Tình hình kê đơn thuốc tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc thực hiện quy chế đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố sơn la (Trang 26)

- Quảng cáo thuốc

1.6.2.Tình hình kê đơn thuốc tại Việt Nam

Kê đơn thuốc là một trong những quy định mà Bộ Y tế yêu cầu nghiêm ngặt nhất đối với thầy thuốc. Thế nhưng trên thực tế, một trong những lỗi thường gặp nhất ở thầy thuốc lại vẫn liên quan đến kê đơn thuốc. Kê đơn thuốc không đúng yêu cầu chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là một hiện tượng không hiếm gặp ở một số thầy thuốc. Những lỗi thường gặp của thầy thuốc khi kê đó là viết nhầm tên thuốc, thiếu hiểu biết về thuốc, nhầm lẫn về liều lượng, đặt nhầm dấu thập phân ở hàm lượng thuốc, không nhận định đúng về dạng, hàm lượng thuốc, nhầm lẫn về tần suất dùng thuốc trong ngày, viết chữ quá khó đọc, không thận trọng khi dùng các chữ viết tắt, không chú ý đến

14

tương tác thuốc, không chú ý điều chỉnh liều lượng, không quan tâm đến tiền sử bệnh của người dùng thuốc [20].

Tình hình lạm dụng tên thuốc biệt dược theo quảng cáo trong các đơn thuốc hiện nay đang là vấn nạn không chỉ riêng ở nước ta [4].

Trong một nghiên cứu khi khảo sát 250 bệnh án của khoa tiêu hóa một bệnh viện thành phố có 70% số bệnh án không có hướng dẫn sử dụng thuốc đầy đủ, chính xác và có 53,6% số bệnh án có tương tác thuốc [27].

Một nghiên cứu khác ở bệnh viện tuyến huyện cho thấy trung bình một đơn thuốc có 4,2 loại thuốc và 62% đơn thuốc có ít nhất 1 loại kháng sinh và chỉ có 38% số thuốc được kê trong danh mục thuốc thiết yếu.

Theo nghiên cứu về tình hình kê đơn thuốc ở một số phòng khám chữa bệnh tư ở 4 quận ở Hà Nội số thuốc trung bình trong một đơn thuốc có 4,38% loại thuốc, số đơn thuốc có kháng sinh 71,72% trong đó đơn thuốc có ít nhất 1 loại kháng sinh là 50,7% và có 41,42% số thuốc được kê trong danh mục thuốc thiết yếu [18]. Theo nghiên cứu hoạt động bảo đảm cung ứng thuốc chữa bệnh tại Phòng quân y - Bộ tổng tham mưu - Cơ quan Bộ quốc phòng số thuốc trung bình trong một đơn ở khu vực ngoai trú là 3,9, khu vực nội trú là 5,3, số đơn thuốc kê chưa đúng thuốc là 21,3%, số đơn thuốc kê chưa đúng liều là 7%, thuốc an thần chiếm 35% [27].

Thầy thuốc không phải đứng ngoài lề trong việc sử dụng thuốc hợp lý. Nhiều đơn thuốc kê dài tới 9-10 thuốc. Có thuốc hoạt chất trùng nhau nhưng tên biệt dược khác nhau cũng kê cùng. Thuốc kháng sinh mới, tác dụng mạnh kê cả cho trẻ em và nhiều người bệnh khác mà không cần phải thử kháng sinh đồ [34].

Theo báo cáo điều tra của trường cán bộ quản lý y tế, tại một bệnh viện trung ương, bệnh nhân thường được dùng 2 loại kháng sinh trở lên, cá biệt có trường hợp phải dùng đến 6-7 loại kháng sinh khác nhau, chưa kể các loại thuốc khác. Việc lạm dụng thuốc đang là một vấn đề đáng lo ngại bởi lẽ nó

15

không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền của người bệnh mà còn gây nhiều hậu quả đáng tiếc về sau [4].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiếu về “Thực trạng kê đơn kháng sinh tại tuyến xã trong điều trị trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính thì kháng sinh dùng đúng chỉ định của phác đồ là 48,1%, sử dụng kháng sinh không cần thiết 51,9%. Đủ liều kháng sinh chỉ có 60,2% số đơn cho kháng sinh đủ ngày cần thiết [29].

Tại tỉnh thừa Thiên Huế, qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn, Sở y tế đã triển khai đến các đơn vị trong toàn tỉnh, nhưng việc chấp hành qui chế rất hạn chế. Tình trạng thầy thuốc khám bệnh bán thuốc, người bán thuốc bán những loại thuốc phải bán theo đơn nhưng không có đơn Bác sĩ còn khá phổ biến [7].

Việc kê đơn không đúng dẫn đến việc điều trị không hiệu quả và không an toàn, làm bệnh không khỏi hoặc kéo dài, làm cho bệnh nhân lo lắng, chưa kể đến chi phí điều trị cao [5].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc thực hiện quy chế đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố sơn la (Trang 26)