Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy ở đại học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên học viện tài chính (Trang 74)

hướng tăng cường hoạt động tự nghiên cứu của sinh viên:

Phương pháp dạy học đại học là một phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại học. Một thành tố cấu trúc năng động nhất, linh hoạt nhất của quá trình dạy học đại học, có vai trò quan trọng và có tính chất quyết định đối với chất lượng và hiệu quả đào tạo ở trường đại học.

Dạy học ở trường đại học là hoạt động phức tạp có tính đặc thù vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, mềm dẻo và sáng tạo phù hợp với đối tượng đào tạo.

Trong chương trình đào tạo ở trường đại học, hoạt động NCKH của sinh viên là một trong những nội dung quan trọng, là tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của trường, để nâng cao chất lượng chúng ta cần quan tâm chú trọng đến hoạt động NCKH của sinh viên.

- Phát huy tính tích cực học tập của sinh viên là một hƣớng cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học: tính tích cực học tập của sinh viên được thể hiện ở ý thức học tập, ở nhu cầu được giải quyết các nhiệm vụ dạy học đặt ra, ở khả năng khắc phục khó khăn khi đứng trước các tình huống có vấn đề

- Tăng cường tính độc lập, tự chủ nhằm phát huy tính sáng tạo của người học: các chuyên gia giáo dục cho rằng việc rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập cho sinh viên để họ tự chiếm lĩnh kiến thức là cách hiệu quả nhất giúp người học nắm kiến thức một cách sâu sắc và có ý thức. Vốn kiến thức thu nhận được trong quá trình học tập ở nhà trường chỉ sống và sinh sôi nảy nở nếu sinh viên biết sử dụng một cách độc lập, sáng tạo. Tính độc lập của sinh viên biểu hiện ở

67

sự độc lập suy nghĩ, ở chỗ biết cách tổ chức công việc của mình một cách hợp lý trên cơ sở có sự định hướng của giảng viên.

Hệ phương pháp dạy học tích cực có 3 tiêu chuẩn chủ yếu: hoạt động, tự do và tự giáo dục. Để có được kiến thức mới, sinh viên phải được hoạt động, được quan sát, được thao tác trên các đối tượng. Sinh viên phải được tự do phát huy sáng kiến, được lựa chọn con đường đi đến kiến thức. Hoạt động dạy học phải hướng tới sự đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên, thúc đẩy nhu cầu đó, hướng tới sự phát huy tính chủ động, tăng cường tính tự chủ.

Để áp dụng hệ phương pháp này cần tinh giảm phần trình bày của giảng viên, tăng cường các hoạt động độc lập của sinh viên với mục đích biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.

Tiến hành một cuộc cách mạng trong GD&ĐT: chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp tích cực hoá nhận thức, thực chất là đổi mới quan hệ tương tác giữa giảng viên và sinh viên.Trong cấu trúc của quá trình dạy học, hệ thống các nhân tố mục tiêu, nội dung, phương pháp, nguyên tắc, hình thức tổ chức, có vận hành được hay không là bởi sự tương tác qua lại giữa hai nhân tố trung tâm của quá trình dạy học đó là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

Trong những thập niên trước đây, trong quá trình dạy học người thầy với hoạt động dạy giữ vị trí trung tâm và quyết định mọi vấn đề, người học thụ động tiếp nhận nguồn thông tin duy nhất từ giáo trình và người dạy. Do đó, tính tích cực, độc lập, tự chủ và sáng tạo của người học không được phát huy. Chính vì vậy, nội dung cơ bản của cuộc cách mạng trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở đại học được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

- Từ chỗ giảng viên giữ vị trí trung tâm "cung cấp" thông tin cho sinh viên, chuyến sang lấy sinh viên làm trung tâm của hoạt động học, là chủ thể tích cực, tự giác và sáng tạo của hoạt động nhận thức.

68

rồi truyền đạt lại cho người học, sang đối thoại trực tiếp giữa người dạy và người học, người dạy lúc này phải là người đặt vấn đề để cho người học tự giải quyết dưới sự định hướng, tổ chức hợp lý.

- Từ học kiến thức làm trọng tâm, sang học phương pháp chiếm lĩnh kiến thức. Điều này có thể hiểu là trong quá trình dạy học ở đại học, người giáo viên không chỉ dạy cho người học kiến thức (cái gì) mà quan trọng là phải dạy cho họ con đường đi đến kiến thức (cách nào)

- Từ học giáp mặt đến tự học, tự nghiên cứu, hiện nay và trong tương lai xã hội loài người đang và sẽ phát triển tới một hình mẫu “xã hội có sự thống trị của tri thức". Dưới sự tác động của sự bùng nổ của khoa học và công nghệ cùng nhiều yếu tố khác, nguồn thông tin mà sinh viên tiếp nhận không chỉ từ người thầy mà từ nhiều yếu hướng khác nhau. Để tồn tại và phát triển trong xã hội tri thức, con người phải học tập ở mọi lúc, mọi nơi và học tập suốt đời. Thời gian học tập trên giảng đường có hạn mà kiến thức cần có dù là tối thiểu lại tăng lên không ngừng. Do đó, việc hình thành và phát triển thói quen tự học, tự thực hành quyết định vấn đề, tự ứng dụng lại kiến thức và kỹ năng đã có vào các tình huống của thực tiễn đặt ra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì vậy, trong quá trình dạy học, cán bộ giảng viên cần định hướng và hình thành cho người học một số kỹ năng tự học và tự nghiên cứu.

Việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi phải nâng cao trình độ nhận thức của giảng viên và nâng cao năng lực dạy học cho cán bộ, giảng viên. Giảng viên phải được tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về các phương pháp dạy học mới.

Để thực hiện được những nội dung trên, trước tiên bản thân giảng viên phải là người có phương pháp, năng lực giảng dạy theo các phương pháp mới, thay đổi cách làm việc, cách suy nghĩ, cách kiểm tra, đánh giá người học. Vì vậy, Ban Giám đốc học viện cần quan tâm tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng theo chuyên đề, hay tổ chức các hội thảo nhằm nâng cao năng lực

69

giảng dạy cho giảng viên theo hướng tích cực hoá hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

Tóm lại: Việc đổi mới phương pháp dạy học ở đại học là hướng vào việc tăng cường tính tích cực nhận thức bồi dưỡng năng lực tìm tòi, khám phá của người học trong quá trình lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng làm cho người học được hoạt động một cách nhiều nhất và có hiệu quả nhất, giúp họ trở thành chủ thể của hoạt động nhận thức đúng nghĩa của nó. Nhà trường cần có biện pháp khoa học, chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực NCKH cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên học viện tài chính (Trang 74)