Sau đây là ví dụ về qui trình ước lượng ban đầu về mức trọng yếu của hai công ty kiểm toán Việt Nam:
Công ty Deloitte Việt Nam:
Việc ước lượng ban đầu về mức trọng yếu được Deloitte Việt Nam chia thành hai trường hợp:
Trường hợp 1, khách hàng là công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Với loại khách hàng này, những người quan tâm tới BCTC thường chú ý nhiều tới chỉ tiêu lợi nhuận thuần sau thuế. Nên chỉ tiêu được công ty lựa chọn là lợi nhuận thuần sau thuế. Tuy nhiên, cũng có trường hợp DN làm ăn thua lỗ hoặc hoà vốn thì việc lựa chon chỉ tiêu này làm số gốc không có ý nghĩa. Khi đó, chỉ tiêu được lựa chọn sẽ là giá trị bình quân của lợi nhuận thuần sau thuế trong một số năm liên tục trước đó.
Sau khi lựa chọn được số gốc, mức trọng yếu sẽ được xác định bằng 5 – 10% số gốc.
Trường hợp 2, khách hàng là những công ty không niêm yết trên thị trường chứng khoán. Chỉ tiêu được lựa chọn làm, có thể là: tổng tài sản ngắn hạn, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận thuần sau thuế hoặc tổng doanh thu.
Sau khi xác định được số gốc, KTV cũng ước tính mức trọng yếu theo các trường hợp cụ thể hơn (bảng 2.1):
- 2% tổng tài sản ngắn hạn hoặc vốn chủ sở hữu.
- 10% lợi nhuận sau thuế với giả thiết đơn vị hoạt động liên tục. - từ 0,5% đến 3% tổng doanh thu theo bảng tỉ lệ qui định
Trong các cuộc kiểm toán cụ thể, mức trọng yếu không được cao hơn tỷ lệ trên. Ngược lại, với các trường hợp đặc biệt, có thể đánh giá ở mức tỷ lệ thấp hơn tuỳ theo xét đoán của KTV nhưng phải được phê chuẩn bởi chủ nhiệm kiểm toán và thành viên ban giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán.
Đối với mỗi khách hàng cụ thể, sau khi đã thu thập được các thông tin về khách hàng, thực hiện phân tích sơ bộ BCTC, các KTV sẽ lập “bảng ước tính mức độ trọng yếu” có mẫu như sau:
Bảng 2.1: Bảng tính mức trọng yếu của AASC
Stt Chỉ tiêu
Tỷ lệ %
Thấp nhất Cao nhất
Số tiền
Ước tính mức trọng yếu
Tối thiểu Tối đa
1 Lợi nhuận trước
thuế 4 8 2 Doanh thu 0,4 0,8 3 Tài sản ngắn hạn 1,5 2 4 Nợ ngắn hạn 1,5 2 5 Tổng tài sản 0,8 1
Sau khi đã tính được các chỉ tiêu trong bảng, KTV sẽ lựa chọn một mức trọng yếu theo chủ quan của mình. Thông thường, KTV sẽ lựa chọn mức trọng yếu theo chỉ tiêu được đánh giá là ổn định qua các kỳ và được nhiều người sử dụng BCTC quan tâm.