Lược sử nghiên cứu nấm ký sinh côn trùng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái và sự hình thành synnema của isaria tenuipes (PECK) samson trên nhộng tằm dâu bombyx miri linnaeus luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 27 - 29)

Từ thập niên 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công về khoa học và ứng dụng thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu vi sinh vật, như các công trình của Nguyễn Lân Dũng và cộng sự (1969, 1972) [3], Nguyễn Lân Dũng (1981) [4], Trịnh Tam Kiệt (1981) [9]; Và những thành công trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng sinh vật dược liệu, như các công trình của Đỗ Tất Lợi (1999) [1], Nguyễn Bá Hoạt và cộng sự (2000) [2], Viện Dược liệu (2001); Các công trình nghiên cứu về nấm dược liệu của Trịnh Tam Kiệt (2003) [10], Trịnh Tam Kiệt, Trịnh Tam Bảo (2005, 2007) [11].

Theo Đỗ Tất Lợi (1999) [1], người dân Việt Nam hiện đã, đang sử dụng hai loại EPF làm dược liệu, một loại nhập từ Trung Quốc và một loại của Việt Nam. Hàng năm tại Thất Khê (Lạng Sơn), Hoà Bình, Lào Cai nhân dân khai thác một loại

Đông trùng Hạ thảo, loại này có tên khoa học Brihaspa atrostigmella thuộc bộ cánh

vảy (Liepidoptera), nó sống trong thân cây đót (Thysanoloena maxima O. Kuntze)

thuộc họ Hòa thảo (Gramineae). Đông trùng Hạ thảo được người dân Việt Nam sử

Theo Nguyễn Lân Dũng, Dương Văn Hợp, Phạm Thế Hải (2005) [5] “Đông

Trùng Hạ Thảo” (Cordyceps sinensis) là một loại thần dược, các nghiên cứu y học và

dược học đã chứng minh chúng có 25 tác dụng phòng chống bệnh và tăng cường sức khoẻ con người.

Kết quả nghiên cứu của Võ Thị Oanh (2003) về thành phần nấm ký sinh côn trùng, gây hại tại một số quận ngoại thành của thành Phố Hồ Chí Minh cho thấy, có 8 loài nấm ký sinh côn trùng thuộc các giống Bveauveria, Metarhizium, Normuraea, Entomophthora, Verticillium, Aschersonia, Fusarium và Hirsuterlla. Trong các mẫu

thu thập, thì 2 loài nấm Beauveria bassiana và Metarhizium anisopliea ký sinh trên

nhiều loại côn trùng khác nhau [12].

Kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Viện Sinh học Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Quốc gia về Kỹ nghệ gen và Công nghệ sinh học (BIOTEC, Thái Lan) về đa dạng nấm ký sinh côn trùng ở Vườn Quốc gia Cát Tiên cho thấy (Lê Tấn Hưng, 2008), trong thời gian nghiên cứu gần 2 năm có 35 loài nấm ký sinh côn trùng thuộc 13 giống. Giông có thành phần loài đa dạng nhất là giống Aschersonia với 8

loài, tiếp theo là giống Cordyceps và Torrubiella với 5 loài. Các giống còn lại biến

động từ 1-3 loài thu thập và mô tả.

Ở Việt Nam, nấm ký sinh côn trùng đang là một lĩnh vực rất mới và chỉ có một số dẫn liệu ban đầu là ứng dụng chế phẩm nấm trong phòng trừ sâu hại cây trồng. Các nghiên cứu của Phạm Thị Thuỳ và nnk., 2005 [6] cho thấy có thể sử dụng loài Beauveria bassiana. (Bals.) Vuill. phòng trừ sâu róm hại thông ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Ngoài ra, có thể sử dụng loài ký sinh côn trùng này để phòng trừ cho nhiều loài sâu hại cây trồng nguy hiểm khác như châu chấu hại lá (Ouedraogo RM., 1993), rệp hại lúa, rầy nâu hại lúa …

Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Lộc và nnk., 2004 cho thấy loài

Metarhizium anisopliae.(Metschnikoff) Sorokin có thể sử dụng để phòng trừ bộ cánh cứng hại dừa ở các tỉnh miền Nam Việt Nam. Mặt khác, các nghiên cứu của

sâu hại rau và sâu hại hành Thrips tabaci Lindeman (Thys., Thripidae) và nhiều loài sâu hại cây trồng nguy hiểm khác.

Việt Nam là đất nước nhiệt đới có nguồn tài nguyên sinh học đa dạng cao và phong phú. Cho đến nay chúng ta còn biết quá ít về sự đa dạng và nguồn lợi nấm ký sinh côn trùng, đặc biệt là nhóm nấm ký sinh côn trùng quí hiếm, có chứa các chất có

hoạt tính sinh học cao như Cordyceps.

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái và sự hình thành synnema của isaria tenuipes (PECK) samson trên nhộng tằm dâu bombyx miri linnaeus luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 27 - 29)