Đối tượng bị tác động trong giai đoạn hoạt động

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất đường (Trang 42)

5) Đối tượng di tích lịch sử

3.1.4.2 Đối tượng bị tác động trong giai đoạn hoạt động

Các đối tượng chính bị tác động trong giai đoạn hoạt động nhà máy được liệt kê theo bảng dưới đây:

Bảng 3.: Đối tượng bị tác động trong giai đoạn hoạt động. Đối tượng bị tác

động Các yếu tố tác động Qui mô không gian

Qui mô thời gian

Các đối tượng tự nhiên

Môi trường không khí

Bụi, tiếng ồn, Khí thải Khu vực nhà máy và khu vực lân cận.

Tác động lâu dài

Môi trường đất, nước ngầm

- Nước thải sinh hoạt và sản xuất.

- Chất thải rắn sinh hoạt và sản xuất.

Khu vực nhà máy Tác động lâu dài

Môi trường nước - Nước thải sinh hoạt và công nghiệp.

- Chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp. - Sự cố đối với HTXLNT. Khu vực nhà máy và khu vực tiếp nhận Tác động lâu dài

Tài nguyên sinh vật

- Chất thải ô nhiễm Khu vực tiếp nhận Tác động lâu dài

Các đối tượng kinh tế, văn hóa – xã hội

Công trình và tài sản - Ô nhiễm không khí - Sự cố cháy nổ Khu vực nhà máy và khu vực lân cận. - Tác động lâu dài - Tác động ngắn Sức khỏe con

người - Hầu hết các nguồn gây ô nhiễm Khu vực nhà máyKhu vực lân cận Tác động lâu dài Đời sống người

dân xung quanh khu vực

- Ô nhiễm môi trường - Các rủi ro môi trường

- Lối sống công nghiệp

Khu vực lân cận Tác động lâu dài

Đối tượng bị tác

động Các yếu tố tác động Qui mô không gian Qui mô thời gian

Biến đổi vi khí hậu - Nhiệt do máy móc - Bức xạ nhiệt mặt trời - Nhiệt thừa của người lao động - Khí thải - Khu vực nhà máy - Khu vực lân cận Tác động lâu dài

Nguồn: Công ty cổ phần giải pháp môi trường xanh Greenvi, 2011.

1) Đối tượng tự nhiên

- Chất lượng nước, đất

+ Chất lượng nước mặt:

Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất nếu không được xử lý thải trực tiếp ra sông sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực.

+ Chất lượng đất, nước ngầm:

Các chất ô nhiễm không khí như SO2, NO2, CO,...khi gặp mưa chúng tan trong nước mưa tạo thành axit làm chua nước mưa khi đổ xuống đất làm chua, đỏ đất. Các axit hòa tan, các oxit kim loại kiềm, các cacbonat làm hình thành các loại muối trong đất (CaSO4, CaHCO3, CaCl2) làm tăng độ mặn của đất từ đó làm ô nhiễm nước ngầm.

Nước thải bị ô nhiễm kim loại nặng khi thải trực tiếp vào môi trường sẽ làm tăng lượng kim loại trong đất và giun đất gây ô nhiễm đất.

Các chất thải rắn, đặc biệt là một số loại có chứa hóa chất và các kim loại nặng nếu không được quản lý chặt chẽ mà vứt bỏ bừa bãi vào đất sẽ làm ô nhiễm đất.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

+ Các chất gây ô nhiễm không khí: SO2, NO2, CO, bụi,…

Một số tác động của các chất gây ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người:

Bảng 3.: Triệu chứng của cơ thể đối với SO2.

Nồng độ SO2, mg/m3 Triệu chứng

8 – 13 mg/m3 Giới hạn phát hiện thấy bằng mũi 20 – 30 mg/m3 Giới hạn gây độc tính

50 mg/m3 Giới hạn gây kích thích hô hấp, ho 130 – 260 mg/m3 Giới hạn gây nguy hiểm sau khi

hít thở 30 – 60 phút

1.000 – 1.300 mg/m3 Giới hạn gây tử vong nhanh 30 phút – 60 phút

Nguồn: Giáo trình Ô nhiễm không khí và tiếng ồn – phương pháp giám sát, TS.Nguyễn Quốc Bình,2005.

Bảng 3.: Triệu chứng của cơ thể ứng với nồng độ cacboxy-hemoglobin.

Nồng độ CO, ppm Triệu chứng

50 Nhiễm độc nhẹ

100 Nhiễm độc vừa phải, chóng mặt 250 Nhiễm độc nặng, chóng mặt 500 Buồn nôn, nôn, trụy

1.000 Hôn mê

10.000 Chết

Nguồn: Giáo trình ô nhiễm không khí và tiếng ồn – phương pháp giám sát, TS.Nguyễn Quốc Bình, 2005.

Oxide nitrogen được biết đến như là một chất gây kích thích viêm tấy và có tác hại đối với hệ thống hô hấp. Các triệu chứng bệnh lý do NO2 gây ra được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.: Tác hại của NO2 phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc. Nồng độ NO2

(ppm) Thời gian tiếp xúc Triệu chứng

≥ 500 300 – 400 150 – 200 50 – 100 48 giờ 2 – 10 ngày 3 – 5 tuần 6 – 8 tuần Chết người Gây viêm phổi và chết

Viêm xơ cuống phổi Viêm cuống phổi và màng phổi

Đánh giá:

+ Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt: Với quy mô thời gian tác động lâu dài, lưu lượng tương đối lớn, nếu không có biện pháp xử lý đạt hiệu quả khi thải vào nguồn tiếp nhận chúng sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt. Khi con người sử dụng nguồn nước mặt này để tưới cây trồng, nuôi trồng thủy sản chúng sẽ bị nhiễm độc, con người khi ăn những thực vật, động vật, hải sản bị nhiễm độc cũng sẽ bị nhiễm độc  sức khỏe giảm sút theo thời gian  có thể gây tử vong.

+ Chất thải rắn nói chung (sinh hoạt và công nghiệp) nếu lưu trữ và vận chuyển xử lý không đúng quy định chúng sẽ phân hủy hoặc không phân hủy làm gia tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại... làm ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho hệ vi sinh vật đất, các sinh vật thủy sinh trong nước hay tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, ruồi muỗi phát triển và là nguyên nhân gây các dịch bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

+ Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại có chứa hóa chất và các kim loại nặng nếu không được quản lý chặt chẽ mà vứt bỏ bừa bãi vào đất sẽ làm ô nhiễm đất. Đất sẽ bị thay đổi độ pH và tăng hàm lượng kim loại nặng trong đất. Cây cối sẽ dần tích lũy nhiều hơn các kim loại nặng và gây nguy hại cho con người.

+ Ô nhiễm ồn

Tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây các ảnh hưởng xấu đến môi trường và trước tiên là đến sức khỏe của người công nhân trực tiếp sản xuất như mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu, giảm năng suất lao động. Tiếp xúc với tiếng ốn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm cho thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp.

Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu đến hầu hết tất cả bộ phận cơ thể của con người.

+ Ô nhiễm nhiệt

Làm việc trong môi trường nhiệt độ ẩm thấp con người sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, vi trùng có thể làm viêm da, nấm móc.

- Công trình tài sản

Khí thải, bụi nếu không có biện pháp quản lý hiệu quả khi thải vào môi trường chúng sẽ gây ảnh hưởng đến các công trình và tài sản của các nhà máy lân cận như: ăn mòn bề mặt công trình, nhà xưởng, máy móc thiết bị.

- Động, thực vật

Nước thải chứa các chất ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, người nông dân dùng nước này phục vụ cho sản xuất nông nghiệp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.

+ Đối với động vật

Các chất độc hại trong nước thải có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ động thực vật dưới nước và hệ sinh thái thủy của nguồn tiếp nhận nước trong khu vực. Chúng không những làm chết các loại thủy sinh mà còn làm mất khả năng tự làm sạch của nguồn nước.

- Khí hậu

Ô nhiễm không khí có khả năng tác động xấu đến vi khí hậu, gây mưa acid, suy giảm tầng ozon, gây hiệu ứng nhà kính.

2) Đối tượng kinh tế

Thu hút đầu tư kinh doanh, góp phần tăng trưởng phát triển kinh tế của khu vực. Tạo sự cạnh tranh lành mạnh đẩy mạnh nghề nuôi trồng thủy sản địa phương. Khi nhà máy hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần tăng ngân sách địa phương và của tỉnh nói chung.

Góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương như: nhu cầu nhà trọ, nhu cầu đi lại, ăn uống của người lao động.

3) Đối tượng văn hóa xã hội

+ Tích cực:

- Tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động địa phương. - Đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của địa phương.

+ Tiêu cực:

- Có thể phát sinh tệ nạn xã hội: trộm cắp,…

- Có thể làm gia tăng tai nạn giao thông vào giờ tan ca.

- Có thể gây ảnh hưởng sức khỏe con người nếu quản lý, xử lý các nguồn gây ô nhiễm không đạt hiệu quả.

- Gánh nặng về môi trường bởi các nguồn gây ô nhiễm của nhà máy khi hoạt động.

4) Đối tượng tôn giáo tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất đường (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w