Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn. Đây là giải pháp lâu dài đối với bất cứ một doanh nghiệp nào hiện nay, thông thường có các cách sau để tăng lợi nhuận:
Cách 1: duy trì doanh thu, giảm chi phí Cách 2: tăng doanh thu, giữ nguyên chi phí
Cách 3: tăng doanh thu, tăng chi phí song tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí (tăng chi phí ở đây được hiểu là tăng cường đầu tư cho mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, bằng biện nâng cao cở vật chất phục vụ cho kinh doanh).
Đối với Chi nhánh thì cách này có tính khả thi hơn, bởi vì với cách một và hai thì cũng có thể tăng lợi nhuận nhưng về lâu dài sẽ khó thực hiện. Do chi phí nguyên vật liệu, hàng hoá được xác định thông qua mức tiêu hao tiền tính theo quy định của Nhà nước, theo khối lượng sản phẩm tiêu thụ được nên người ta chỉ có thể giảm chi phí theo hướng tiết kiệm chi phí lưu kho, dự trữ nguyên vật liệu dư thừa, tăng năng suất lao động của người công nhân, có biện pháp tối ưu trong việc giảm thiểu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Nâng cao khả năng thanh toán lãi vay, khả năng thanh toán tức thời thông qua việc tăng lợi nhuận xác định cơ cấu nợ hợp lý cũng như mức dư tiền tối ưu. Từ đó, Chi nhánh dễ dàng hơn trong việc huy động nguồn vốn từ Tổng công ty và ngân hàng.
- Tranh thủ huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh. Nguồn vốn này tuy không lớn nhưng nó đáp ứng được nhu cầu thiếu hụt vốn đột xuất của Chi nhánh.
Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh Chi nhánh cần thực hiện kế hoạch hoá tài chính. Đây là hoạt động để hình thành nên những dự định tổ chức nguồn vốn trên cơ sở dự đoán quy mô số lượng vốn cần thiết, lựa chọn nguồn vốn cũng như quy mô thích hợp của mỗi nguồn và tổ chức sử dụng có hiệu quả.