- Về phần ghi thuốc chỉ định điều trị:
4.1.2. Tình hình hợp lý, an toàn của việc kê đơn thuốc
4.1.2.1. Tỷ lệ đơn thuốc được kê hợp lý, an toàn
Có 21,25% đơn thuốc được kê hợp lý, an toàn; 78,75% đơn thuốc kê không hợp lý, an toàn, trong đó đơn kê không đúng thời điểm dùng thuốc và đơn không hướng dẫn đầy đủ chiếm tỷ lệ cao. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc dùng thuốc của bệnh nhân.
47
Đơn thuốc không an toàn, hợp lý kê cho bệnh dạ dày chiếm tỷ lệ cao 90,40%, bệnh nhiễm khuẩn 84,85%, bệnh thấp khớp 75%, bệnh hệ hô hấp 64,11%, bệnh tim mạch 62,50%. Bệnh dạ dày đòi hỏi phải điều trị đúng phác đồ, bệnh nhiễm khuẩn cần phải điều trị đủ liều, đủ thời gian nhưng tỷ lệ đơn thuốc không hợp lý, an toàn lại cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ kháng thuốc, hiệu quả điều trị
4.1.2.3. Tỷ lệ đơn thuốc kê không đúng theo các nội dung hợp lý, an toàn
Đơn thuốc kê không đúng thuốc là 3%, trong đó đơn thuốc kê trùng thuốc chiếm tỷ lệ 1%, 2 thuốc cùng chung tác dụng như Rhumenol và Paracetamol, AnfaChymotryptylin và Alaxan [11]. Điều này chắc chắn sẽ gây nguy cơ quá liều và tăng tác dụng phụ, tăng độc tính của thuốc và đơn thuốc kê thừa thuốc chiếm 2%, kê thuốc hạ nhiệt, giảm đau khi bệnh nhân không có triệu chứng sốt, đau, kê Vitamin, thuốc bổ cho bệnh nhân chỉ bệnh nhẹ hoặc kê kháng sinh cho bệnh nhân tim mạch không có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Đơn thuốc kê không đúng bệnh là 2%, tương đương với nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm là 2,26%, phần lớn các đơn này là do kê thuốc kháng sinh cho người bệnh tim mạch, khi chưa có dấu hiệu nhiễm khuẩn gây tốn kém, hiệu quả điều trị thấp; kê thuốc gây kích ứng niêm mạc dạ dày cho bệnh nhân đau dạ dày có thể dẫn đến tai biến nguy hại cho bệnh nhân.
Đơn thuốc kê không đúng liều là 10%, trong đó đơn kê quá liều là 3,5%, đó là các đơn kê thuốc trị đau dạ dày Omeprazol 4 viên/ngày, thuốc hạ nhiệt, giảm đau như Hapacol 650 mg dùng 4 viên 1 ngày [11], thuốc điều trị tăng huyết áp Nifedipin 3 viên loại 20mg/ngày khi bệnh nhân đã điều trị tăng huyết áp thời gian dài đã có hiệu quả nhưng vẫn không giảm liều và đơn thuốc kê đơn dưới liều chiếm tỷ lệ 6,5%, các đơn này kê dưới liều thuốc kháng sinh Cefalexin 2 viên 500mg/ngày cho người lớn, thuốc chống viêm Prednisolon 3 viên/ngày với liều tấn công [11].
Đơn thuốc kê không đúng thời điểm dùng chiếm tỷ lệ 48%. Đó là các đơn kê thuốc trị đau dạ dày, vitamin, kháng sinh. Hầu hết các đơn thuốc đều
48
ghi chung chung uống sau ăn cho tất cả các loại thuốc. Trong khi có những thuốc uống sau khi ăn thì giảm hấp thu do thức ăn dẫn đến giảm sinh khả dụng như Amoxicilin, Vitamin nhóm B, thuốc kháng sinh dùng cùng thời điểm với thuốc băng niêm mạc dạ dày dẫn đến giảm hoặc mất tác dụng của kháng sinh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị do giảm sinh khả dụng của thuốc.
Đơn thuốc có tương tác bất lợi là 22,75%, trong đó:
- Kiểu phối hợp kháng sinh và thuốc băng che niêm mạc dạ dày trong cùng một thời điểm dùng thuốc là 81/400 đơn thuốc chiếm tỷ lệ 20,25%. Kiểu phối hợp kháng sinh và thuốc kháng acid trong cùng một thời điểm dùng thuốc là 03/400 đơn thuốc chiếm tỷ lệ 0,75%. Điều này làm giảm hấp thu qua đường tiêu hóa dẫn đến làm giảm tác dụng của kháng sinh phối hợp, cần uống 2 thuốc này cách nhau ít nhất 2 giờ [6], [8].
- Kiểu phối hợp kháng sinh uống cùng thời điểm với men tiêu hoá sống là 01/400 đơn thuốc chiếm tỷ lệ 0,25%. Kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn Baccillus subtilis, men tiêu hoá không còn tác dụng.
- Kiểu phối hợp 2 loại kháng sinh có tác dụng đối lập nhau: Họ Beta- Lactamin với họ Macrolid là 04/400 đơn thuốc chiếm tỷ lệ 1%. Đây là kiểu phối hợp chưa hợp lý vì phối hợp 1 kháng sinh diệt khuẩn (họ beta-Lactamin) và 1 kháng sinh kìm khuẩn (họ Macrolid), phần lớn sẽ cho kết quả đối kháng, hiệu quả diệt khuẩn không tăng lên mà ngược lại có thể còn thấp hơn 1 kháng sinh riêng lẽ [6], [8].
- Kiểu phối hợp Erythromycin với Theophylin là 01/400 đơn thuốc chiếm tỷ lệ 0,25% gây tăng nồng độ Theophylin trong máu, kèm theo nguy cơ quá liều. Phối hợp Furosemid với Digoxin gây tăng độc tính của Digoxin [6], [69].
Các kiểu sai sót khi phối hợp các thuốc điều trị trong đơn thuốc chủ yếu là do kiến thức của một số thầy thuốc không được cập nhật các thông tin về sử dụng thuốc. Đây là điều ngành y tế chúng ta đáng phải quan tâm, cần tăng
49
cường hơn nữa việc nâng cao kiến thức về dược lâm sàng, về tương tác thuốc cho thầy thuốc.
Đơn thuốc không hướng dẫn đầy đủ chiếm tỷ lệ cao 52,75%. Đây là những đơn không ghi cách dùng, liều dùng, thời điểm dùng, số lượng thuốc, những chú ý khi dùng…
4.1.2.4. Tỷ lệ đơn thuốc kê không đúng theo các nội dung hợp lý, an toàn theo nhóm bệnh
Có 66,66% đơn thuốc điều trị bệnh nhiễm khuẩn không đúng thuốc; 37,50% đơn thuốc điều trị bệnh dạ dày và hô hấp không đúng bệnh; đơn thuốc không đúng liều cao nhất ở bệnh nhiễm khuẩn 42,50%; đơn thuốc không đúng thời điểm cao nhất ở bệnh dạ dày 32,29%; 93,40% đơn thuốc điều trị dạ dày có tương tác bất lợi; đơ thuốc không hướng dẫn đầy đủ cao nhất ở bệnh nhiễm khuẩn 49,76%.
4.1.2.5. Số loại thuốc trung bình được kê trong một đơn
Số thuốc nhiều nhất được kê trong một đơn là 06 loại thuốc chiếm tỷ lệ 2,3%, số thuốc ít nhất được kê trong một đơn là 01 loại thuốc chiếm tỷ lệ 0,3%. Phần lớn đơn thuốc được kê 4 loaị thuốc chiếm tỷ lệ 65,8%
Số lượng thuốc trung bình trong 1 đơn là 4,14 loại. Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Dương Thị Hồng Hải về hoạt động bảo đảm cung ứng thuốc chữa bệnh tại phòng Quân y bộ tổng tham mưu – cơ quan Bộ Quốc Phòng số lượng thuốc trung bình trong một đơn ở khu vực ngoại trú là 3,9 thuốc/ đơn, khu vực nội trú là 5,3 thuốc/đơn [26] và nghiên cứu của Giáp Văn Tằng về tình hình kê đơn thuốc bảo hiểm y tế tại trạm y tế huyện Thủ Thừa, Long An là 4 loại thuốc/đơn [5].
Trung bình số lượng thuốc trong 1 đơn là 4,14 loại thuốc, đặc biệt số đơn có 5-6 loại thuốc là quá cao. Để đảm bảo việc kê đơn hợp lý an toàn, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới là số thuốc trong một đơn là 1,5 đến 2 loại [73]. Tỷ lệ các phản ứng có hại tăng lên theo cấp số nhân khi kết hợp nhiều loại thuốc. Việc sử dụng nhiều loại thuốc trong 1 đơn sẽ gây nhiều
50
tương tác bất lợi: tương tác dược động học, tương tác dược lực học không thể thấy ngay được. Các thuốc sử dụng đồng thời có thể làm giảm tác dụng của nhau, hoặc làm tăng độc tính đối với cơ thể, có hại cho sức khoẻ của bệnh nhân. Mặt khác kê nhiều thuốc trong đơn sẽ tổn hại kinh tế cho người bệnh và gây lãng phí không đáng có trong chi phí y tế.
4.1.2.6. Tình hình thuốc được kê tên gốc và thuốc thiết yếu được kê
- Tỷ lệ thuốc được kê tên gốc là 54,5%, còn lại thuốc được kê dưới tên biệt dược. Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Phan Thanh Hoa về kê đơn thuốc tại Bệnh viện Xanh- Pôn Hà nội [31], cao hơn so với nghiên cứu của Dương Thị Hồng Hải là 32% cho khu vực ngoại trú [27], thấp hơn nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm số đơn kê tên gốc 63,3% và nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương tại Bệnh viện huyện Từ Sơn – Bắc Ninh là 71,3% [35].
Điều này nằm trong tình trạng chung của ngành y tế hiện nay; đó là do tâm lý của người sử dụng, người kê đơn, người tham gia cung ứng thuốc. Thuốc gốc là những thuốc mang tên hoạt chất, giá thường rẻ hơn nhiều so với thuốc mang tên biệt dược. Việc sử dụng nhiều biệt dược đắt tiền, ít sử dụng thuốc mang tên gốc sẽ gây tốn kém, lãng phí cho bệnh nhân và cho nguồn kinh phí mua thuốc của bệnh viện.
Có 91,3% thuốc trong đơn là thuốc thiết yếu [10]. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm số đơn có thuốc thiết yếu là 60,5%, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương là 74,4% và Phan Thanh Hoa là 83,71% [31]. Đó là nhờ sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Sở y tế tỉnh Sơn La.
4.1.2.7. Tình hình sử dụng kháng sinh trong đơn thuốc
Tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh cho bệnh nhân điều trị ngoại trú là 85% trong đó 87,4 % đơn thuốc có kê 1 kháng sinh, chỉ có 0,6% đơn có kê 3 kháng sinh. Trong khi tỷ lệ sử dụng kháng sinh tại bệnh viện tỉnh Phú Thọ là 79% nhưng chỉ có 38,4% bệnh nhân dùng đơn độc 1 loại kháng sinh, số còn
51
lại là dùng phối hợp; cao hơn nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm số đơn kê kháng sinh 71,19% [9].
Việt Nam là một nước có khí hậu nóng ẩm, vi khuẩn dễ phát triển dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn tương đối cao. Chính mô hình bệnh tật như vậy cho nên ảnh hưởng đến việc dùng thuốc trong cộng đồng. Sử dung kháng sinh trở thành một thói quen trong việc sử dụng thuốc của người dân. Điều này dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh lên đến mức báo động.
Số thuốc kháng sinh trung bình là 1,13 kháng sinh trong một đơn thuốc. Tỷ lệ này tương đương với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và chấp nhận được ở cộng đồng do nguyên nhân: Hầu hết các đơn thuốc có từ 2 - 3 kháng sinh là điều trị các bệnh dạ dày theo đúng phát đồ, nhiễm trùng đường hô hấp nặng và nhiễm trùng toàn thân, không có tình trạng dùng kháng sinh điều trị bao vây, làm cho tần suất sử dụng thuốc kháng sinh trong đơn thuốc tăng [4].