Tiềm năng và tình hình nghiên cứu Isaria tenuipe sở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành synnema của isaria tenuipes (PECK ) samson bằng phương pháp lên men bề mặt luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 32 - 34)

Nấm ký sinh côn trùng và công nghệ nấm – côn trùng là một lĩnh vực mới đối với Việt Nam. Cho đến nay, ở Việt Nam chỉ mới nghiên cứu về một vài loai nấm ký sinh côn trùng theo hướng nghiên cứu phòng trừ sâu hại cây trồng và chỉ

tập trung nghiên cứu ứng dụng hai loài nấm Beaueria, Metarhizium, những hạn

chế về đa dạng sinh học các hợp chất có hoạt tính sinh học cao, khả năng nhân nuôi để thu synnema còn rất hạn chế.

Kết quả nghiên cứu của Võ Thị Thu Oanh (2003) [11] về thành phần nấm ký sinh trên côn trùng gây hại tại một số quận ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, có 8 loài nấm ký sinh côn trùng thuộc các giống Beaueria,

Metarhizium, Normuraea, Entomophthora, Verticillium, Aschersonia, Fusarium và

Hirsutella. Trong các mẫu thu thập thì 2 loại nấm Beaueria, Metarhizium ký sinh trên nhiều loài côn trùng khác nhau.

Kết quả nghiên cứu giữa Viên sinh học Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Quốc gia về Kỹ nghệ gen và Công nghệ sinh học (BIOTEC, Thái Lan) về đa dạng nấm ký sinh côn trùng ở Vườn Quốc gia Cát Tiên cho thấy có 35 loài nấm ký sinh côn trùng thuộc 13 giống. Giống có thành phần loài đa dạng nhất là giống Aschersonia với 8 loài, tiếp theo là giống Cordyceps và Torrubiella với 5 loài. Các giống khác biến động từ 1-3 loài (Lê Tấn Hưng, 2008).

Kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Lân và cs. (2010) [9] về đa dạng nấm ký sinh côn trùng giống Isaria ở vườn Quốc gia Phù Mát và khu bảo tồn thiên nhiên Phù Huống cho thấy có 13 loài Isaria đã được thu thập và định loại, trong đó

Isaria tenuipes là loài phổ biến nhất, tiếp theo là Isaria javanica. Các loài còn lại rất hiếm gặp, số mẫu thu được dao động từ 1 - 5 mẫu.

TT Tên loài Số lượng mẫu Tần suất (%) 1 Isaria tenuipes 123 79,87 2 Isaria carneus 1 0,65 3 Isaria javanica 12 7,78 4 Isaria farinose 5 3,25 5 Isaria xylariiformis 1 0,65 6 Isaria sp1. 1 0,65 7 Isaria sp2. 1 0,65 8 Isaria sp3. 2 1,30 9 Isaria sp4. 1 0,65 10 Isaria sp5. 3 1,95 11 Isaria sp6. 2 1,30 12 Isaria sp7. 1 0,65 13 Isaria sp8. 1 0,65 Tổng cộng 154

Theo các nghiên cứu về sinh cảnh và vật chủ của Isaria tenuipes cho thấy,

I. tenuipes được tìm thấy trong tàn dư thực vật hoặc trong lớp đất mặt sâu 1- 2 cm. Loại nấm này ưa ẩm, phân bố dọc 2 bên các khe, suối trong rừng. Chúng phân bố rất rộng từ vùng đệm đến vùng lõi của rừng, thậm chí có thể bắt gặp ngay trên đường vào rừng.

Vật chủ của I. tenuipes chỉ có trên các loài nhộng hoặc sâu non bộ cánh vảy nhưng chủ yếu là nhộng. Kích thước vật chủ biến động rất lớn, với chiều dài 2.21 - 27.36 mm, chiều rộng 1.13 - 7.78mm. Điều này, chứng tỏ I. tenuipes ký sinh trên nhiều loài sâu cánh vảy khác nhau. Mức độ chuyên hóa tương đối cao chỉ ký sinh ở pha nhộng của sâu bộ cánh vảy. Các loại sâu cánh vảy khi hóa nhộng thường nằm trong lá, cành cây hay trong đất, nếu bị nấm ký sinh thì sau một thời gian các synnemata mọc lên có màu trắng đặc trưng

Theo nghiên cứu của Trần Ngọc Lân, Thái Thị Ngọc Lam, Nguyễn Thị Thành [9] về sự sinh trưởng phát triển của Isaria tenuipes trên môi trường PDA cho thấy. Khuẩn lạc trên môi trường PDA mọc nhanh, hình toả tròn, hướng lên trên. Màu sắc khuẩn lạc thay đổi, đầu tiên màu trắng sau đó chuyển sang màu vàng và vàng nhạt khi thành thục. Bào tử xuất hiện sau nuôi cấy từ 4 - 7 ngày. Sau 10 ngày

khuẩn lạc bao phủ PDA. Kết quả bảng 5 cho thấy, đường kính của khuẩn lạc tăng dần theo thời gian nuôi cấy và đạt giá trị lớn nhất là 23.66 mm sau 10 ngày (khuẩn lạc phủ kín bề mặt PDA).

Sau ngày thứ 4, bề mặt khuẩn lạc bắt đầu xuất hiện những đường tròn đồng tâm. Ngày thứ 5 ở giữa tâm của khuẩn lạc có xu hướng lõm xuống, mặt sau màu vàng nhạt, ở giữa màu trắng và bắt đầu xuất hiện bào tử màu trắng bao phủ trên bề mặt nấm, dạng bột. Sự xuất hiện bào tử ở ngày thứ 5 đã ảnh hưởng đến độ dày khuẩn lạc. Độ dày tăng dần từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 5 và đạt đỉnh ở ngày thứ 6 sau đó giảm dần.

Sau 6 ngày, nấm lõm xuống rõ ràng và phân biệt thành 3 đường tròn đồng tâm trên bề mặt PDA. Sợi nấm dạng lông nhu màu vàng nhạt, mềm, có lớp bào tử trắng, dạng bột, mỏng bao phủ khắp bề mặt nấm. Sau 7 ngày, giữa tâm của khuẩn lạc bào tử nhô dần lên, dày đặc.

Đái Huy Ban, Trần Đình Toại, Lưu Tham Mưu (2007) đã công bố nghiên cứu về một loại Đông trùng Hạ Thảo Isaria sp.. Tiêu bản của Đông trùng Hạ Thảo đã được phát hiện ở Tuyên Quang.

Kết quả nghiên cứu về thành phần sinh hóa trong nấm “Đông trùng hạ thảo

tằm dâu” (Isaria tenuipes) của Nguyễn Mậu Tuấn (2010) cho thấy, hàm lượng

protein dao động từ 59.61 đến 70.45%, hàm lượng mannitol dao động từ 1.21 đến 1.78%, tổng acid amin dao động từ 27.75 đến 48.02% với các thành phần vi lượng và vitamin cao. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không cho thấy sự hiện diện của hợp chất adenosien và N6-(2-hydroxyethyl) adenosine trong các thành phần hóa sinh phân tích từ loài này mà [3] đã báo cáo.

Chương II.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành synnema của isaria tenuipes (PECK ) samson bằng phương pháp lên men bề mặt luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 32 - 34)