Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh tuyên quang (Trang 40)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.4.2. Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động học tập bao gồm sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, phong trào giáo dục của địa phương, các điều kiện, phương tiện dạy học, sự hứng thú say mê học tập của học sinh....việc quản lý hoạt động học tập của nhà trường sẽ mang lại hiệu quả thiết thực khi được sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên với những chính sách và đường lối đúng đắn nhằm khuyến khích động viên hoạt động

học tập trong nhà trường. Phong trào giáo dục tại địa phương cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động học tập của nhà trường, nếu ở đâu học sinh có phong trào hiếu học, địa phương và gia đình quan tâm thì chắc chắn chất lượng giáo dục sẽ tốt hơn.

Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Việc quản lý hoạt động học tập sẽ mang lại hiệu quả cao nếu trường lớp được xây dựng khang trang đúng quy định, điều kiện phương tiện dạy học hiện đại được trang bị đồng bộ kịp thời.

Kết luận chƣơng 1

Từ những nét chủ yếu về lịch sử vấn đề nghiên cứu, các khái niệm cơ bản một số đặc trưng chủ yếu của quản lý và quản lý hoạt động học tập trong trường THPT nói chung và trường THPT-DTNT nói riêng. Đồng thời trên cơ sở lý luận của việc nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động học tập được thực hiện trong mối quan hệ biện chứng với các hoạt động khác. Chúng tôi có thể kết luận, như sau:

- Một trong những mục đích phát triển giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng giáo dục.

- Với vị trí là quốc sách hàng đầu sự nghiệp GD-ĐT cần thực hiện những mục tiêu to lớn mà trung ương Đảng đưa ra từ Đại hội VII và Đại hội VIII đó là: " nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" trước mắt, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH được xem là nhiệm vụ nổi trội trong GD-ĐT. Đồng thời phải nắm vững vị trí, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục của hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú tìm ra được các giải pháp khả thi cho hoạt động giáo dục mà trọng tâm là hoạt động học tập. Dạy học có chất lượng cao là việc làm hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu mới của GD-ĐT trong giai đoạn hiện nay

Hệ thống trường THPT-DTNT được thành lập hầu khắp trên các tỉnh trong cả nước (từ huyện đến tỉnh) với mục tiêu là tạo nguồn cán bộ dân tộc của địa phương. Tính chất và đặc điểm của trường THPT-DTNT đã được khẳng định trong Quyết định số 2590/QĐ-GD&ĐT ngày 14/8/1997 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trường THPT-DTNT là một loại hình trường chuyên biệt vừa mang tính phổ thông vừa mang tính dân tộc nội trú. Nhiệm vụ là nuôi và dạy con em các đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi trở thành những cán bộ trong tương lai. Đặc biệt là

các văn bản chỉ đạo của ngành đã và đang là những định hướng quan trọng cho thực tiễn giáo dục ở các trường, giúp các trường này nghiên cứu những cơ sở lý luận tiếp cận vấn đề quản lý hoạt động học tập ở các trường THPT-DTNT hiện nay. Bên cạnh đó trong mọi nơi, mọi lúc nhà trường luôn được sự quan tâm, chỉ đạo giúp đỡ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là Sở Giáo dục và Đào tạo trong công tác giáo dục, bồi dưỡng học sinh.

Tuy nhiên các vấn đề trình bày chỉ là những tri thức lý luận, còn việc đưa ra các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cần phải nghiên cứu thực trạng GD-ĐT, thực trạng quản lý hoạt động học tập của trường THPT- DTNT tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƢỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ

TỈNH TUYÊN QUANG

2.1. Vài nét khái quát về Trƣờng THPT DTNT tỉnh Tuyên Quang

Trường THPT-DTNT tỉnh Tuyên Quang tiền thân là trường thiếu nhi rẻo cao tỉnh Hà Tuyên, được thành lập năm 1959. Từ chỗ chỉ có lớp 1, lớp 2... đến lớp 5, lớp 6... trải qua gần 50 năm xây dựng, trưởng thành.... đến nay trường đã có 11 lớp với 47 CBGV và 450 học sinh.

Nhà trường ý thức sâu sắc vị trí, nhiệm vụ của mình là mũi nhọn trong sự nghiệp giáo dục ở miền núi, là nơi tạo nguồn đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số có sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, là một trung tâm văn hoá, khoa học kỹ thuật cho quê hương miền núi Tuyên Quang.

Trường THPT-DTNT tỉnh Tuyên Quang vừa phải thực hiện mọi quy định trong Điều lệ trường THPT vừa phải chú ý đến tính “chuyên biệt” đó là tính dân tộc và tính nội trú khi tiến hành các hoạt động dạy học. Đó chính là sự kết hợp giữa cái chung và cái riêng trong công tác giáo dục của nhà trường. Ngoài nhiệm vụ như các trường phổ thông, Trường THPT-DTNT tỉnh Tuyên Quang không chỉ chăm lo giáo dục toàn diện mà còn thay mặt gia đình học sinh, cộng đồng các dân tộc và toàn xã hội, nuôi dưỡng học sinh suốt quá trình học tập.

Nhà trường luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, vinh dự và tự hào trường đã được đón nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT về thăm động viên thầy và trò nhà trường như: đồng chí Đỗ

Mười - Nguyên Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, đồng chí Võ Nguyên Giáp....

Với sự nỗ lực phấn đấu củ các thế hệ CBGV- CNV thực hiện sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, mái Trường THPT-DTNT tỉnh Tuyên Quang thực sự trở thành mái ấm của đại gia đình đồng bào các dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh.

Trong công cuộc đổi mới của đất nước, trường THPT-DTNT tỉnh Tuyên Quang có nhiều đổi mới, từ sau Nghị quyết 22/BCT-TW, Hội đồng bộ trưởng, Bộ GD&ĐT ra quyết định nhằm xây dựng và củng cố giáo dục miền núi vùng dân tộc, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con em các đồng bào dân tộc thiểu số tới trường. Một trong những giải pháp đó là củng cố và xây dựng hệ thống các trường dân tộc nội trú trong cả nước.

Từ năm 1990 chi bộ, BGH nhà trường đã thực sự làm cuộc cách mạng toàn diện mọi mặt hoạt động của nhà trường: Xây dựng đội ngũ, CSVC, phương pháp giảng dạy, công tác quản lý, các giải pháp nâng cao chất lượng, cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc biệt làm thay đổi tư duy trong cách nghĩ và cách làm của CBGV-CNV, từ đó chất lượng đào tạo nâng lên rõ rệt. Trong những năm qua, nhà trường đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy: Dạy học theo phương pháp lấy người học làm trung tâm. Sau hơn 50 năm đổi mới đến nay Trường THPT-DTNT tỉnh Tuyên Quang đã có bước phát triển mới, hoà nhập với phong trào của các trường THPT-DTNT trong toàn quốc, tự khẳng định mình trong sự nghiệp giáo dục, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Dự khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt học tốt” và “Đào tạo thế hệ Cách mạng cho muôn đời sau”.

2.2. Thực trạng hoạt động học tập của học sinh Trường THPT-DTNT tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang

2.2.1. Đội ngũ giáo viên và hoạt động dạy học

- Nhìn chung đội ngũ giáo viên có tuổi đời tương đối trẻ, có sức khoẻ, có tâm huyết nhiệt tình trong công tác giáo dục học sinh. Tất cả đều là người địa phương hoặc từ nơi khác đến nhưng đều lập gia đình ở địa phương nên yên tâm công tác, hiểu tâm lý học sinh dân tộc.

- Trình độ đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều 27/32 là đại học và trên đại học để dạy các môn văn hoá cơ bản

Bảng 2.1: Đội ngũ giáo viên Trƣờng THPT- DTNT tỉnh Tuyên Quang Năm học Tổng số Nữ Dân tộc ít ngƣời Trình độ đào tạo

Tuổi đời Tuổi nghề

<25 <30 <40 <50 <55 1-5 6-10 16-20

Th.Sỹ ĐH

2009 - 2010 60 40 30 3 52 5 12 25 14 4 5 12 39 9

2010 - 2011 61 42 32 3 50 8 12 25 14 5 4 12 39 9

- Tập thể giáo viên có tinh thần tương thân tương ái, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, thẳng thắn trong đấu tranh phê bình, tự phê bình, cầu tiến bộ và có ý thức vươn lên rõ ràng. Trong công tác cũng như cuộc sống các thầy cô giáo luôn có ý thức tự rèn luyện để khẳng định vị trí của mình trong nhà trường và xã hội. Thường xuyên tự nghiên cứu, tự học để bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác giảng dạy. Tỷ lệ giáo viên giỏi cấp cơ sở và cấp tỉnh được tăng lên rõ rệt qua từng năm học.

- Chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng được nâng lên qua từng năm học. Giáo viên truyền đạt đúng, đủ kiến thức cơ bản trong SGK, biết khơi dậy lòng tự hào, ý thức tự trọng, tinh thần hiếu học của học sinh dân tộc. Luôn cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu giáo dục - đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Bằng những phương pháp giảng dạy tích cực, phù hợp đối tượng học sinh; các thầy cô giáo đã kích thích được sự ham học, sự tìm tòi của các em học sinh dân tộc nội trú. Tuy đầu vào có những bất cập, khả năng nhận thức không đồng đều nhưng sau một thời gian được học tập, bổ túc kiến thức tại trường các em hoàn toàn có khả năng học tập tích cực sáng tạo.

Bảng 2.2: Danh hiệu thi đua giáo viên trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang

Năm học Tổng số tiên tiến

Giáo viên giỏi CSTĐ Cấp cơ sở Cấp tỉnh Cấp cơ sở Cấp tỉnh 2009 - 2010 60 30 20 3 30 1 2010 - 2011 61 35 23 5 26 1

2011 - 2012 65 36 28 5 29 1 Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, một bộ phận giáo viên bộc lộ một số hạn chế như: Trong giảng dạy chưa phân loại được đối tượng học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp, cấu trúc bài giảng mang tính dập khuôn, thiếu linh hoạt, bài giảng chưa đào sâu kiến thức, chưa có sức thuyết phục hấp dẫn, cuốn hút học sinh vào bài.

- Việc bổ túc kiến thức cho học sinh nội trú được thực hiện chưa khoa học, chưa hiệu quả, giáo viên dạy theo kiểu nhồi nhét, chủ yếu là thuyết trình, đọc chép... do đó việc khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng cho học sinh còn hạn chế.

- Một số giáo viên còn ngại sử dụng đồ dùng dạy học, chưa thực hiện một cách nghiêm túc các giờ thực hành theo quy định của chương trình, tự làm đồ dùng dạy học chưa trở thành phong trào thường xuyên, liên tục trong tập thể giáo viên và học sinh trong trường.

2.2.2. Tình hình học sinh trường THPT DTNT Tuyên Quang

- Tổng số học sinh, cơ cấu dân tộc Trường THPT-DTNT tỉnh Tuyên Quang, từ năm học 2009- 2010:

Bảng 2.3: Phân bổ học sinh các dân tộc từ năm 2009 - 2012

Năm học TS HS

Các dân tộc

Tày Dao Clan Nùng Sán

Dìu H’ mông Thẻn Sán Chí Bố y Mƣờng 2009 - 2010 477 283 106 9 17 7 12 1 29 1 12 2010 - 2011 478 285 104 12 14 8 11 2 26 1 15

2011 -

2012 480 284 107 10 16 8 14 2 23 1 15

Là trường đa dân tộc thiểu số, Trường THPT-DTNT tỉnh Tuyên Quang gồm 4 khối lớp với 480 học sinh năm học 2012- 2013.

Lớp Tổng số lớp Tổng số học sinh Nữ Nam

10 5 190 100 90

11 4 150 90 60

12 4 140 92 42

2.2.3. Thực trạng hoạt động học tập học sinh dân tộc nội trú Tỉnh Tuyên Quang

2.2.3.1. Đặc điểm hoạt động học tập

- Học sinh đang ở độ tuổi trưởng thành, ở giai đoạn trí tuệ con người phát triển.

- Các em rất tích cực tham gia lao động, tự giác, chăm chỉ và lao động có hiệu quả, thích hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và thích tham gia các cuộc thi để giành “vị trí chiến thắng”

- Học sinh dân tộc nội trú là đối tượng được quan tâm chăm sóc nên đại bộ phận các em ý thức được nhiệm vụ học tập của mình. Nhiều em rất chuyên cần, say sưa trong học tập, đặc biệt là các em lớp cuối cấp. Năm học nào cũng có học sinh xếp loại học lực giỏi và đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp.

- Học sinh dân tộc nội trú do nhà trường quản lý 24/24 giờ nên học sinh có đầy đủ thời gian học tập vui chơi theo kế hoạch, thời gian biểu của nhà trường quy định.

Kết quả đánh giá học tập tu dưỡng của học sinh toàn trường qua các năm học được thể hiện qua các bảng sau:

Bảng 2.4: Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh toàn trƣờng

Năm học T. số

Học lực Hạnh kiểm

Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu

TS % TS % TS % TS TS % TS % TS % TS

2009 - 2010 477 9 1,9 223 46,8 245 51,3 0 312 65,4 151 31,7 14 2,9 0 2010 - 2011 478 14 2,9 215 45 249 52,1 0 320 67 147 30,8 11 2,2 0

Kết quả trên cho thấy, bên cạnh những học sinh cú ý thức tổ chức kỷ luật tốt, động cơ thái độ học tập rèn luyện đúng đắn thì vẫn còn một bộ phận nhỏ không xác định được mục đích và động cơ học tập dẫn đến chây lười ỷ, lại vào chính sách ưu tiên, tự học tập mang tính đối phó, hành vi vô ý thức tổ chức kỷ luật tuy không phải bản chất nhưng phổ biến ở học sinh lớp 10, lớp 11.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2009-2010 2010-2011 2011-2012 HS đỗĐH,CĐ, Dự bị

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tỉ lệ học sinh đỗ ĐH, CĐ, DBĐH của trường qua các năm

Qua biểu đồ ta thấy tỉ lệ học sinh đỗ ĐH, CĐ, DBĐH của trường ở mức khá cao. Tuy nhiên chủ yếu là học sinh đỗ vào hệ DBĐH, số học sinh đỗ thẳng vào đại học còn ở mức khiêm tốn. Đây cũng là bài toán khó cho công tác quản lý ở trường DTNT Tuyên Quang. Vì tỷ lệ học sinh đỗ ĐH là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.

0.00% 200.00% 400.00% 600.00% 800.00% 1000.00% 1200.00% 1400.00% 1600.00% 1800.00% 2009-2010 2010-2011 2011-2012 HS giỏi cấp trường HS giỏi cấp tỉnh

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ biểu thị tỉ lệ học sinh giỏi qua các năm

Qua biểu đồ trên cho thấy tỉ lệ học sinh gỏi cấp tỉnh còn thấp so với tỷ lệ học sinh và tỷ lệ học sinh giỏi cấp trường. nguyên nhân do chất lượng đầu vào thấp và không đồng đều rất khó cho công tác đào tạo mũi nhọn. Do vậy, nâng cao tỷ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh là một mục tiêu của nhà trường trong những năm học tiếp theo.

- Hiện nay, đầu của trường là thi tuyển song chỉ tiêu vẫn được phân bổ theo vùng, ưu tiên tuyển hết người dân tộc rất ít người do đó chất lượng văn hoá không đồng đều ở các lớp đầu cấp. Số học sinh đến trường muộn so với độ tuổi ở cuối cấp học là phổ biến, nên tuổi trung bình học sinh đầu cấp cao hơn so với học sinh phổ thông bình thường.

Khả năng tư duy của học sinh hạn chế nhiều so với học sinh ở vùng thị

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh tuyên quang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)