2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
2.1.1. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu
2.1.1.1. Nguyên liệu
Bảng 4. Nguyên liệu nghiên cứu.
Nguyên liệu Nguồn gốc Tiêu chuẩn
Salbutamol sulphat Trung quốc USP24
Salbutamol sulphat Viện kiểm nghiệm Chất chuẩn
Gôm xanthan Mỹ USP24
Bột talc Trung quốc USP24
Dicalci phosphat Trung quốc USP24
Tinh bột mỳ Trung quốc USP24
Lactose monohydrat Hãng Meggle (Đức) USP24
Avicel PH 101 FMC Corp (Mỹ) USP24
Ethanol tuyệt đối Công ty hoá chất Đức Giang Tinh khiết phân tích
Methanol Prolabo (Pháp) Loại dùng cho HPLC
1- natri hexansulfonat ICN Biochemical Inc (Mỹ) Loại dùng cho HPLC Acid acetic băng Prolabo (Pháp) Loại dùng cho HPLC
2.I.I.2. Phương tiện nghiên cứu
+ Máy dập viên tâm sai KORSCH. + Máy đo LGVV Erweka TBH 200.
+ Hệ thống thử độ hoà tan tự động Vankel-Varian.
+ Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao spectra System (Thermo Finnigan - Mỹ).
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
2.1.2.1. Phương pháp bào chê viên nén salbutamol sulphat
Viên nén TDKD chứa salbutamol sulphat được bào chế bằng phương pháp dập thẳng:
Cân dược chất, tá dược độn trộn đều theo phương pháp đồng lượng. Cho hỗn hợp bột qua rây 315 mcm. Dập viên có đường kính 7 mm với LGVV 6-8 kP.
2.1.2.2. Phương pháp đánh giá tiêu chuẩn chất lượng viên nén tác dụng
kéo dài
❖ Phương pháp đo LGVV
Sử dụng máy đo LGVV Erweka TBH 200. ♦♦♦ Phương pháp thử độ hoà tan
Sử dụng thử nghiêm hoà tan theo dược điển Mỹ XXVI để đánh giá %
salbutamol sulphat giải phóng từ các mẫu viên nén tại từng thời điểm xác định. Thử nghiệm được tiến hành nhờ hệ thống thử độ hoà tan tự động Vankel-Varian với các thông số:
• Máy 2: cánh khuấy.
• Môi trường hoà tan : 600 ml nước cất.
• Nhiệt độ : 37 ± 0,5°c.
• Tốc độ khuấy : 50 ± 2 vòng/phút.
Mẫu hoà tan được lấy tại 25 thời điểm trải đều từ 0 - 8h. Hàm lượng salbutamol sulphat giải phóng được xác định bằng phương pháp đo mật độ quang ở bước sóng 227 nm.
❖ Phương pháp định lượng
Tiến hành bằng phương pháp HPLC theo chuyên luận viên nén albuterol (salbutamol) với các điều kiện sắc ký và phương pháp định lượng như USP XXVI [35].
2.1.2.3. Phương pháp thiết kế thí nghiệm
Sử dụng thiết kế mặt hợp tử tại tâm với sự trợ giúp của phần mềm MODDE 5.0.
2.1.2.4. Phương pháp mô hình hoá động học giải phóng salbutamolsulphat từ viên nén sulphat từ viên nén
Đánh giá động học giải phóng dược chất với một số mô hình toán học phổ biến: động học bậc không, động học bậc một (mô hình Wagner), Weibull, Higuchi, Hixson - Crowell, Korsmeyer - Peppas, Hopfenberg, đa thức bậc hai. Đánh giá tính phù hợp của mô hình dựa vào tiêu chuẩn thông tin Akaike AIC (the Akaike Information Criterion). Giá trị AIC được tính toán nhờ chương trình MathCAD 2000.
Trong đó AIC được tính bởi công thức [20]:
Yl ^
A ie = «X ln £ ( y z '- y ) + 2p i= 1
n: số điểm lấy mẫu.
yi, y 5 : lần lượt là % giải phóng tại thời điểm lấy mẫu thứ i và
% giải phóng tính toán theo mô hình, p: số tham số của mô hình.
2.1.2.5. Phương pháp tối ưu hoá
Sử dụng hai phương pháp tối ưu hoá :
+ Dựa trên hàm mục tiêu bậc hai với sự trợ giúp của phần mềm MODDE 5.0. + Dựa trên mạng thần kinh nhân tạo với sự trợ giúp của phần mềm ANNA & OPTIM 1.4.
Các thông số được tối ưu hoá là phần trăm giải phóng salbutamol sulphat sau 1, 4, 8 giờ và chỉ số biểu hiện cho sự giống nhau giữa đồ thị giải phóng của viên nén TDKD bào chế được với và viên đối chiếu Volmax (hãng Glaxo Smith Kline -Anh). f2 được tính theo công thức sau [20]: