Hoàn thiện phân cấp trong quản lý đầu tư

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Hải Phòng (Trang 69)

5 Văn hóa – Thông tin – Thể dục – Thể thao

3.3.2Hoàn thiện phân cấp trong quản lý đầu tư

Phân cấp quản lý kinh tế nói chung và phân cấp quản lý trong đầu tư nói riêng là những nội dung quan trọng cấu thành chức năng quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân. Quản lý đầu tư hiểu là quản lý quy hoạch, kế hoạch cân đối và phân bổ các nguồn lực, quản lý sử dụng các nguồn lực được phân bổ đúng quy định và đạt hiệu quả cao nhất. Phân cấp phải đảm bảo những nội dung sau:

Mục tiêu của phân cấp trong quản lý đầu tư nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Hiệu quả của hoạt động đầu tư được thể hiện bởi 4 nguyên tắc: đúng quy định, đúng nguyên tắc, đúng tiến độ chất lượng và hiệu quả.

Nguyên tắc:

- Đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành. - Đảm bảo việc chuẩn bị ra quyết định một cách nhanh nhất

- Đảm bảo cấp quyết định là cấp có đủ điều kiện cần thiết đối với việc ra quyết định( đủ thẩm quyền và đủ thông tin)

- Đảm bảo người ra quyết định là người duy nhất có quyền, đồng thời có trách nhiệm đối với quyết định

Đối với nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn tín dụng, định hướng phân cấp theo hướng phân cấp quản lý căn cứ vào tính chất, phạm vi hoạt động, lĩnh vực đầu tư, quy mô, nguồn vốn đầu tư mà thực hiện phân cấp các cấp chính quyền quyết định các dự án đầu tư từ ngân sách địa phương và cấp giấy phép cho các dự án đầu tư nước ngoài phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội và khả năng quản lý của địa phương.

Đối với hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, định hướng chung là đảm bảo cho các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư và lựa chọn quyết định đầu tư. Các cơ quan quản lý chỉ tham gia từ góc độ người sở hữu phần vốn Nhà nước liên quan. Đảm bảo phải được nhấn mạnh và giữ vững đối với hoạt động đầu tư có sử dụng các nguồn tài nguyên Quốc gia, có tham gia xây dựng hoặc sử dụng các cơ sở hạ tầng.

* Nội dung phân cấp quản lý

- Phân cấp quản lý quy hoạch phát triển

Xác định lĩnh vực, cấp phải lập quy hoạch phát triển và thời hạn tương ứng với từng cấp.

Xác định vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa các loại quy hoạch với nhau. Xác định tiêu chí phân cấp cho việc tổ chức thẩm định phê duyệt.

Quy định rõ trách nhiệm đối với các đối tượng liên quan trong tổ chức thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, nội dung quy hoạch.

Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan giám sát, kiểm tra thanh tra việc quản lý thực hiện quy hoạch.

- Phân cấp quản lý các kế hoạch phát triển ( kế hoạch đầu tư)

Trước hết, tất cả các cơ quan đơn vị các cấp sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tín dụng Nhà nước đều phải lập kế hoạch phát triển, trong đó có kế hoạch đầu tư. Quy

định rõ trách nhiệm của các cơ quan đơn vị lập kế hoạch phát triển, nội dung của kế hoạch phát triển, kế hoạch phải phù hợp và nhằm thực hiện quy hoạch phát triển. Xác định phân cấp nào bố trí vốn cho quy hoạch phát triển thì cấp đó là người phê duyệt kế hoạch, cấp nào lập và phê duyệt kế hoạch thì cấp đó chịu trách nhiệm quản lý kế hoạch.

Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan giám sát, kiểm tra thanh tra.

- Phân cấp các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách và vốn tín dụng Nhà nước Phân định rõ giữa công tác quản lý Nhà nước về đầu tư và việc quản lý dự án của chủ đầu tư. Gắn phân cấp quản lý với trách nhiệm cụ thể, với công tác kiểm tra, thanh tra.

3.3.3.Cải cách sửa đổi bổ sung thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư

* Công tác giải phóng mặt bằng

Công tác giải phóng mặt bằng cần phải được thực hiện trước một bước bằng cách đưa công tác giải phóng mặt bằng vào giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Nếu mặt bằng chưa được giải phóng ở mức cần thiết đủ tiêu chuẩn triển khai thi công thì không được thi công tổ chức đấu thầu.

Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, bằng cách thành lập quỹ đầu tư xây dựng phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc chủ động nguồn vốn phục vụ tốt nhất cho công tác giải phóng mặt bằng một cách sớm nhất đảm bảo hoạt động đầu tư theo đúng tiến độ góp phần hạn chế thất thoát lãng phí.

Đấu thầu là một quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu, kết quả của quá trình này là chọn được nhà thầu có phương án đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của công trình và có mức chi phí hợp lý nhất. Do tính chất quan trọng đó nên việc tổ chức đấu thầu một cách nghiêm túc chất lượng sẽ góp phần giảm đáng kể những thất thoát lãng phí trong khâu đấu thầu. Để làm được điều đó cần có những biện pháp cụ thể như:

- Cải tiến quy trình đấu thầu theo hướng gọn nhẹ, làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, thiết kế dự toán, xây dựng giá chuẩn để làm căn cứ tổ chức đấu thầu một cách hiệu quả. Hồ sơ mời thầu cần được làm kỹ, chính xác, hội tụ đủ các yêu cầu của công trình, pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế.

- Nâng cao năng lực của các tổ chức tư vấn, các nhà thầu bằng cách mở các hội nghị, các lớp tập huấn, phổ biến và hướng dẫn các kiến thức về đấu thầu một các sâu rộng, đảm bảo khả năng tham gia đấu thầu của các nhà thầu phù hợp với năng lực kỹ thuật và tài chính của chính mình.

- Tăng cường tính minh bạch hóa, công khai hóa trong công tác đấu thầu. Phát hành tờ thông tin, hệ thống dữ liệu về đấu thầu. áp dụng hình thức đấu thầu rộng rải là chủ yếu, hạn chế chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế từ đó nâng cao tính cạnh tranh của các nhà thầu để có thể thực hiện tốt công trình với giá tiết kiệm nhất. Tiến tới thực hiện đấu thầu với tất cả các công trình không phụ thuộc vào giá trị công trình nguồn vốn đầu tư để nâng cao hiệu quả và tránh tiêu cực xảy ra.

- Tăng cường việc thanh tra giám sát chặt chẽ công tác đấu thầu đặc biệt là các đoàn kiểm tra chuyên ngành; đồng thời có chế tài xử phạt thật nghiêm minh đối với các tổ chức cá nhân hoạt động sai trái vi phạm quy chế đấu thầu gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Thẩm định dự án được tiến hành với tất cả các dự án thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế đặc biệt là các dự án đầu tư XDCB có vốn từ ngân sách nhà nước thì khâu thẩm định dự án đầu tư XDCB càng đóng vai trò quan trọng. Việc thẩm định, phân tích các khía cạnh về quy hoạch xây dựng, phương án kiến trúc công nghệ, sử dụng tài nguyên, đất đai, tính khả thi và hiệu quả, đảm bảo cho quán tình sử dụng vốn đúng mục đích và sinh lợi cho kinh tế cũng như chủ đầu tư. Bởi thế nâng cao chất lượng công tác thẩm định là vấn đề cần thiết để nâng cao hiệu quản quản lý đầu tư XDCB.

- Việc thẩm định chủ yếu dựa vào sự đánh giá của các cán bộ, chuyên gia trực tiếp thực hiện công tác này do đó chất lượng của công tác thẩm định phụ thuộc phần lớn ở năng lực, trình độ chuyên môn của những người làm công tác thẩm định. Cần thường xuyên cập nhật các thông tin về văn bản pháp luật mới, đưa cán bộ đi học tập kiến thức mới, kinh nghiệm mới trên Bộ Kế hoạch Đầu tư và các tỉnh bạn. Từ đó mới có thể tham mưu đề xuất với UBND thành phố để đưa ra các quyết định đầu tư chính xác đảm bảo hiệu quả đồng vốn đầu tư bỏ ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng hệ thống quy trình thẩm định rõ ràng, chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan trên cơ sở bám sát theo các tiêu chuẩn quy định của nhà nước.

- Hướng dẫn các chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ trình duyệt dự án chính xác rõ ràng để giảm thiểu công việc và làm dễ dàng hơn cho công tác thẩm định.

Trong thời gian qua đó có rất nhiều trường hợp hồ sơ dự án mắc nhiều lỗi sai thuật ngữ, chủ đầu tư cố tình thêm chi tiết để được cấp thêm vốn, gây khó khăn cho cán bộ thẩm định.

- Cần có sự phối hợp giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư với các cơ quan ban ngành chuyên môn như Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc thẩm định các dự án thuộc chuyên ngành họ quản lý.

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Hải Phòng (Trang 69)