Đối tượng tự nhiên

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất đường (Trang 39)

- Chất lượng nước + Chất lượng nước mặt:

Bị ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt không qua xử lý, nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trình thi công.

+ Chất lượng đất, nước ngầm:

Bị ảnh hưởng bởi dầu nhớt thải chảy tràn trên bề mặt không được thu gom, quản lý chặt chẽ; rác thải sinh hoạt và chất thải xây dựng lưu trữ không đúng quy định phân hủy thành nhiều chất độc chảy tràn trên mặt đất.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Sức khỏe người lao động cũng như người dân xung quanh khu vực dự án bị ảnh hưởng bởi:

+ Các chất gây ô nhiễm không khí: SO2, NO2, CO, bụi,…Gây kích thích viêm tấy da, hệ hô hấp.

+ Nước thải sinh hoạt: Không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây tình trạng ứ đọng tại chỗ, gây mùi hôi, làm phát sinh ruồi, muỗi, nhặng,...điều kiện vệ sinh tại khu vực bị giảm sút từ đó gây tác động đến sức khỏe của công nhân. Người lao động có thể bị các bệnh như: đau bụng, thổ tả, sốt xuất huyết,…

+ Chất thải rắn sinh hoạt: Với điều kiện khí hậu nóng ẩm của khu vực cũng như vào những ngày mưa lớn, các chất thải có thể bị phân hủy gây thối rửa tạo ra nhiều sản phẩm độc hại có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động cũng như người dân xung quanh. Sức khỏe của con người cũng bị tác động do mắc một số bệnh như: sốt xuất huyết do muỗi đốt, đau bụng và thổ tả do vi trùng, vi khuẩn gây bệnh,…

+ Dầu nhớt thải: Được phân loại là chất thải nguy hại theo Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT. Vì vậy, nếu không được thu gom và xử lý triệt để sẽ là nguồn gây ô nhiễm tiềm ẩn đến môi trường đất, nước ngầm và nước mặt, từ đó, sẽ gây tác động đến sức khỏe con người nếu con người sử dụng thức ăn, đồ uống bị ô nhiễm do dầu nhớt thải vì dầu nhớt chảy tràn có thể tồn tại đến hơn 30 năm trong môi trường tự nhiên.

+ Chất thải xây dựng: Thường không độc hại có thể tái chế hoặc tái sử dụng. Tuy nhiên, nếu không quản lý tốt chúng có thể gây ra tai nạn lao động do đinh, ốc, kính vỡ, kẽm rơi vãi và công nhân dẫm đạp phải. Ngoài ra, các bãi chứa rác thải có thể tạo ra những hóc ngách tăm tối, ẩm thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho ruồi, muỗi phát triển làm giảm điều kiện vệ sinh của khu vực và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

+ Ô nhiễm ồn

Hầu hết mức độ gây ồn tối đa của các phương tiện thi công cơ giới đều cao hơn giới hạn cho phép. Việc tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn có thể gây tổn thương đến thính lực của người lao động. Ngoài ra, tiếng ồn còn gây che lấp những âm thanh cần nghe, khiến cho người nghe khó tiếp nhận được các thông tin như mong muốn.

Bảng 3.: Mức ồn điển hình ở các công trường xây dựng.

Nguồn

Nhà ở

Văn phòng, các công trình công

cộng

Nhà kho, khu dịch vụ

Đơn vị tính (dBA)

I II I II I II Phát quang 83 83 84 84 84 83 Đào đắp 88 75 89 79 89 71 Làm móng 81 81 78 78 77 77 Xây dựng 81 65 87 75 84 72 Hoàn tất 88 72 89 75 89 74

Nguồn: Environmental Impact Assessment, Larry W.Canter, Mc.Graw Hill, 1996.

Trong đó: I – Tất cả các thiết bị thích hợp có mặt tại công trường II – Số thiết bị tối thiểu có mặt tại công trường

Mức độ tác động có thể phân làm 3 cấp đối với các đối tượng chịu tác động như sau: − Nặng: công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng khác ở cự ly gần (trong vùng bán kính chịu ảnh hưởng < 100m).

− Trung bình: tất cả các đối tượng chịu tác động ở cự ly xa (trong vùng bán kính từ 100 – 500m).

+ Ô nhiễm nhiệt

Các ảnh hưởng do ô nhiễm nhiệt lên người lao động: khí hậu khu vực có nhiệt độ khá cao (đặc biệt là các tháng mùa khô). Ảnh hưởng này đặc biệt quan trọng trong những ngày nắng gắt, do phải làm việc trong thời gian dài ở ngoài nắng nên người lao động sẽ chịu các ảnh hưởng của bức xạ mặt trời làm cho con người nhanh chóng mệt mỏi, khát nước, gây nhức đầu, chóng mặt,…dẫn đến giảm năng suất lao động và tăng khả năng tai nạn lao động.

Nhiệt độ cao sẽ gây nên những biến đổi về sinh lý con người như mất nhiều mồ hôi, mất một lượng các muối khoáng như các ion K+, Na+, Ca2+, I+, Fe2,3+ và một số sắc tố khác. Nhiệt độ cao cũng làm cơ tim phải làm việc nhiều hơn, chức năng của thận, chức năng của hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra làm việc trong môi trường nóng bức, tỷ lệ mắc các bệnh thường cao hơn so với làm việc trong môi trường bình thường.

- Động, thực vật

+ Đối với động vật: nói chung các chất ô nhiễm có tác hại đối với con người đều có tác hại đối với động vật hoặc trực tiếp qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua nước uống hoặc cây cỏ bị nhiễm bởi các chất ô nhiễm không khí. Các nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều nhưng có thể khẳng định các khí acid, bụi hóa học và cơ học,… đều gây tác hại đối với động vật và vật nuôi.

+ Đối với thực vật: các nghiên cứu cho thấy rõ hơn ảnh hưởng của các chất ô nhiễm không khí đối với thực vật. Cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Nói chung các khí SO2, NO2 khi bị oxy hóa trong không khí và kết hợp với nước mưa sẽ tạo nên mưa acid gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật.

-SO2 làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây cối khi có nồng độ trong không khí bằng 3ppm. Ở nồng độ cao hơn có thể gây rụng lá và gây chết cây.

-Bụi bám trên mặt lá làm giảm khả năng hô hấp và quang hợp của cây, làm giảm sự sinh trưởng và phát triển, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất đường (Trang 39)