Nguyên tắc đảm bảo tính bền vững

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh tuyên quang (Trang 75)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính bền vững

Đảm bảo tính liên tục và hiệu quả của các biện pháp. Yêu cầu cơ bản của tính bền vững khi đề xuất biện pháp là sự nối tiếp thông suốt giữa các biện pháp, từ quan niệm về biện pháp đến quá trình tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp, đảm bảo tính hiệu quả và tính thực tiễn của chúng.

3.2. Các biện pháp nâng cao chất lƣợng quản lý HĐHT của HS trƣờng THPT Dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang

Trong thực tiễn quản lý chúng tôi thấy hiện nay một số trường chưa phân định rõ trách nhiệm và công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong quản lý HĐHT của HS, nghĩa là chưa phát huy tối đa nguồn nhân lực trong nhà trường tập trung vào đối tượng HS yếu kém. Bản thân học sinh, nhà trường, gia đình và xã hội đều mong muốn nâng cao chất lượng học tập, nhưng thực tế nhiều trường hợp những mong muốn này không được thoả mãn. Nhà trường, nhất là giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm bị lúng túng, gia đình lo lắng, nhà quản lý chưa tìm được được giải pháp hữu hiệu, đôi khi sử dụng một số biện pháp gây phản tác dụng.

Căn cứ thực tiễn quản lý và lý luận giáo dục học, tâm lý học, xã hội học và khoa học quản lý, bên cạnh đó chúng tôi có điều kiện tiếp cận đối tượng HS yếu kém, HS chán học, bỏ học ở trong và ngoài nhà trường ở các địa phương có điều kiện khác nhau. Kết hợp những cơ sở trên và kết quả nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý HĐHT của HS như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh tuyên quang (Trang 75)