Các nhà đầu tư khi đóng góp vào cổ phần hoá một công ty sẽ nhận được luồng thu nhập cuối cùng còn lại sau khi công ty thanh toán mọi nghĩa vụ tài chính và sau khi sử dụng cho nhu cầu tái đầu tư của công ty. Do vậy luồng thu nhập tự do của vốn cổ phần chính là luồng thu nhập còn lại sau khi thanh toán mọi chi phí cho hoạt động, chi trả lãi và gốc, và mọi chi phí vốn cần thiết để duy trì tỷ lệ tăng trưởng của luồng thu nhập dự tính.
Dòng tiền đối với vốn cổ phần = Thu nhập ròng - chi tiêu vốn - khấu hao -
thay đổi trong vốn lưu thông không
bằng tiền mặt
+ Nợ phát sinh mới -
Nợ đã trả
Công thức tính toán này có thể được làm đơn giản hoá nếu giả định rằng chi tiêu vốn ròng và sự thay đổi vốn lưu động được tài trợ bởi một nguồn hỗn hợp giữa nợ và vốn cổ phần. Với δ là tỉ lệ giữa chi tiêu vốn ròng và sự thay đổi của vốn lưu động được huy động từ nguồn nợ nó tác động đến dòng tiền như sau :
Dòng tiền vốn cổ phần liên quan đến đáp ứng nhu cầu
chi tiêu vốn
= - (Chi tiêu vốn – Khấu hao) (1 -δ )
Dòng tiền vốn cổ phần liên quan đến đáp ứng nhu cầu
vốn lưu động
= - (Thay đổi vốn lưu động) (1-δ )
Như vậy ta có: Dòng tiền vốn cổ phần = Thu nhập ròng – Chi tiêu vốn – Khấu
hao * (1-δ ) - (thay đổi vốn
lưu động) * (1 -δ ) * Xác định tỷ lệ chiết khấu của vốn chủ sở hữu
Để xác định chi phí cơ hội của vốn cổ phần, có thể áp dụng mô hình định giá tài sản CAPM và mô hình định giá cân bằng nhiều biến số APM. Hai mô hình này mặc dù có một số hạn chế nhưng về mặt lý thuyết chúng đều
phản ánh được yếu tố rủi ro và lạm phát. Ta sẽ xem xét kỹ mô hình cũng như việc áp dụng nó trong việc định giá cổ phiếu ở các chương sau.