/ 2= 50x1g« i+ (i»)ĨK r,
2.2.2. Thí nghiệm sơ bộ Lựa chọn công thức cơ bản
Chúng tôi lựa chọn cốt hoà tan với tá dược kéo dài là gôm xanthan làm hướng nghiên cứu bào chế viên nén salbutamol sulphat TDKD.
Chúng tôi đã khảo sát sơ bộ công thức viên nén salbutamol sulphat TDKD với các thành phần sau: salbutamol sulphat, gôm xanthan, talc và với các tá dược độn khác nhau: Avicel PH 101, dicalci phosphat, lactose, tinh bột. Viên được dập theo phương pháp như đã mô tả ở mục 2.1.2.1.
Kết quả thử độ hoà tan cho thấy dược chất giải phóng ở công thức chứa tá dược dicalci phosphat kéo dài hơn và ổn định hơn ở các công thức khác vì vậy chúng tôi đã lựa chọn công thức cơ bản có thành phần như sau:
Salbutamol sulphat 9,6 mg Gôm xanthan
Dicalci phosphat Talc
Trong đó vai trò của các tá dược trong công thức là [1], [25]:
> Gôm xanthan là tá dược kéo dài sự giải phóng dược chất theo cơ chế trương nở hoà tan.
> Dicalci phosphat: không hút ẩm, trơn chảy tốt, đảm bảo độ bền cơ học của viên do đó dicalci phosphat là tá dược thích hợp cho viên nén được bào chế bằng phương pháp dập thẳng.
Dicalci phosphat vừa đóng vai trò tá dược độn vừa đóng vai trò tạo cốt trơ khuếch tán kéo dài sự giải phóng dược chất.
> Talc: có tác dụng làm trơn, chống dính chày cối và điều hoà sự chảy. Nếu lượng lớn trong viên, sẽ kéo dài sự giải phóng dược chất.
Để xác định khoảng biến thiên của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giải phóng dược chất, chúng tôi dập viên với mức cao nhất và mức thấp nhất của các yếu tố trên theo hai công thức sau:
Bảng 6. Thành phần của các công thức 1 và 2. Thành phần Công thức 1 Công thức 2 Salbutamol sulphat 9,6 mg 9,6 mg Gôm xanthan 50 mg 100 mg Dicaci phosphat 98,8 mg 45,6 mg Talc 1,6 mg 4,8 mg
Trong đó: đường kính viên = 7 mm. ở công thức 1: LG V V = 6 kP.
ở công thức 2: LGVV = 8 kP. Kết quả thử hoà tan thể hiện ở bảng 7 và hình 5.
Bảng 7. Kết quả thử hoà tan của các công thức 1,2. Thời gian (h) Công thức 1 (%) Công thức 2 (%)
1 16,0 12,2 2 26,2 20,1 3 34,7 27,9 4 42,5 35,9 5 49,4 44,0 6 55,6 52,9 7 61,6 62,6 8 66,8 71,2
thời gian (h)
Hình 5. Đồ thị giải phóng dược chất của công thức.
ĩỉhận xét:
Ở tỉ lệ gôm xanthan từ 31,25 - 62,5 % (khối lượng viên là 160 mg), sau 8 giờ cả hai công thức đều chỉ đạt giải phóng < 80%. Sự khác nhau về giải phóng dược chất từ hai công thức là không đáng kể bởi trong 2 công thức, tá dược đóng vai trò kéo dài sự giải phóng dược chất là gôm xanthan và dicalci phosphat đều chiếm tỉ lệ khá cao trong công thức. Ở công thức 1 tỉ lệ gôm thấp hơn nhưng tỉ lệ dicalci phosphat cao hơn công thức 2. ở công thức 2 tỉ lệ gôm cao hơn nhưng tỉ lệ dicalci phosphat lại thấp hơn công thức 1. Kết quả là vẫn làm chậm sự giải phóng dược chất từ viên nén và sự khác nhau vể giải phóng dược chất ở 2 công thức là không đáng kể. Tuy nhiên ở công thức 2 có tỉ lệ gôm cao hơn, ban đầu dược chất giải phóng chậm hơn nhưng giải phóng đều đặn hơn công thức 1 và kết quả là đạt sự giải phóng dược chất nhanh hơn
Để đạt sự giải phóng dược chất kéo dài trong 8h chúng tôi tiếp tục giảm tỉ lệ gôm xanthan và tiến hành thiết kế và tối ưu hoá công thức.