Giá cổ phiếu = Giá trị tài sản ròng + Giá trị lợi thế Tổng số cổ phiếu định phát hành
Trong đó : Giá trị tài sản ròng có thể xác định theo hai cách:
Cách 1: Căn cứ vào giá thị trường
Khi căn cứ vào thị trường, giá trị tài sản ròng chính là giá bán tất cả các bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp trên thị trường (bao gồm đất đai, tài sản cố định, hàng hoá …) vào thời điểm định giá doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp.
Cách 2: Căn cứ vào giá trị sổ sách
Giá trị tài sản ròng = Tổng giá trị tài sản có – Các khoản nợ.
Các khoản nợ của doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ vay ngắn hạn và dài hạn các khoản phải trả cho khách hàng, cho công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước.
* Ưu nhược điểm của phương pháp
Định giá cổ phiếu theo phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính, nó phản ánh tương đối đầy đủ và trực quan về giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp ở thời điểm định giá hoặc theo giá trị sổ sách. Vì vậy phương pháp này được coi là một căn cứ quan trọng để định giá cổ phiếu khi mà thị trường chứng khoán chưa phát triển hoặc đang trong giai đoạn đầu hoặc thiếu các thông tin lịch sử về tình hình tài chính và các thông tin khác của doanh nghiệp làm cho việc định giá cổ phiếu theo các phương pháp khác gặp nhiều khó khăn và không đáng tin cậy.
Định giá theo phương pháp này có một số hạn chế cơ bản sau
+>. Định giá cổ phiếu theo phương pháp này dựa trên nhận định rằng giá trị tài sản có của doanh nghiệp ngang bằng với một số lượng vốn tiền tệ nhất đinhj có thể sử dụng ngay được mà chưa tính đến sự ảnh hưởng bởi các quy định về thuế có liên quan đến giá trị tài sản.
+>. Phương pháp này chỉ xác định giá cổ phiếu trên cơ sở xem xét giá trị doanh nghiệp ở trạng thái tĩnh chưa tính đến khả năng sinh lời trong
tương lai cũng như tiềm năng phát triển và mức độ rủi ro của công ty do vậy nó không được sử dụng rộng rãi như một phương pháp cơ bản.