp

- Dành 15% để phân bổ cho các công trình mới đó đủ thủ tục đầu tư theo quy định

- Đảm bảo đủ vốn để hoàn thành công trình nhóm C trong 2 năm công trình nhóm B trong 4 năm kể từ khi khởi công.

Mặt khác, cần nâng cao chuyên môn của các cán bộ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đề cao phẩm chất của cán bộ quản lý, đảm bảo cho công tác nghiệm thu công

trình đúng với thiết kế, đảm bảo chất lượng công trình đưa vào sử dụng, qua đó nâng cao chất lượng thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Thực hiện bảo hành công trình theo đúng quy định của nhà nước về quản lý và đầu tư xây dựng. Đối với việc kiểm soát của Kho bạc Nhà nước trước hết cần phải xác định việc kiểm tra dự toán là trách nhiệm của của chủ đầu tư, cơ quan thẩm định thiết kế dự toán và cơ quan tài chính. Tuy nhiên trong thực từ cho thấy dự toán XDCB rất phức tạp, nhất là trong việc áp giá vật liệu cho các chủng loại khác nhau. Nếu không kiểm tra phát hiện trứơc khi thanh toán thì sẽ gây thất thoát, lãng phí rất lớn. Vì thế KBNN cần kiểm tra dự toán, kiểm tra khối lượng thanh toán:

+ Về kiểm tra dự toán:

- Kiểm tra tính pháp lý của văn bản phê duyệt dự toán như định mức, đơn giá, tỷ lệ áp dụng phù hợp với thời điểm lập dự toán và phải đúng với quy định của cơ quan chức năng, nếu sử dụng đơn giá chuyên ngành thì phải được cấp có thẩm quyền cho phép.

- Kiểm tra xem dự toán các hạng mục công trình có trong nội dung báo cáo khả thi không?

+ Về kiểm tra khối lượng thanh toán:

- Kiểm tra giữa biên bản nghiệm thu khối lượng và biên bản thanh toán phải đảm bảo tính pháp lý: thành phần nghiệm thu, chữ ký của tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, ý kiến của chủ đầu tư chấp nhận thanh toán, để có cơ sở lên phiếu giá. Khối lượng đó phải có trong tổng dự toán và phù hợp với đơn giá chi tiết được duyệt. Nếu thực hiện đấu thầu thì khối lượng đó phải nằm trong đơn giá trúng thầu.

- Đối với việc kiểm tra khối lượng các công việc mang tính chất tư vấn thì hết sức khả khăn vì dự toán chỉ mang tính chất dự trù kinh phí. Vì thế đối với loại này thì đề nghị chủ đầu tư quyết toán và được Bộ chủ quản phê duyệt trước. KBNN căn cứ vào quyết toán được duyệt để kiểm tra chứng từ thanh toán.

+ Kiểm tra khối lượng thực tế:

Theo thông tư số 96/2000/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 28 tháng 9 năm 2000 hướng dẫn việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN thì KBNN không tham gia vào các hội đồng nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành, nhưng do yêu cầu của công tác thanh toán vốn đầu tư phải đảm bảo theo tiến độ khối lượng của công trình hoàn thành. Vì thế cán bộ thanh toán đi khảo sát thực từ hiện trường là cần thiết. KBNN không kiểm tra chi tiết, nhưng cũng không thể chấp nhận những trường hợp chỉ nghiệm thu trên giấy tờ, trong khi thực tế không có hoặc chỉ mới làm ít mà thanh toán nhiều.

+ Thực hiện công khai quy trình nghiệp vụ của KBNN để khách hàng hiểu và hoàn thiện hồ sơ thanh toán một cách nhanh, gọn, kịp thời. Đồng thời công khai quy trình thanh toán cũng là một kênh trong việc giám sát thực hiện nhiệm vụ của cán bộ thanh toán.

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Hải Phòng (Trang 73)