Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thả

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất đường (Trang 28)

Bảng 3.: Các nguồn gây tác động trong giai đoạn vận hành.

STT Ô nhiễm Nguồn gây tác động

1 Không khí, mùi

- Phương tiện giao thông

- Từ hệ thống xử lý nước thải, từ khu tập trung rác, khu nhà vệ sinh

- Máy phát điện tạm thời và khí thải lò hơi

2 Nước - Nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất từ khu ép mía 3 Chất thải rắn - Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân viên trong nhà máy

- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải

Nguồn: Công ty cổ phần giải pháp môi trường xanh, Greenvi, 2011.

1) Nguồn gây ô nhiễm không khí:

- Bụi: Phát sinh từ công đoạn nhập nguyên, vật liệu. Đóng bao và xuất xưởng. - Khí thải từ phương tiện giao thông:

Các loại phương tiện vận chuyển ra vào nhà máy chủ yếu: xe máy, xe ô tô, xe tải vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất, sản phẩm và các phương tiện vận chuyển và xếp dỡ trong nội bộ nhà máy. Nhiên liệu sử dụng chủ yếu là xăng, dầu diezel, khi đốt cháy sẽ sinh ra khói thải chứa các chất gây ô nhiễm không khí. Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải trên chủ yếu là SO2, NO2, CO2, CO, cacbuahydro, aldehyde và bụi.

Nguồn ô nhiễm do giao thông vận tải, không tập trung và không thường xuyên, do đó khó quản lý. Biện pháp quản lý nguồn gây ô nhiễm này tốt nhất là khuyến khích dùng xe mới hiệu suất đốt cao để tránh khói thải, ngoài ra có thể dùng biện pháp trồng cây xanh xung quanh nhà máy để hạn chế ô nhiễm.

- Khí thải từ lò hơi: Nhà máy sử dụng dầu FO để đốt trong lò hơi các khí CO2, CO, NO2, SO2, SO3 và hơi nước, ngoài ra còn có một hàm lượng nhỏ tro và các hạt tro rất nhỏ trộn lẫn với dầu cháy không hết tồn tại dưới dạng mồ hóng.

Bảng 3.: Hàm lượng của các chất ô nhiễm trong ống khói lò đốt dầu FO.

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị QCVN 19:2009

Cột B

1 Bụi Mg/m3 2.000 – 2.500 200

2 SO2 Mg/m3 700 – 1200 500

3 NO2 Mg/m3 400 – 700 850

4 CO Mg/m3 50 – 100 1000

Nguồn: Công ty cổ phần giải pháp môi trường xanh Greenvi, 2011.

- Ô nhiễm không khí do đốt dầu DO chạy máy phát điện:

Nhà máy sử dụng máy phát điện dự phòng có công suất 1.500 kwh. Nhiên liệu được sử dụng cho máy phát điện là dầu DO.

Bảng 3.: Hệ số ô nhiễm của máy phát điện đốt dầu DO. Chất ô nhiễm Hệ số (g/kWh) THC 0,415 NOx 5,01 Bụi 0,369 SO2 10,4S = 0,312 CO 1,14

Nguồn: Kỹ thuật đánh giá nhanh ô nhiễm môi trường của Tổ chức Y tế Thế giới, WHO 1993.

Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,5 %.

Căn cứ vào công suất máy phát điện: 1.500 kWh, tải lượng ô nhiễm của máy phát điện ước tính như sau:

Bảng 3.: Tải lượng các chất ô nhiễm từ máy phát điện đốt dầu DO.

Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm

g/h g/s THC 622,5 0,173 NOx 7.515 2,09 Bụi 553,5 0,15 SO2 468 0,13 CO 1.710 0,475

- Mùi: Phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy.

2) Nguồn gây ô nhiễm nước

- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn trên bề mặt các công trình phụ và trên bề mặt thuộc phạm vi của nhà máy được quy ước sạch, mặc dù có thể chứa các chất vô cơ, hữu cơ nhưng với hàm lượng nhỏ không tác động đáng kể đến môi trường. Vì vậy, loại này có thể xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước mưa chung.

Nhà máy sẽ xây dựng hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh tách riêng với hệ thống thoát nước thải.

Bảng 3.: Thành phần nước mưa chảy tràn.

STT Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ

1 Chất rắn lơ lửng mg/lít 10 – 20

2 COD mg/lít 10 – 20

3 Tổng Nitơ mg/lít 0,5 – 1,5 4 Tổng photpho mg/lít 0,004 – 0,03

Nguồn: Kết quả nghiên cứu tổng hợp của Viện vệ sinh dịch tễ, 2005.

- Nước thải sinh hoạt: Số lượng công nhân hoạt động tại nhà máy là 300 người. Định mức sử dụng nước trong giai đoạn này mỗi người là 120 lít/người.ngày (theo TCXDVN 33:2006).

Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là: 120 lít/người.ngày x 300 người x 80% = 28,8 m3/ngày.đêm. Như vậy tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn này được tính toán như sau.

Bảng 3.: Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn vận hành. STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/người.ngày) Tải lượng (g/ngày) 1 BOD5 45 – 54 13.500 – 16.200 2 COD (Dicromate) 72 – 102 21.600 – 30.600 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145 21.000 – 43.500 4 Dầu mỡ 10 – 30 3.000 – 9.000 5 Nitrat (tính theo N) 6 – 12 1.800 – 3.600 6 Amoni (tính theo N) 2,4 – 4,8 720 – 1.440 7 Phosphat (tính theo P) 0,8 – 4,0 240 – 1.200 8 Tổng Coliform (MPN/100ml) 106 – 109 3.108 – 3.1011 (Nguồn: WHO, 1993)

Ghi chú: Hệ số ô nhiễm được tính theo Assessment of Sources Of Air, Water, and Land Pollution. World Health Organization, Geneva, 1993.

Bảng 3.: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn vận hành. STT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT Cột B (chọn K=1)(mg/l) 1 BOD5 469 – 563 50 2 COD (Dicromate) 750 – 1.063 - 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 729 – 1.510 100 4 Dầu mỡ 104 – 313 20 5 Nitrat (tính theo N) 63 – 125 50 6 Amoni (tính theo N) 25 – 50 10 7 Phosphat (tính theo P) 8 – 42 10 8 Tổng Coliform (MPN/100ml) 10,4.106 - 10,4.109 5.000

Nguồn: Công ty cổ phần giải pháp môi trường xanh Greenvi, 2011.

Ghi chú: QCVN 14:2008/BTNMT (cột B).

- Nước thải sản xuất

+ Nước thải từ khu ép mía: Ở đây, nước dùng để ngâm ép đường trong mía và làm mát các ổ trục của máy ép.Ước lượng khoảng 100 m3 / ngày.

+ Nước thải rửa lọc, làm mát, rửa thiết bị và rửa sàn: Nước thải rửa lọc tuy có lưu lượng nhỏ. Nước làm mát được dùng với lượng lớn và thường được tuần hoàn hầu hết hoặc một phần trong quy trình sản xuất. Nước làm mát thường nhiễm bẩn một số chất hữu cơ bay hơi từ nước đường đun sôi trong nồi nấu. Nước rửa thiết bị và rửa sàn có lưu lượng thấp và được xả định kỳ. Ước lượng khoảng 50 m3 / ngày.

+ Nước thải khu lò hơi: Nước thải khu lò hơi được xả định kỳ với đặc điểm là chất rắn lơ lửng cao và giá trị BOD thấp, nước thải mang tính kiềm. Ước lượng khoảng 50 m3 / ngày.

3) Nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn - Ô nhiễm do chất thải rắn sản xuất

+ Bã mía và bao bì chứa phụ liệu, bao bì đóng gói sản phẩm bị hư phát sinh khoảng 50 kg/ngày.

+ Lượng bùn phát sinh cũng thuộc dạng như chất thải nguy hại ước tính khoảng 50 kg/ngày.

- Ô nhiễm do chất thải nguy hại

+ Giẻ lau, vệ sinh máy móc thiết bị và bao tay của công nhân thải ra khoảng 20 kg/ngày.

+ Nhớt thủy lực và nhớt bôi trơn thải ra trong quá trình vận hành thiết bị thải ra khoảng 30 lít/tháng.

- Ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt: + Tổng người trong nhà máy: 300 người.

Lượng chất thải phát sinh trung bình: 1kg/người.ngày.

Tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong nhà máy là: 300 kg/ngày. Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt, bao gồm:

o Các hợp chất có nguồn gốc hữu cơ như: thực phẩm, rau quả, thức ăn dư thừa,...

o Chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên trong nhà máy gồm: các loại bao bì đựng đồ ăn, thức uống,….

4) Ô nhiễm do tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh trong quá trình sản xuất như: Nhập nguyên liệu, ép mía và tiếng ồn từ máy phát điện, từ phương tiện giao thông vận chuyển ra vào nhà máy nhưng không đáng kể.

5) Ô nhiễm do nhiệt thừa

Nguồn gây ô nhiễm nhiệt gồm: Bên ngoài nhà máy:

- Phương tiện vận chuyển, bức xạ mặt trời xuyên qua trần mái tôn vào những ngày trời nắng gắt.

Bên trong nhà máy:

- Nhiệt tỏa ra do hoạt động của con người và nhiệt thừa phát sinh ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất đường (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w