Hoạt động tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên học viện tài chính (Trang 43)

Trong 10 năm qua, Học viện đã tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học cấp Học viện có sự tham gia của sinh viên và hội thảo cấp bộ. Một số khoa trong Học viện cũng tổ chức Hội thảo, tọa đàm khoa học bằng những nguồn kinh phí khác (không phải kinh phí khoa học) để tăng cường năng lực của giảng viên...

Kết quả nghiên cứu của các đề tài một mặt tập trung nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước các cấp, đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh…, kết quả không những được áp dụng ngay vào việc đổi mới nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kế toán - tài chính, mà còn góp phần nâng cao trình độ, phương pháp của đội ngũ giảng viên về chuyên ngành này. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài khoa học đó có đóng góp phần quan trọng cho việc thúc đẩy tài chính - kế toán nhằm góp phần xây dựng một bộ máy kế toán - tài chính chuyên nghiệp, từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu quả nền kinh tế - xã hội đất nước.

36

Đây là nguồn lực thông tin rất cập nhật tạo điều kiện cho sinh viên, giảng viên có nguồn lực tài liệu phong phú trong quá trình nghiên cứu khoa học và giảng dạy.

2.3.4. Phản ánh thực trạng quản lý hoạt động NCKH sinh viên tại HVTC từ ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên

Hiện nay việc quản lý hoạt động NCKH của SV tại HVTC được sử dụng các phương pháp cụ thể như sau:

Phương pháp hành chính : Hoạt động NCKH sinh viên được triển khai theo hệ thống văn bản của Phòng QLKH mang tính pháp lý. Đòi hỏi giảng viên hướng dẫn, sinh viên NCKH phải tuân thủ những quy định mang tính hành chính về quy trình đăng ký xét duyệt đề tài, tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu.

Phương pháp kế hoạch hóa: Hoạt động NCKH của sinh viên được tiến hành theo kế hoạch phù hợp với kế hoạch năm học. Tính kế hoạch trong hoạt động NCKH của sinh viên được thể hiện qua các khâu trong tổ chức xét duyệt đề tài, tổ chức nghiên cứu và đánh giá kết quả nghiên cứu.

Phương pháp tâm lý giáo dục: NCKH của sinh viên là một hoạt động đầy khó khăn, thử thách. Đòi hỏi sinh viên phải kiên trì tập trung trí tuệ, sức lực, thời gian cho công trình nghiên cứu. Vì vậy, cơ quan quản lý giáo dục, giảng viên cần phải có những biện pháp động viên thuyết phục để sinh viên tập trung sức lực cho hoạt động nghiên cứu, không nản chí hay bỏ giữa chừng, nhằm tạo động lực cho ngƣời học hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu.

Phương pháp tổ chức: Hoạt động NCKH của sinh viên được triển khai theo một thiết chế của tổ chức với những quy định chặt chẽ, được tiến hành theo định hướng NCKH của nhà trường, của các khoa và của giảng viên hướng dẫn.

37

hoạt động NCKH của SV áp dụng quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, cụ thể như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch

- Ban QLKH nhà trường gửi kế hoạch tới các Khoa.

- Các Khoa xem xét, thực hiện việc đăng ký đề tài NCKH sinh viên đối với những sinh viên có đủ điều kiện. Tổ chuyên môn và Hội đồng khoa học của Khoa tiến hành tuyển chọn, tập hợp, gửi danh sách về ban QLKH của HVTC. Bước 2: Triển khai thực hiện

- Hội đồng quản lý khoa học của HVTC sẽ ra Quyết định về việc phân công hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài NCKH sinh viên. Việc sinh viên thực hiện

đề tài và cử cán bộ hướng dẫn thực hiện theo " Qui chế NCKH của sinh viên trong các trường Đại học và Cao đẳng" được ban hành kèm theo Quyết định

số 08/2000/QĐ BGD&ĐT ngày 30/03/2000 của Bộ Giáo dục - Đào tạo. - Ban QLKH phối hợp với Ban Quản lý đào tạo, Ban Khảo thí & QLCL, Ban Công tác chính trị và sinh viên xem xét điểm của sinh viên có đủ điều kiện để tiến hành NCKH (theo quy định điểm trung bình môn của sinh viên từ 6,5 trở lên sinh viên có đủ điều kiện tham gia làm đề tài NCKH). Đối với các học phần có kiến thức liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài thì phải có điểm thi học phần lần thứ nhất từ 7 điểm trở lên.

- Giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài.

- Khoa tự lên kế hoạch kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài của sinh viên, thông qua đề cương chi tiết, yêu cầu sinh viên báo cáo tiến độ và kết quả nghiên cứu cụ thể.

- Các ban chức năng có kế hoạch kết hợp với các khoa để tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài và báo cáo với Ban giám đốc của học viện.

Bước 3: Đánh giá nghiệm thu đề tài

38

- Ban Quản lý khoa học trình Giám đốc Học viện ra Quyết định thành lập Hội đồng NCKH, đồng thời lập dự toán kinh phí hỗ trợ giảng viên hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên in ấn đề tài và hỗ trợ Hội nghị NCKH của khoa.

Bước 4: Hội nghị Khoa học cấp Học viện

- Tổ chức Hội nghị NCKH cấp Học viện. Chọn danh mục, đề tài dự thi sinh viên NCKH toàn quốc.

- Phát triển đề tài nghiên cứu cấp Bộ.

2.3.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý về hoạt động NCKH của sinh viên

* Nhận thức của cán bộ quản lý về hoạt động NCKH của sinh viên

Để tìm hiểu nội dung trên tác giả sử dụng câu hỏi số 1 phần phụ lục 2 và thu được kết quả ở bảng 2.3:

Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức của CBQL, giảng viên về ý nghĩa của hoạt động NCKH của sinh viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Ý nghĩa Điểm

1 2 3 4 5

1 Giúp SV nắm vững tri thức 25/100 30/100 30/100 15/100 2 Giúp SV củng cố, mở rộng đào sâu 25/100 45/100 25/100 7100

3 Giúp SV vận dụng 7/100 48/100 43/100 9/100

4 Phát huy khả năng sáng tạo 2/100 49/100 29/100 22/100

Qua kết quả nghiên cứu bảng 2. 3 phần lớn cán bộ giảng viên của HVTC đã nhìn nhận và đánh giá đúng về vai trò, ý nghĩa của hoạt động NCKH sinh viên. Đây là yếu tố thuận lợi trong việc tổ chức quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.

Để làm rõ hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, tác giả thực hiện bảng khảo sát tiếp theo:

39

Bảng 2.4: Thực trạng nhận thức của CBQL về các biện pháp nâng cao chất lượng NCKH của sinh viên.

TT Biện pháp nâng cao chất lượng

NCKH

Mức độ quan trọng của biện pháp Trung bình 1 2 3 4 5 1 Nâng cao trách nhiệm cá nhân GV hướng dẫn NCKH 2/30 3/30 25/30 4,76

2 Kiện toàn bộ máy hoạt động NCKH

4/30 12/30 14/30 4,33

3

Phát huy vai trò tích cực, sáng tạo của SV trong hoạt

động NCKH 2/30 7/30 21/30 4,63 4 Phát huy vai trò các lực lượng liên kết trong NCKH 4/30 5/30 21/30 4,56 5 Tổ chức thi, trao giải và tuyên dương hàng năm 13/30 17/30 4,56

Qua kết quả của bảng 2.4 cho thấy đa số các cán bộ quản lý đều có nhận thức rằng muốn nâng cao chất lượng của hoạt động NCKH sinh viên thì điều quan trọng hơn cả là phải phát huy vai trò tự giác, tích cực, sáng tạo của sinh viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học ( 4,76 điểm). Bên cạnh đó là vai trò của người giảng viên với tư cách là cán bộ hướng dẫn, người giúp đỡ sinh viên hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu chiếm vị trí vô cùng quan trọng đạt 4,63

40

điểm. Điều này khẳng định cán bộ quản lý nhà trường đều đã nhìn nhận đánh giá đúng vị trí vai trò của sinh viên và của cán bộ giảng viên trong hoạt động NCKH của sinh viên. Ngoài hai yếu tố cơ bản nêu trên thì yếu tố phát huy các lực lượng liên kết, yếu tố kiểm tra, đánh giá và động viên kích thích sinh viên trong hoạt động NCKH được các nhà quản lý đánh giá tương đối cao đạt 4,56 điểm. Điều này cho thấy để nâng cao chất lượng NCKH của sinh viên ngoài yếu tố con người thì các nhà quản lý đã quan tâm đến yếu tố tổ chức, kiểm tra, đánh giá và kích thích động viên để hoạt động NCKH của sinh viên đạt kết quả cao. Bên cạnh đó yếu tố tổ chức cũng được các nhà quản lý coi trọng đạt 4,33 điểm.

2.3.4.2. Biện pháp quản lý hoạt động NCKH sinh viên

Từ nhận thức nêu trên, tác giả đi tìm hiểu về các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, tác giả sử dụng câu hỏi số 2 phần phụ lục 1 và thu được kết quả ở bảng 2.5

Bảng 2.5: Các biện pháp quản lý hoạt động NCKH sinh viên của cán bộ quản lý đã tiến hành

TT Biện pháp tiến hành Mức độ quan trọng của biện pháp

Trung bình

1 2 3 4 5

1 Phổ biến luật sở hữu trí tuệ 17/30 12/30 1/30 3,47 2 Quy định về đăng ký đề tài

NCKH của SV 4/30 26/30 4,86 3 Hướng dẫn về quy trình đề tài NCKH của SV 2/30 28/30 4,93

4 Quy định về quy trình kiểm tra đánh giá đề tài NCKH

41 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Biện pháp tiến hành Mức độ quan trọng của biện pháp

Trung bình

1 2 3 4 5

5 Định hướng mục tiêu nghiên cứu

11/30 19/30 4,63

6 Chủ động xây dựng kế hoạch nghiên cứu

3/30 27/30 4,96

7 Thực hiện định hướng của nhà trường

5/30 13/30 2/30 4,23

8 Cá nhân SV tự đề xuất với khoa

5/30 2/30 6/30 11/30 6/30 3,36

Qua kết quả bảng 2.5 cho thấy biện pháp quản lý hoạt động NCKH sinh viên đã được các nhà quản lý tiến hành và được coi trọng đó là:

 Biện pháp thứ nhất chủ động xây dựng kế hoạch nghiên cứu cho các cá nhân trong đơn vị để SV đăng ký đạt 4,96 điểm, điều này rất dễ lý giải bởi sinh viên mới tập NCKH chưa có kinh nghiệm nghiên cứu, chưa có kỹ năng phát hiện và xác định tên đề tài và các vấn đề nghiên cứu, do đó các tổ chuyên môn, khoa cần có những định hướng nhằm giúp sinh viên xác định vấn đề nghiên cứu.

 Biện pháp thứ hai được các nhà quản lý tiến hành và được coi trọng đó là hướng dẫn quy trình tiến hành đề tài NCKH sinh viên đạt 4,93 điểm đây là biện pháp rất quan trọng nhằm giúp sinh viên xác định quy trình NCKH của sinh viên để tránh những sai lầm trong quá trình NCKH.

42

đăng ký đề tài NCKH của sinh viờn đạt 4,86 điểm và định hướng mục tiêu nghiên cứu của sinh viên đạt 4,63 điểm vì muốn tổ chức hoạt động NCKH đạt hiệu quả đòi hỏi sinh viên phải nắm được những quy định về NCKH của sinh viên và xác định rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên bên cạnh đó tác giả nhận thấy các biện pháp phổ biến luật sở hữu trí tuệ cho cán bộ và SV, cá nhân sinh viên tự đề xuất với khoa vấn đề nghiên cứu chưa được các nhà quản lý quan tâm và đánh giá cao chỉ đạt có 3,47 và 3,36 điểm. Kết hợp với trao đổi với lãnh đạo quản HVTC tác giả nhận thấy để tổ chức hoạt động NCKH cho sinh viên học viện đã thành lập ban chỉ đạo gồm Giám đốc HVTC, phó giám đốc HVTC, trưởng Ban QLKH và các trưởng khoa cùng một số thành viên khác, nhằm tăng cường công tác quản lý và chỉ đạo tốt hoạt động NCKH của sinh viên, Học viện thành lập Hội đồng khoa học trường xét duyệt đề tài NCKH của sinh viên và thẩm định những đề tài được tuyển chọn đi dự thi. Học viện chỉ đạo các khoa thành lập Hội đồng khoa học của khoa để xét duyệt, tuyển chọn đề tài NCKH của sinh viên, tổ chức kiểm tra, đánh các kết quả nghiên cứu của sinh viên.

2.3.4.3. Quy trình quản lý hoạt động NCKH sinh viên

Từ các biện pháp nêu trên, các chuyên viên quản lý đã để ra các quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. Để tìm hiểu và đánh giá quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên đã nêu ở mục 2.3.1 tác giả sử dụng câu hỏi số 3 phần phụ lục 1 và thu được kết quả ở bảng 2.6.

43

Bảng 2.6. Đánh giá của cán bộ quản lý về quy trình hoạt động NCKH của sinh viên HVTC

TT Quy trình quản lý hoạt động NCKH của SV HVTC

Tốt Chưa tốt 1 SV đăng ký đề tài theo định hướng của giáo viên 100% 100% 2 Đơn vị tổ chức duyệt đề cương nghiên cứu 70% 30% 3 Triển khai các hoạt động nghiên cứu sau khi được

phê duyệt

86,6% 13,4%

4 Thường xuyên đôn đốc kiểm tra tiến độ của đề tài 76,6% 23,4% 5 Tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu 90% 10% 6 Lựa chọn báo cáo cho Hội nghị NCKH SV 86,6% 13,4% 7 Lựa chọn đề tài NCKH dự thi toàn quốc 90% 10% 8 Các biện pháp khác

Qua kết quả thu được ở bảng 2.6 cho thấy trong quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên các khâu đã tiến hành và được đánh giá tốt chiếm tỷ lệ % cao là các khâu:

- Sinh viên đăng ký đề tài theo định hướng của giảng viên chiếm tỷ lệ 100%

- Tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu, đơn vị tổ chức duyệt đề cương nghiên cứu, lựa chọn đề tài NCKHSV dự thi toàn quốc chiếm tỷ lệ 70%.

- Quy trình triển khai các hoạt động nghiên cứu sau khi được phê duyệt chưa được thực hiện tốt lắm mới chỉ được đánh giá với tỷ lệ 86,6% số ý kiến cho là tốt. Đặc biệt là khâu thường xuyên đôn đốc kiểm tra tiến độ của đề tài NCKH của sinh viên chưa được tiến hành một cách triệt để thường xuyên nên các nhà quản lý đánh giá đạt 76,6% ý kiến cho là tốt.

44 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ các quy trình được đánh giá là tốt để tiếp trục triển khai và áp dụng, tác giả tiếp tục tìm hiểu về các biện pháp quản lý của HVTC cho hoạt động NCKH của sinh viên, tác giả sử dụng việc trao đổi phỏng vấn, trò chuyện với cán bộ quản lý của HVTC và nhận thấy đa số cán bộ quản lý đều đánh giá cao các biện pháp quản lý sau đây trong hoạt động định hướng NCKH cho sinh viên như :

Bảng 2.7: Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực NCKH của SV

TT Các biện pháp quản lý cần tiến hành thực hiện Rất cần

Cần

1 Xây dựng quy chế cho hoạt động NCKH SV 90% 10% 2 Bồi dưỡng cán bộ chuyên sâu để hướng dẫn SV

NCKH

76,6% 23,4%

3 Xây dựng các tiêu chí thi đua của đơn vị gắn liền với hoạt động NCKH

70% 30%

4 Thường xuyên cập nhật những thông tin NCKH của chuyên ngành trong quá trình hướng dẫn SV NCKH

63,3% 36,7%

5 Hướng dân SV tham gia thảo luận 86,6% 13,4%

6 Bồi dưỡng và khuyến khích SV có khả năng NCKH 86,6% 13,4% 7 Tổ chức các hội thảo khoa học cho SV 63,3% 36,7% 8 Các biện pháp khác

Qua kết quả thu được ở bảng 2.7 cho thấy biện pháp quản lý mà các nhà quản lý đã tiến hành và cho rằng đó là biện pháp rất cần chiếm tỷ lệ cao là biện pháp Xây dựng quy chế cho hoạt động NCKH SV chiếm 90% ý kiến. Hai biện pháp tiếp theo là hướng dẫn sinh viên tham gia thảo luận, xêmina các kết quả

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên học viện tài chính (Trang 43)