Kết quả nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn của cao lỏnglá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất, đánh giá tính an toàn và tác dụng hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính trên thực nghiệm của glycosid toàn phần lá xoài tròn Yên Châu, Sơn La (Trang 88)

3.3.3.1. Về tác dụng kháng khuẩn:

Như đã báo cáo ở chương III, các chủng vi sinh vật dùng để thí nghiệm gồm: - Chủng vi khuẩn: S. aureus, Enterococci, E. coli, P. aeruginosa,

Streptococcus pneumonia, Streptococcus tan máu β .

- Chủng nấm: C. albicans, Trichophyton, Ephidermophyton

Trong nghiên cứu, với mỗi chủng vi khuẩn đều được pha loãng ở 5 nồng độ: 1/1, ½, ¼, 1/8, 1/16 so với dung dịch gốc. Mỗi nồng độ ít nhất n=5 cho mỗi chủng vi khuẩn và nấm.

Nguyên tắc nhận định kết quả: tìm được nồng độ thấp nhất có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Bảng sau đây thể hiện nồng độ thấp nhất của thuốc thử có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn theo từng chủng.

Bảng 3.25. Xác định tỷ lệ pha loãng của cao lỏng lá xoài Yên châu 4:1 có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn

Tên chủng vi khuẩn Tỷ lệ pha loãng so với dung dịch gốc Tính theo nồng độ (mg dược liệu/ml) E. coli ≤ 1/16 ≤0,25 mg/ml E. faecalis ≤ 1/16 ≤0,25 mg/ml P. aeruginosa ≤ 1/16 ≤0,25 mg/ml S. aureus ≤ 1/16 ≤0,25 mg/ml S. pneumoniae ≤ 1/16 ≤0,25 mg/ml

Streptococcus tan máu β 1/2 2mg/ml

Cao lỏng lá xoài Yên Châu 4:1 có tác dụng kháng khuẩn rõ rệt. Với 5 chủng vi khuẩn gồm E. coli, E. faecalis, P. aeruginosa , S. aureus , S. pneumoniae chế phẩm có tác dụng ức chế sự phát triển vi khuẩn ở tất cả 5 nồng độ pha loãng 1, ½, ¼, 1/8, 1/16. Vì vậy xác định được nồng độ ức chế tối thiểu MIC của glycoside toàn phần với 4 chủng vi khuẩn trên là tỷ lệ pha loãng ≤ 1/16 hay nồng độ ≤ 0,25 mg dược liệu/ml.

Riêng với chủng Streptococcus tan máu β, cao lỏng lá xoài Yên châu 4:1 chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở tỷ lệ pha loãng 1/2 và 1/1, các tỷ lệ pha loãng thấp hơn ¼, 1/8 và 1/16 không có tác dụng. Vì vậy, xác định được nồng độ ức chế tối thiểu của cao lỏng lá xoài Yên Châu với vi khuẩn Streptococcus tan máu β là ở tỷ lệ pha loãng ½ hay 2mg dược liệu/ml.

Ảnh 3.19. Hình ảnh cao lỏng lá xoài Yên Châu 4:1 tỷ lệ pha loãng 1/16 lên phát triển của vi khuẩn E. coli: đạt MIC

Ảnh 3.20. Hình ảnh cao lỏng lá xoài Yên Châu 4:1 tỷ lệ pha loãng 1/16 lên phát triển của vi khuẩn E. faecalis: đạt MIC

Ảnh 3.21. Hình ảnh cao lỏng lá xoài Yên Châu 4:1 tỷ lệ pha loãng 1/16 lên phát triển của vi khuẩn P. aeruginosa đạt MIC

Ảnh 3.22. Hình ảnh cao lỏng lá xoài Yên Châu 4:1 tỷ lệ pha loãng 1/16 lên phát triển của vi khuẩn S. aureus đạt MIC

Ảnh 3.23. Hình ảnh cao lỏng lá xoài Yên Châu 4:1 tỷ lệ pha loãng 1/16 lên phát triển của vi khuẩn S. pneumoniae đạt MIC

Ảnh 3.24. Hình ảnh cao lỏng lá xoài Yên Châu 4:1 tỷ lệ pha loãng 1/2 lên phát triển của vi khuẩn Streptococcus tan máu β đạt MIC

Bảng 3.26. Xác định tỷ lệ pha loãng của cao lỏng lá xoài Yên Châu 4:1 có khả năng ức chế sự phát triển của nấm

Tên chủng Tỷ lệ pha loãng Tính theo nồng độ (mg dược liệu/ml) Nấm men C. albicans 1 4mg/ml Nấm da Trichophyton Các nồng độ Không có tác dụng Ephidermophyton Các nồng độ Không có tác dụng Nhận xét:

Xác định được MIC của cao lỏng lá xoài Yên Châu 4:1 là tỷ lệ pha loãng 1/1. Các nồng độ pha loãng thấp hơn: 1/2, 1/4, 1/8, 1/16 không có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm men C.albican.

Với 2 chủng nấm da là Trichophyton và Ephidermophyton, cao lỏng lá xoài Yên Châu 4:1 ở cả 5 nồng độ nghiên cứu không có tác dụng ức chế sự phát triển của các nấm này so với chứng.

Ảnh 3.25. Hình ảnh phát triển bình thường của nấm men C.albican trong môi trường nước muối sinh lý

Ảnh 3.26. Hình ảnh phát triển bình thường của nấm men C.albican trong môi trường nước muối sinh lý

Ảnh 3.27. Hình ảnh cao lỏng lá xoài Yên Châu 4:1 tỷ lệ pha loãng 1/1 lên phát triển của nấm men C.albican: đạt MIC

Ảnh 3.28. Hình ảnh cao lỏng lá xoài Yên Châu 4:1 tỷ lệ pha 1/1 loãng lên phát triển của nấm men C.albican: đạt MIC

Ảnh 3.29. Hình ảnh cao lỏng lá xoài Yên Châu 4:1 tỷ lệ pha loãng 1/2 lên phát triển của nấm men C.albican: không xác định được MIC.

Tác dụng kháng khuẩn:

- Trên 4 loại vi khuẩn: E. coli, E. faecalis, P. aeruginosa, S. aureus, S. pneumoniae

Cao lỏng lá xoài Yên Châu 4:1 có tác dụng kháng khuẩn tốt thể hiện qua xác định được nồng độ ức chế vi khuẩn có tỷ lệ pha loãng 1/16 tương ứng với 0,25 mg dược liệu/ml.

- Trên vi khuẩn: Streptococcus tan máu β (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cao lỏng lá xoài Yên Châu 4:1 có tác dụng kháng khuẩn yếu thể hiện qua xác định được nồng độ ức chế vi khuẩn có tỷ lệ pha loãng 1/2 tương ứng với 2mg dược liệu/ml.

Tác dụng kháng nấm:

- Trên nấm men: C.albican

Cao lỏng lá xoài tròn Yên Châu 4:1 có tác dụng kháng nấm yếu thể hiện qua xác định được nồng độ ức chế nấm có tỷ lệ pha loãng 1/1 tương ứng với 4mg dược liệu/ml.

- Trên nấm da: Trichophyton và Ephidermophyton:

Cao lỏng lá xoài tròn Yên Châu 4:1 không có tác dụng kháng nấm da, thể hiện qua không xác định được nồng độ ức chế nấm ở cả 5 nồng độ nghiên cứu.

3.3.3.2. Về tác dụng chống viêm cấp và mãn

Như đã mô tả tại chương III, nghiên cứu về tác dụng chống viêm cấp và mãn của cao lỏng lá xoài tròn Yên Châu 4:1 được thử nghiệm trên các lô chuột như sau:

Với mô hình viêm cấp, gồm hai thí nghiệm: thứ nhất, gây phù viêm chân chuột bằng carragenin trên chuột cống trắng; thứ hai, gây tràn dịch màng bụng trên chuột cống trắng [2]

Với mô hình gây viêm mạn tính: gây viêm mãn tính bằng phương pháp gây u hạt thực nghiệm amiant trên chuột nhắt trắng.

Các bảng sau thể hiện kết quả thí nghiệm:

Mô hình viêm cấp:

Bảng 3.27. Tác dụng chống viêm của cao lỏng lá xoài tròn Yên Châu 4:1 trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng

Sau 2 giờ (V1) Sau 4 giờ (V2) Sau 6 giờ (V3) Sau 24 giờ (V4)

Độ phù (%) % giảm phù so chứng Độ phù (%) % giảm phù so chứng Độ phù (%) % giảm phù so chứng Độ phù (%) % giảm phù so chứng Lô 1 43,14±12,84 60,84±14,96 44,83 ± 13,49 26,35 ± 5,76 Lô 2 10,22 ± 2,98 p2-1< 0,001 76,32 21,53 ± 7,69 p2-1< 0,001 64,61 20,13 ± 7,45 p2-1< 0,001 55,09 12,78 ± 5,97 p2-1< 0,001 51,48 Lô 3 42,86±14,99 p3-1> 0,05 0,65 60,28±13,81 p3-1> 0,05 0,92 44,40 ± 11,70 p3-1> 0,05 0,96 22,61 ± 9,66 p3-1> 0,05 14,19 Lô 4 26,10 ± 8,58 p4-1< 0,01 39,50 42,11±10,02 p4-1< 0,01 30,79 32,99 ± 10,98 p4-1< 0,05 26,42 12,82 ± 4,80 p4-1< 0,001 51,36 Lô 5 22,52 ± 7,00 p5-1< 0,001 47,80 40,95 ± 9,45 p5-1< 0,01 32,68 33,44 ± 4,49 p5-1< 0,05 25,42 12,97 ± 4,75 p5-1< 0,001 50,77

Kết quả ở bảng 1cho thấy:

Aspirin liều 200 mg/kg/ngày có tác dụng làm giảm rõ rệt độ tăng thể tích chân chuột sau khi gây viêm ở tất cả các thời điểm nghiên cứu so với lô uống dung môi (p<0,001).

Cao lỏng lá xoài tròn Yên Châu 4:1 liều 8g dược liệu/kg/ngày có xu hướng làm giảm độ tăng thể tích chân chuột sau khi gây viêm ở tất cả các thời điểm nghiên cứu so với lô uống dung môi nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Cao lỏng lá xoài tròn Yên Châu 4:1 liều 16g dược liệu/kg/ngày và 32g dược liệu/kg/ngày có tác dụng làm giảm rõ rệt độ tăng thể tích chân chuột sau khi gây viêm ở tất cả các thời điểm nghiên cứu so với lô uống dung môi (p<0,01 và p<0,05)

Gây viêm màng bụng trên chuột cống trắng:

Bảng 3.28. Ảnh hưởng của cao lỏng lá xoài tròn Yên châu 4:1 lên thể tích dịch rỉ viêm

Lô chuột Thể tích dịch rỉ

viêm (ml) p so với lô 1 p so với lô 2 Lô 1 4,89 ± 0,90

Lô 2 3,81 ± 1,11 < 0,05

Lô 3 4,37 ± 1,64 > 0,05 < 0,05

Lô 4 3,56 ± 1,28 < 0,05 > 0,05

Lô 5 3,04 ± 1,51 < 0,01 > 0,05

Kết quả ở bảng 2 cho thấy:

Aspirin liều 200mg/kg có tác dụng làm giảm thể tích dịch rỉ viêm có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p<0,05)

Cao lỏng lá xoài tròn Yên Châu 4:1 liều 8g dược liệu/kg/ngày không làm giảm thể tích dịch rỉ viêm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cao lỏng lá xoài tròn Yên Châu 4:1 liều 16 và 32g dược liệu /kg/ngày có tác dụng làm giảm thể tích dịch rỉ viêm có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p<0,05). Tác dụng của 2 liều này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhau và khi so sánh với lô uống aspirin (p>0,05).

Bảng 3.29. Ảnh hưởng của cao lỏng lá xoài tròn Yên châu 4:1 lên số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm

Lô chuột Số lượng bạch cầu

(G/l) p so với lô 1 p so với lô 2 Lô 1 6,29 ± 2,05

Lô 2 4,28 ± 1,45 < 0,05

Lô 3 4,29 ± 1,14 <0,05 > 0,05

Lô 4 4,04 ± 1,02 < 0,05 > 0,05

Lô 5 4,41 ± 1,11 < 0,05 > 0,05

Kết quả ở bảng 3 cho thấy:

- Aspirin liều 200mg/kg có tác dụng làm giảm số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p<0,05). Cao lỏng lá xoài tròn Yên Châu 4:1 liều 8g dược liệu/kg/ngày có tác dụng làm giảm số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p<0,05).

- Cao lỏng lá xoài tròn Yên Châu 4:1 liều 16 và 32g dược liệu/kg/ngày có tác dụng làm giảm số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p<0,05. Tác dụng của 2 liều này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhau và khi so sánh với lô uống Aspirin (p>0,05).

Bảng 3.30. Ảnh hưởng của cao lỏng lá xoài tròn Yên châu 4:1 lên hàm lượng protein trong dịch rỉ viêm

Lô chuột Hàm lượng protein

(mg/dl) p so với lô 1 p so với lô 2 Lô 1 5,11 ± 0,60

Lô 2 5,16 ± 0,47 > 0,05

Lô 3 5,15 ± 0,46 >0,05 > 0,05

Lô 4 5,19 ± 0,63 > 0,05 > 0,05

Kết quả ở bảng 4 cho thấy:

- Aspirin liều 200mg/kg không làm giảm hàm lượng protein trong dịch rỉ viêm (p>0,05).

- Cao lỏng lá xoài tròn Yên Châu 4:1 cả 3 liều không làm giảm hàm lượng protein trong dịch rỉ viêm (p so với lô chứng > 0,05)

3.3.3.3. Mô hình viêm mạn tính

Bảng 3.31. Tác dụng của cao lỏng lá xoài tròn Yên Châu 4:1 lên trọng lượng u hạt

Lô chuột thí nghiệm Trọng lượng u hạt

(mg) Giảm so với lô 1

Lô 1: Chứng sinh học 47,25 ± 11,10

Lô 2: Methyl prednisolon 8 mg/kg

25,13 ± 7,12

p2-1<0,001 46,82%

Lô 3: Cao lỏng lá xoài tròn Yên Châu 4:1 liều 6g dược liệu /kg

27,60 ± 12,29 p3-1<0,001 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

p3-2>0,05

41,59%

Lô 4: Cao lỏng lá xoài tròn Yên Châu 4:1 liều 12g dược liệu /kg

24,90 ± 6,51 p4-1<0,001

p4-2>0,05

47,30%

Lô 5: Cao lỏng lá xoài tròn Yên Châu 4:1 liều 24g dược liệu /kg

30,44 ± 6,97 p5-1<0,001

p5-2>0,05

35,58%

Kết quả bảng 5 cho thấy:

- Methyl prednisolon liều 8 mg/kg/ngày có tác dụng làm giảm rõ rệt trọng lượng khối u hạt so với lô chứng (p<0,001).

- Cao lỏng lá xoài tròn Yên Châu 4:1 ở cả 3 liều đều làm giảm trọng lượng khối u hạt so với lô chứng, như vậy ở 3 liều này các chế phẩm đều có tác dụng chống viêm mạn tính (p<0,001), tác dụng này tương đương đương với methylprednisolon liều 8mg/kg (p>0,05)

Bàn luận:

Mô hình gây viêm cấp:

Trên mô hình gây phù chân chuột cống, kháng nguyên sử dụng là carrageenin, có bản chất là polysaccharid gần giống với cấu trúc vỏ vi khuẩn, vì vậy đáp ứng miễn dịch của cơ thể chủ yếu là đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu với sự tham gia của chủ yếu là đại thực bào, bạch cầu múi trung tính [1]. Biểu hiện của quá trình viêm này là giãn mạch, bạch cầu xuyên mạch, tăng tiết các chất trung gian hoá học như prostaglandin, histamin, leucotrien [1], biểu hiện quan sát thấy chủ yếu là triệu chứng phù. Trên mô hình gây tràn dịch màng bụng ngoài việc dùng kháng nguyên là carrageenin còn dùng thêm formaldehyd nồng độ thấp. Vì vậy mô hình này sẽ khởi động các quá trình viêm cấp tại màng bụng, bản chất của quá trình này là sự đáp ứng của các tế bào miễn dịch là các bạch cầu múi trung tính nhưng do có mặt formaldehyd nên triệu chứng chủ yếu là tăng tiết dịch tại vị trí gây viêm.

Aspirin là thuốc chống viêm không có nhóm steroid, tác dụng chủ yếu chống viêm cấp nên được chọn làm thuốc chứng dương trong các mô hình viêm cấp [2]. Cao lỏng lá xoài tròn Yên Châu 4:1 ở cả 3 liều có tác dụng chống viêm cấp rõ rệt, tác dụng tương đương và có xu hướng tốt hơn aspirin liều 200 mg/kg.

Mô hình gây viêm mạn tính :

Các kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức (như trong mô hình gây viêm mạn, kháng nguyên là các amiant) thì lympho bào B cần có sự hỗ trợ của các cytokin (IL - 4, 5, 6, 10) do tế bào Th (T hỗ trợ) hoạt hoá tiết ra mới có thể sản xuất kháng thể. Mặt khác khi kháng nguyên là các amiant sẽ khởi động quá trình đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào là phương thức miễn dịch thứ hai bên cạnh đáp ứng miễn dịch dịch thể nhằm loại trừ kháng nguyên lạ, do các lympho bào T phụ trách [2]. Prednisolon là thuốc chống viêm steroid

kinh điển, tác dụng chủ yếu chống viêm mạn tính do ức chế đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào do các lympho bào T đảm nhận nên được dùng làm thuốc chứng dương trên mô hình gây viêm mạn tính [2].

Cao lỏng lá xoài tròn Yên châu 4:1 thể hiện tác dụng chống viêm mạn tính rất rõ rệt. Quá trình viêm mạn tính chủ yếu thông qua đáp ứng của các lympho bào T. Đây là tác dụng dược lý rất có ý nghĩa vì có thể dùng thuốc trong các bệnh lý viêm mạn tính.

Các kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy dịch chiết lá xoài tròn có tác dụng chống viêm rất rõ rệt [ 3].

Kết luận:

Tác dụng chống viêm cấp:

Cao lỏng lá xoài tròn Yên Châu 4:1 liều 8g, 16g và 32g dược liệu/kg/ngày uống trong 4 ngày liên tục thể hiện tác dụng chống viêm cấp trên 2 mô hình viêm cấp thực nghiệm, tác dụng tương đương aspirin liều 200 mg/kg.

Tác dụng chống viêm mạn tính:

Cao lỏng lá xoài tròn Yên Châu 4:1 liều 6g, 12g và 24g dược liệu/kg/ngày uống trong 10 ngày liên tục thể hiện tác dụng chống viêm mạn tính trên mô hình viêm mạn tính bằng gây u hạt thực nghiệm trên chuột nhắt trắng. Tác dụng chống viêm mạn tính tương đương methylprednisolon liều 8mg/kg.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kết quả giám định mẫu xoài tròn Yên Châu, Sơn La (HNIP/1782/13) là loài: Mangifera indica L, họ Anacardiaceae. Ngoài 11 loài của Phạm Văn Hộ, kết quả trên làm phong phú hơn cơ sở dữ liệu về các loài xoài tại Việt Nam. Mặc dù hình dạng quả xoài tròn Yên Châu tròn và ngắn hơn so với mô tả trong tài liệu Cây cỏ Việt Nam tuy nhiên việc xác định tên khoa học chủ yếu được dựa trên cấu tạo của hoa xoài.

- Về trữ lượng nguyên liệu: tổng số đất trồng xoài của huyện Yên Châu là hơn 500 ha, trong đó người dân trồng chủ yếu là giống xoài tròn (muồng kẻo), chiếm 60-65% diện tích vườn xoài, trong đó chiếm ≥ 60% vườn xoài là những cây trồng từ 7 năm trở lên. Ước tính toàn huyện Yên Châu có thể cung cấp 119,8 ngàn tấn lá xoài tròn tươi/năm. Như vậy có thể đáp ứng ổn định đầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất, đánh giá tính an toàn và tác dụng hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính trên thực nghiệm của glycosid toàn phần lá xoài tròn Yên Châu, Sơn La (Trang 88)