Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh tuyên quang (Trang 92)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Bất kỳ một đề tài khoa học nào cũng thường được tiến hành đánh giá tính chân thực thông qua kết quả lấy ý kiến chuyên gia hoặc trải qua thực nghiệm. Song do thời gian nghiên cứu có hạn, chúng tôi tiến hành kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động học tập ở Trường THPT DTNT bằng phương thức lấy ý kiến chuyên gia (ý kiến của CBQL và giảng viên).Tổng số người được xin ý kiến là 50 bao gồm 20 CBQL (Chi ủy - Ban Giám hiệu Nhà trường, các tổ trưởng và nhóm trưởng chuyên môn) và 30 giáo viên.

Để hỏi về tính cần thiết chúng tôi đưa ra 3 mức độ:

+ Rất cần - Hệ số 3; + Cần - Hệ số 2; + Không cần - Hệ số 1. Để hỏi về tính khả thi chúng tôi cũng đưa ra 3 mức độ:

+ Rất khả thi - Hệ số 3; + Khả thi - Hệ số 2; + Không khả thi - Hệ số 1. Sau khi tiến hành tổng hợp và phân tích ý kiến của các chuyên gia, chúng tôi thu được kết quả như bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

Các biện pháp Mức độ Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần Cần (%) Không cần trung Điểm Rất khả Khả thi Không khả trung Điểm

(%) (%) 1. Biện pháp QL HĐHT chính khoá 70 24 6 2,66 80 16 4 2,8 2. Biện pháp quản lý học phụ đạo 82 12 0 2,9 82 16 2 2,82 3. Biện pháp quản lý kỷ cương nề nếp 86 14 0 2,89 80 19 1 2,77 4. Biện pháp quản lý cơ sở vật chất phục vụ HĐHT của học sinh 92 8 0 2,94 87 13 0 2,88 5. Quản lý hoạt động tự học ở ký túc xá của học sinh 87 10 3 2,84 80 18 2 2,78 6. Quản lý hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khoá, tham quan và các hình thức học tập khác

92 8 0 2,92 81 9 10 2,71

7. Biện pháp quản lý sự phối hợp giữa phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, quản lý học sinh, bảo vệ, Đoàn thanh niên, gia đình, xã hội trong quản lý hoạt động học tập của học sinh

91 5 1 2,94 75 22 3 2,72

Đánh giá: Qua bảng 3.1 chúng tôi đã kiểm chứng được rằng: cả 7 biện pháp QL HĐHT trên đều cần thiết cho việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh DTNT đồng thời, các biện pháp đều có tính khả thi.

Kết luận chƣơng 3

Nội dung chương 3 đã đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động học tập ở trường THPT DTNT tỉnh Tuyên Quang, gồm 7 biện pháp chính

1. Biện pháp nâng cao hiệu quả QL HĐHT chính khoá 2. Biện pháp chú trọng quản lý học phụ đạo

4. Biện pháp quản lý hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ HĐHT của học sinh 5. Biện pháp Quản lý nhằm duy trì và phát huy hoạt động tự học

6. Biện pháp đổi mới và nâng cao Quản lý hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khoá, tham quan và các hình thức học tập khác

7. Biện pháp đẩy mạnh quản lý sự phối hợp giữa phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, quản lý học sinh, bảo vệ, Đoàn thanh niên, gia đình, xã hội trong quản lý hoạt động học tập của học sinh

Các biện pháp trên, là dựa trên cơ sở khoa học và nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động học tập trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang. Kết quả khảo sát đều cho thấy tính cần thiết, tính khả thi của biện pháp và có thể áp dụng tại các trường THPT. Các biện pháp này có mối liên hệ hữu cơ và tác động lẫn nhau, không có biện pháp nào đứng độc lập riêng rẽ, vì vậy khi áp dụng không xem nhẹ một biện pháp nào.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh tuyên quang (Trang 92)