Xây dựng đường chuẩn của dung dịch salbutamol sulphat trong môi trường nước cất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén salbutamol tác dụng kéo dài với tá dược gôm xanthan (Trang 31)

/ 2= 50x1g« i+ (i»)ĨK r,

2.2.1. Xây dựng đường chuẩn của dung dịch salbutamol sulphat trong môi trường nước cất

trong môi trường nước cất

Do hàm lượng salbutamol sulphat trong viên rất thấp nên khi thử hoà tan, dược chất giải phóng trong môi trường hoà tan tại các thời điểm có nồng độ rất thấp (nồng độ tối đa dược chất giải phóng trong môi trường hoà tan = 16 mcg/ml). Do vậy cần tìm một bước sóng tối ưu để phép định lượng của quá trình thử hoà tan được chính xác. Chúng tôi tiến hành quét phổ UV-VIS của dung dịch salbutamol sulphat để chọn bước sóng cho phép thử hoà tan đồng thời tiến hành lập đường chuẩn biểu thị tương quan tuyến tính giữa độ hấp thụ ở bước sóng lựa chọn vào nồng độ salbutamol sulphat trong môi trường hoà tan.

❖ Quét phổ u v - VIS của dung dịch salbutamol sulphat. + Tiến hành:

Pha dung dịch chuẩn salbutamol sulphat có nồng độ khoảng 25 mcg/ml Tiến hành quét phổ với khoảng bước sóng 200 - 400 nm nhờ phần mềm Scan của hệ thống thử độ hoà tan tự động Vankel - Varian.

Graph 2 . sample2 X: 265.4344, Y: 1.266674

Hình 3. Phổ tử ngoại của dung dịch salbutamol sulphat.

Rhận xét:

Trong khoảng bước sóng 200 - 400 nm dung dịch salbutamol sulphat trong nước có hai cực đại hấp thụ, chúng tôi chọn cực đại hấp thụ ở A =227 nm bởi ở bước sóng này có độ đáp ứng cao hơn.

❖ Lập đường chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa độ hấp thụ với nồng độ salbutamol sulphat ở bước sóng 227 nm.

+Tiến hành:

Pha các dung dịch salbutamol sulphat có khoảng nồng độ từ 2,5 - 17,5 mcg/ml tiến hành đo độ hấp thụ trên máy Cary 50 nhờ phần mềm Concentration kết quả được trình bày ở bảng 5 và hình 4.

Bảng 5. Sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ dung dịch salbutamol sulphat ở A = 227 nm. Số thứ tự Nồng độ (mcg/ml) Độ hấp thụ (D) 1 2,705 0,068 2 5,410 0,1781 3 10,820 0.2748 4 13,525 0,3335 5 16,230 0,3913 6 18,935 0,4732 Nồng độ (mcg/ml)

Hình 4. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ salbutamol sulphat trong môi trường hoà tan.

Phương trình hồi quy: y= 0,0233 X + 0,0242 Với R2 = 0,9873

Giá trị R2 88 1 cho thấy trong khoảng nồng độ khảo sát, độ hấp thụ phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ dung dịch salbutamol sulphat.

Do đó để tính toán lượng salbutamol sulphat giải phóng trong phép thử độ hoà tan có thể so sánh độ hấp thụ của môi trường hoà tan với độ hấp thụ của 1 dung dịch chuẩn có nồng độ chính xác khoảng 16 mcg/ml ở bước sóng 227 nm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén salbutamol tác dụng kéo dài với tá dược gôm xanthan (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)