Lược sử nghiên cứu nấm ký sinh côn trùng ở Nghệ An

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái và sự hình thành synnema của isaria tenuipes (PECK) samson trên nhộng tằm dâu bombyx miri linnaeus luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 29 - 34)

Nghiên cứu ứng dụng nấm ký sinh côn trùng, đặc biệt là nhóm Cordyceps

lĩnh vực có ý nghĩa khoa học và có giá trị thực tiễn cao và là lĩnh vực rất mới đối với Việt Nam. Vì vậy tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ nghiên cứu ứng dụng nấm ký

sinh côn trùng (nhóm Cordyceps) ở các nước có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm

trong lĩnh vực này, như BIOTEC Thái Lan là rất cần thiết.

BIOTEC là một Trung tâm Công nghệ Sinh học mạnh của Châu Á, một trong các lĩnh vực nghiên cứu thành công của BIOTEC là nghiên cứu ứng dụng nấm ký sinh côn trùng. BIOTEC được coi là trung tâm đi đầu trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng nấm ký sinh côn trùng, vì vậy chúng tôi kính đề nghị Bộ Khoa học & Công nghệ cho phép được nhận nhiệm vụ Nghị định thư về hợp tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học nấm ký sinh côn trùng với BIOTEC Thái Lan.

Trong thời gian 2007 – 2008, tiến hành nghiên cứu đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào

tạo “Đa dạng sinh học nấm ký sinh côn trùng ở Vườn Quốc gia Pù Mát và đánh giá khả

năng ký sinh của một số loài nấm đối với một số loài sâu hại cây trồng” (Mã số B2007- 27-25) cùng với sự hợp tác nghiên cứu của các nhà khoa học BIOTEC Thái Lan (Dr. Somsak Sivichai và cộng sự) đã thu được một số kết quả bước đầu. Ở VQG Pù Mát có 44 loài nấm ký sinh côn trùng, trong đó có 5 loài Cordyceps spp.. Với việc tìm được 5

loài Cordyceps spp. ở VQG Pù Mát, có thể nói đây là phát hiện đầu tiên ở Việt Nam về

nhóm nấm ký sinh côn trùng quý hiếm Cordyceps. Trong số đó có thể có 3 loài

Cordyceps unilateralis, Cordyceps sp1., Cordyceps sp2. cho các chất có hoạt tính sinh

học làm dược liệu. Kết quả phân tích về hình thái, sinh học, sinh thái của Cordyceps

của Trung Quốc, nhưng cũng có những đặc điểm sai khác rõ rệt, có thể các loài này là loài đặc hữu Việt Nam. (Trần Ngọc Lân và cs., 2008) [7], [8].

Trong các loài IPF thu thập được tại Vườn Quốc gia Pù Mát, có loài Hirsutella

sp.ký sinh trên mối đất. Theo TS. Somsak Sivichai (BIOTEC, Thái Lan) thì đây có thể

là một trong những loài có khả năng cho hợp chất có hoạt tính sinh học cao, vì chúng ký sinh trên cả hai con mối đất (con cái và con đực). Ngoài ra, các nghiên cứu của

Vongvanich N. (2002), loài Hirsutella kobayasii. có chất kháng sinh có bản chất là

cyclohexadepsipeptide được sử dụng trong y - dược. Chất này có tác dụng chữa trị các bệnh về tim mạch như chứng loạn tim, huyết áp cao và chứng đau thắt ngực.

Kết quả nghiên cứu của TT Nghiên cứu và ứng dụng CNSH Nông nghiệp Đại học Vinh với BIOTEC (Thái Lan) về EPF ở Vườn quốc gia Pú Mát 2007 – 2008, đã xác định được 71 loài thuộc 17 giống của 3 bộ côn trùng. Trong đó có một số loài có khả năng chiêt xuất được chất có hoạt tinh sinh học cao phục vụ y dược như

Cordyceps sp1., Cordyceps sp2., Cordycep sp3.,… (Trần Ngọc Lân và nnk., 2007) [7].

Các kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Lân và nnk., 2008 [8] cho thấy loài

Paecilomyces sp1. có khả năng phòng trừ sâu xanh hại lạc và sâu tơ (Plutella xylostella

L.) hại rau cải một cách có hiệu quả. Các loài thuộc các giống Akanthomyces, Aschersonia, Hypocrella, Hyperdermium, Torrubiella cũng có tiềm năng trong việc ứng dụng các loài này trong kiểm soát sinh học vì có những loài thuộc các giống trên có phổ côn trùng ký chủ đa dạng và dễ phân lập trên môi trường nhân tạo.

Có thể nói Việt Nam là đất nước có nhiều đồi núi là Vườn Quốc gia, Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên tạo nên sự đa dạng cao của nấm ký sinh côn trùng. Nhưng có rất ít quan tâm tới nấm ký sinh côn trùng từ trước tới nay. Vì vậy những nghiên cứu liên quan đến nhân nuôi nhân tạo để sản xuất thực phẩm – dược phẩm là hoàn toàn hiếm. Gần đây, nghiên cứu của Nguyễn Mậu Tuấn (2011) đã công bố về nhân nuôi thành

công synnema của Isaria tenuipes trên giá thể nhộng tằm. Tuy nhiên, kết quả phân tích

thành phần hợp chất hóa học có trong nấm này không thấy sự hiện diện hợp chất quan trọng Adenosine.

Nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh học cao từ Corrdyceps ứng dụng trong y - dược

Các kết quả nghiên cứu và thành tựu đạt được về Cordyceps ở Việt Nam còn rất

ít và mới chỉ là những nghiên cứu ban đầu. Tuy nhiên, từ những năm của thập niên 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công về khoa học và ứng dụng thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu vi sinh vật, như các công trình của Nguyễn Lân Dũng và cs (1969, 1972), [3], Nguyễn Lân Dũng (1981) [4], các công trình nghiên cứu về nấm dược liệu của Trịnh Tam Kiệt (2003) …[10].

Theo Đỗ Tất Lợi (1999) [1], người dân Việt Nam hiện đã và đang sử dụng hai loại EPF làm dược liệu, một loại nhập từ Trung Quốc và một loại của Việt Nam. Hàng năm tại Thất Khê (Lạng Sơn), Hoà Bình, Lào Cai nhân dân khai thác một loại

Đông trùng - Hạ thảo, loại này có tên khoa học Brihapa atrostigmella. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Nguyễn Lân Dũng, Dương Văn Hợp, Phạm Thế Hải (2005) “Đông

Trùng Hạ Thảo” (Cordyceps sinensis) là một loại thần dược, các nghiên cứu y học và

dược học đã chứng minh chúng có 25 tác dụng phòng chống bệnh và tăng cường sức khoẻ con người [5].

Kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Lân và nnk. (2008) ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, giống nấm ký sinh côn trùng Cordyceps có 6 loài khác nhau, bao gồm

Cordyceps unilateralis, Cordyceps irrangensis, Cordyceps sp1., Cordyceps sp2.,

Cordyceps sp3., Cordyceps sp4.. Trong đó loài phổ biến nhất là loài Cordyceps unilateralis với 88 mẫu thu được (chiếm 92.63%) và 3 loài (C. unilateralis (Tull.)

Sacc, Cordyceps sp1., Cordyceps sp2.) có khả năng cho các hoạt chất sinh học làm

dược liệu [37]. Năm 2009 nhóm nghiên cứu cũng đã thu thập được nhiều mẫu nấm

Cordyceps có nhiều triển vọng. Hiện tại, các công trình nghiên cứu vẫn đang được

tiếp tục và tập trung vào hướng nghiên cứu công nghệ sản xuất các loài Cordyceps sp.

phục vụ nhu cầu đời sống sức khỏe của con người.

Ở Việt Nam cũng đã có các chương trình hợp tác với nước ngoài về Đông trùng - Hạ thảo như hợp tác giữa Công ty Shanghai Grace Biotech Co. Ltd Hàn Quốc và

Công ty Cổ phần dược Trung ương Mediplantex về sản xuất Đông trùng hạ thảo phục vụ nhu cầu của thị trường .

Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Quy trình nghiên cứu

Hình 2.1. Sơ đồ mô tả quy trình nghiên cứu hình thành synnema của Isaria tenuipes

trên nhộng tằm

Đánh giá khả năng hình thành synnema trên nhộng tằm

Phân lập và nuôi cấy thuần trên PDA

Lựa chọn môi trường lỏng thích hợp cho lây nhiễm

Bảo quản mẫu trong slop

Nhân giống lỏng trên môi trường PDB

Thu thập

Xây dựng quy trình hình thành synnema của I. tenuipes trên nhộng tằm

Đánh giá sự đa hình của I. tenuipes

Quy trình thể hiện tổng quan quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, trong đó

mục tiêu cụ thể gồm: Đánh giá sự đa hình của Isaria tenuipes, lựa chọn môi trường

lỏng trong số môi trường được các nghiên cứu trên thế giới sử dụng, đánh giá khả năng hình thành synnema trên nhộng tằm và hệ thống hóa quy trình sản xuất synnema trên nhộng tằm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái và sự hình thành synnema của isaria tenuipes (PECK) samson trên nhộng tằm dâu bombyx miri linnaeus luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 29 - 34)