Chất thải rắn sản xuất của nhà máy chủ yếu là bã mía, rác thải trong quá trình đóng bao, bùn từ hệ thống xử lý nước thải,… được tập trung trong khu riêng biệt và được phân loại sẽ được bán cho các cơ sở thu mua phế liệu, các loại còn lại sẽ được ký hợp đồng xử lý với đơn vị có chức năng.
4.1.3.4 Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn
- Công nhân được trang bị đầy đủ các phương tiện tránh ồn (như nút bịt tai, mũ, quần áo bảo hộ…).
- Có kế hoạch kiểm tra và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động thường xuyên của công nhân.
- Để hạn chế các tác động tiêu cực của tiếng ồn, rung phát sinh từ quá trình hoạt động của các nhà xưởng, đảm bảo điều kiện làm việc và sức khỏe công nhân lao động cũng như hạn chế các ảnh hưởng đến khu vực lân cận.
- Sử dụng thiết bị máy móc đạt chuẩn, kỹ thuật sản xuất hiện đại giúp giảm thiểu tiếng ồn tại nguồn.
4.1.3.5 Nguồn gây ô nhiễm nhiệt
- Xây dựng nhà xưởng theo đúng quy định nhà công nghiệp, sử dụng vật liệu chống nóng, đảm bảo độ thông thoáng cần thiết.
- Trên mái nhà máy trang bị các quả cầu thông gió với mật độ từ 8m2 – 10m2 một quả cầu. Đồng thời trang bị thêm các quạt công nghiệp cục bộ và quạt thông gió tại các nhà xưởng nhằm tăng cường khả năng thông gió, làm giảm nhiệt độ và độ ẩm trong xưởng sản xuất.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì các loại máy móc, thiết bị sản xuất;
- Cách ly nguồn sinh nhiệt như máy nén khí, máy phát điện ra khu vực riêng để tránh nhiệt lan truyền làm tăng nhiệt độ trong xưởng sản xuất;
- Trang bị đủ trang thiết bị bảo hộ lao động đồng thời giám sát việc sử dụng các dụng cụ bảo hộ trong quá trình làm việc;
- Trồng cây xanh với diện tích từ 15-20% diện tích dự án để góp phần điều hòa không khí, cải thiện các điều kiện vi khí hậu trong khuôn viên dự án.
4.2 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố
4.2.1 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố giai đoạn chuẩn bị, san lấp mặt bằng và xây dựng chuẩn bị, san lấp mặt bằng và xây dựng
4.2.1.1 Biện pháp phòng ngừa sự cố rò rỉ và cháy nổ
Sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu:
Trong giai đoạn thi công, dự án sẽ có nhà bãi tập kết các loại nhiên liệu tạm thời phục vụ cho hoạt động của các loại máy móc, thiết bị hoặc các loại nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình xây dựng. Công việc này có thể xảy ra sự cố rò rỉ các loại nhiên liệu. Vì vậy chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp ngăn ngừa như sau:
- Dự án sẽ hạn chế việc lưu trữ nhiên liệu trên công trường.
- Thường xuyên nhắc nhở công nhân trong công tác bảo quản nguyên nhiên vật liệu.
- Thường xuyên kiểm tra khu vực chứa nguyên nhiên liệu, phát hiện kịp thời các sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu để thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời.
Sự cố cháy nổ:
Để phòng ngừa sự cố cháy nổ trong giai đoạn xây dựng dự án chủ đầu tư sẽ tuân thủ các nội dung sau:
- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi tổ chức thi công, bố trí máy móc thiết bị hợp lý….
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện, các mạch nối, nhằm kịp thời phát hiện các sự cố chập mạch có thể dẫn đến cháy nổ.
- Cách ly khu vực nấu nướng trên công trường, tránh xa khu vực tập trung các vật liệu dễ bắt lửa…
- Bố trí bảng cấm lửa tại bãi tập kết nguyên nhiên vật liệu tạm thời và bố trí bạt che phủ. Trang bị bình bọt chữa cháy tại bãi tập kết nguyên nhiên vật liệu, lán trại và máy phát điện.
4.2.1.2 Tai nạn lao động
Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi lập đồ án tổ chức thi công, vấn đề bố trí máy móc thiết bị, biện pháp phòng ngừa tai nạn điện, thứ tự bố trí các kho, bãi, nguyên vật liệu, lán trại tạm, vấn đề chống sét, PCCC.
- Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển của xe tải.
- Che chắn những khu vực phát sinh bụi và tưới nước giảm bụi.
- Quy định nơi đổ rác, tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường do lượng công nhân xây dựng thải ra.
- Đề ra các nội quy trên công trường với những quy định cụ thể, bảo đảm an toàn cho công nhân.
- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân trên công trường.
+Thi công xây dựng, lắp giàn giáo, thiết bị trên cao sẽ có trang bị dây neo móc an toàn cho công nhân.
+Trang bị khẩu trang, kính bảo vệ mắt cho các công nhân làm việc tại khu vực có nhiều bụi và khí thải.
+Trang bị các loại quần áo bảo hộ, dày ủng.
+Trang bị các loại nút chống ồn cho công nhân lao động tại khu vực phát sinh tiếng ồn cao.
4.2.2 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố giai đoạn vận hành vận hành
4.2.2.1 Sự cố rò rỉ nhiên liệu
Để hạn chế tối đa sự cố rò rỉ xảy ra, chủ dự án sẽ sử dụng các loại nhiên liệu, hóa chất của các hãng có uy tín, có thương hiệu trên thị trường Việt Nam.
Đồng thời thường xuyên kiểm tra các phương tiện, khu vực lưu chứa, kịp thời có các biện pháp ứng cứu sự cố.
Không mua dự trữ nhiều dầu DO để chạy máy phát điện mà chỉ mua trước đủ dùng cho 1 lần chạy máy để dự phòng. Chứa dầu DO trong thùng phuy đậy kín và đặt cách ly trong trạm kỹ thuật.
Xây dựng vị trí lưu trữ nhiên liệu nằm bên ngoài các phân khu chức năng khác, hoặc cách xa khu vực bắt lửa tối thiểu là 3m và phải cách xa chất dễ cháy 10m; Vị trí lưu trữ đảm bảo khoảng cách cho xe thu gom cũng như xe chữa cháy ra vào dễ dàng;
Kho chứa có cửa thoát hiểm, thông gió tốt, sàn không thấm chất lỏng;
Các dụng cụ chứa các chất thải nguy hại phải đậy nắp không cho rò rỉ ra bên ngoài;
4.2.2.2 Phòng chống cháy nổ
Thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn quy phạm, quy định về phòng chống cháy nổ trong quá trình hoạt động.
Các nhân viên khu nghỉ dưỡng được tập huấn, hướng dẫn các phương pháp phòng chống cháy nổ.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát các khu vực chứa nhiên liệu, khu chứa hóa chất nhằm tránh hiện tượng rò rỉ nguyên nhiên liệu, gây cháy nổ.
Đầu tư các thiết bị PCCC tại các khu vực. Bố trí đường ống dẫn nước chữa cháy theo mạng lưới tại tất cả các khu vực chính, đặt các họng cứu hỏa tại các điểm gần các khu chức năng thuận tiện cho việc chữa cháy.
Tại các khu vực trong nhà máy đều được trang bị những bình chữa cháy cầm tay được kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo khả năng dập tắt những đám cháy xảy ra tại từng khu vực.