quan đến tất cả các bị can khác thì có thể đình chỉ điều tra từng bị can. Trường hợp đã đình chỉ một số bị can, các bị can còn lại phải tiếp tục điều tra xem có căn cứ đình chỉ hay không. Cơ quan điều tra vẫn tiến hành các thủ tục đình chỉ đối với những bị can có đủ căn cứ và chuyển hồ sơ, tài liệu cho Viện kiểm sát xem xét, phối hợp giải quyết mà không ảnh hưởng đến tiến độ, thời hạn vụ án. Trong trường hợp này, nếu Viện kiểm sát thấy quyết định đình chỉ không đúng cần hủy bỏ và yêu cầu cơ quan điều tra phục hồi điều tra đối với các bị can này.
Trong trường hợp đình chỉ điều tra, nếu bị can của vụ án đang bị tạm giam thì chậm nhất là năm ngày trước khi ra quyết định đình chỉ điều tra. Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ biện pháp tạm giam để trả tự do ngay cho bị can. Trong thời hạn ba ngày kể từ khi nhận được đề nghị của cơ quan Điều ra, Viện kiểm sát cùng cấp phải xem xét để quyết định việc hủy bỏ biện pháp tạm giam, nếu không có căn cứ thì thông báo bằng văn bản ghi rõ lý do và yêu cầu Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra. Nếu đủ căn cứ để truy tố thì yêu cầu cơ quan điều tra làm văn bản kết luận điều tra đề nghị truy tố bị can. Trường hợp cơ quan điều tra đã làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố nhưng hồ sơ chưa chuyển sang Viện kiểm sát và những người có liên quan, nếu qua kiểm sát việc kết thúc điều tra, Kiểm sát viên thấy có đủ căn cứ đình chỉ điều tra thì báo cáo Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát có ý kiến để Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra cùng cấp làm lại bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.
1.3.3. Các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự phát sinh khi đình chỉ điều tra chỉ điều tra
Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp là nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân. Thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi bổ sung năm 2001, Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đã quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát hoạt động điều tra. Chính những quy định đó là sợi kết nối lên mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cả quá trình tố tụng. Sau khi quyết định đình chỉ điều tra có hiệu lực đương nhiên mối quan hệ tố tụng giữa các chủ thể có thẩm quyền đình chỉ điều tra là các cơ quan tiến hành hoạt động điều tra và Viện kiểm sát chấm dứt đối với vụ án, bị can đình chỉ. Đồng thời phát sinh mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với các bị can. Lúc này các quyền, nghĩa vụ của bị can đã được khôi phục. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không còn tư cách tiến hành tố tụng đối với vụ án, bị can đã được đình chỉ điều tra. Bị can không còn tư cách người bị khởi tố phải chịu các chế tài của luật hình sự và tố tụng hình sự. Trong trường hợp đình chỉ do không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và hết thời hạn điều tra không chứng minh được bị can hay người nào khác thực hiện tội phạm mà người đã bị khởi tố hoặc người đại diện hợp pháp cả họ có khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại vì bị khởi tố, điều tra oan thì các cơ quan đã tiến hành tố tụng có trách nhiệm xem xét, giải quyết bồi thường oan theo Nghị quyết 388/NQUBTVQH ngày 17/3/2004 của ủy ban Thường vụ Quốc hội và Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra và thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP- BQP-BTC ngày 22/11/2006 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết 388 việc đình chỉ điều tra.
Tiểu kết chương 1
Một là, đình chỉ điều tra là chế định biểu hiện rõ nét nhất của nguyên tắc nhân đạo và phỏp chế trong pháp luật hình sự. Đúng với tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng và Nhà nước: "Truy tố cũng được, không truy tố cũng được thì không truy tố".
Hai là, đình chỉ điều tra phải dựa trên những căn cứ, điều kiện nhất định bao gồm các căn cứ theo luật nội dung và luật hình thức. Phân tích các căn cứ đình chỉ điều tra để làm rõ, cụ thể lý do từng trường hợp đình chỉ. Tránh việc cùng nội dung, tính chất vụ án mà mỗi nơi, mỗi cấp hiểu và áp dụng căn cứ đình chỉ khác nhau. Đảm bảo các quyết định đình chỉ đúng pháp luật, góp phần hạn chế việc làm oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm.
Ba là, việc đình chỉ điều tra do cơ quan có thẩm quyền tiến hành theo các thủ tục nhất định. Sau khi quyết định đình chỉ có hiệu lực phát sinh mối quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa cơ quan tiến hành hoạt động điều tra và Viện kiểm sát, giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với bị can trong vụ án. Từ đó cho thấy việc đình chỉ cũng như các thủ tục tiến hành đình chỉ đúng quy định pháp luật, quyền và lợi ích của bị can đảm bảo kịp thời.
Chương 2