Các họ kháng sinh trong các đơn thuốc có sử dụng kháng sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc thực hiện quy chế đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố sơn la (Trang 64)

+ Tỷ lệ họ kháng sinh Beta-lactam gồm 2 phân họ Penicilin và Cefalosporin được sử dụng điều trị là cao nhất chiếm 57,48%. Tỷ lệ này khá cao so với khảo sát của tác giả Bùi Văn Uy tại bệnh viện tỉnh Quảng Trị năm 2001 là 36,10% [3] và tác giả Nguyễn Thị Phương Châm (Bộ Y tế) năm 2004 tại trạm y tế xã Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam là 36,7% và nghiên cứu của Hoàng Đăng Sang là 42,02% [6]. Đây là một sự chọn lựa hợp lý vì họ kháng sinh này ít tác dụng phụ, ít gây tai biến khi dùng uống, được chỉ định rộng rãi, có thể dùng được cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em ở mọi lứa tuổi.

+ Kháng sinh họ Quinolon hiện đang dùng tại bệnh viện chế phẩm Acid Nalidixic (thế hệ I) và Ciprofloxacin, Ofloxacin (thế hệ II) thuộc danh mục thuốc dành cho tuyến y tế cơ sở [12]. Họ này có chiếm tỷ lệ 24,16%. Tỷ lệ này cao hơn hẵn so với nghiên cứu của tác giả Đào Văn Phan, Trương Việt Dũng và cộng sự tại Long An năm 1997 chỉ có 3%.

52

+ Kháng sinh họ Macrolid có chiếm 7,27%. Đây là nhóm thuốc được khuyến cáo sử dụng nhiều ở tuyến cơ sở do mức độ an toàn và hiệu quả cao trong điều trị. Tuy nhiên, so với nhóm thuốc Beta-lactam tỷ lệ này tương đối thấp. Tỷ lệ trên cao hơn với kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Văn Uy và Đào Văn Phan, Trương Việt Dũng và cộng sự tại Cần Thơ, Long An năm 1997 là 4,00%.

+ Họ Nitro-Imidazol được dùng 6,39 % chủ yếu là Metronidazol và Tinidazol được dùng trong điều trị viêm dạ dày.

+ Họ Aminozid và họ Phenicol chỉ chiếm tỷ lệ 1,04 % chủ yếu là chế phẩm Gentamycin và Clorocid nhỏ mắt, tỷ lệ cũng phù hợp vì bệnh nhân điều trị ngoại trú không chỉ định thuốc tiêm. Hơn nữa đây là nhóm thuốc Bộ Y tế qui định không được sử dụng nhiều ở tuyến cơ sở do mức độ an toàn trong điều trị.

+ Họ Sulfamid và hợp chất chiếm 0,78% thấp hơn kết quả khảo sát của Bùi Văn Uy năm là 10,67% và của tác giả Nguyễn Thị Phương Châm năm 2004 tại trạm y tế xã Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam là 23,30%. - Thời gian sử dụng kháng sinh trung bình trong các đơn thuốc có kháng sinh: Hầu hết các đơn thuốc có thời gian sử dụng kháng sinh trong 5 ngày chiếm tỷ lệ 99,7%. Chỉ có 1 đơn có thời gian sử dụng kháng sinh trong 3 ngày. Đây là khoảng thời gian phù hợp để điều trị khỏi các bệnh nhiễm khuẩn thông thường cho bệnh nhân điều trị ngoại trú ở cộng đồng. Đảm bảo kê đơn thuốc đúng và đủ thời gian là nguyên tắc hết sức quan trọng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn, tránh sự kháng thuốc của vi khuẩn tại cộng đồng.

4.2. Hiểu biết, thực hành sử dụng thuốc theo đơn của bệnh nhân và một số yếu tố liên quan số yếu tố liên quan

4.2.1. Hiểu biết của bệnh nhân về việc sử dụng thuốc theo đơn

Nghiên cứu 400 bệnh nhân có 39,25% hiểu biết tốt, 60,75% hiểu biết không tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc thực hiện quy chế đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố sơn la (Trang 64)