Đặc điểm hóa học của cao lỏnglá xoài tròn Yên Châu 4:1 (glycosid toàn phần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất, đánh giá tính an toàn và tác dụng hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính trên thực nghiệm của glycosid toàn phần lá xoài tròn Yên Châu, Sơn La (Trang 63)

toàn phần dạng cao lỏng)

3.2.2.1. Qui trình chiết xuất cao lỏng lá xoài tròn 4:1

Dựa trên kết quả khảo sát hàm lượng mangiferin trong các mẫu lá, kết quả xác định dung môi chiết xuất cho hàm lượng hoạt chất cao nhất là ethanol 70o và qui trình chiết xuất qui định tại Dược điển Việt Nam III, chúng tôi đề xuất qui trình chiết xuất cao lỏng lá xoài tròn Yên Châu 4:1 (glycosid toàn phần dạng cao lỏng) như sau:

Bước 1: Cân 1.000 g lá xoài già đã sấy khô, nghiền nhỏ (độ ẩm 9,87%) cho vào bình chiết ngấm kiệt với 5 L ethanol 70o, trong 24h.

Bước 2: Rút dịch chiết lần 1, tiếp tục cho dung môi EtOH 70oC, ngấm kiệt trong 24 h, rút dịch chiết lần 2. làm tương tự lần 3.

Bước 3: Gộp dịch chiết 3 lần, cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm, còn ½ thể tích. Để ở nhiệt độ phòng qua đêm cho clorophyl và tạp tủa xuống.

Bước 4: Lọc bỏ tạp. Cất thu hồi dung môi hết EtOH và thu được cao lỏng tỷ lệ 4:1.

3.2.2.2. Định lượng mangiferin trong cao lỏng 4:1 bằng phương pháp HPLC

Sau khi tiến hành định lượng mangiferin trong 0,1 g cao lỏng 4:1, phân tích bằng phương pháp HPLC. Với điều kiện sắc kí: Cột BDS Hypersil C18 (250x4,6mm; 5µm); Pha động: Acetonitril - Dung dịch CH3COOH 3% (14:86); Lưu lượng dòng 1,0ml/phút; Bộ phận phát hiện: Detector UV- VIS.

Bước sóng: 257nm. Thể tích tiêm mẫu 20µl. Số liệu thu được được xử lý bằng phần mềm Microsoft Ofice Excel 2007

Hàm lượng mangiferin được tính theo Phương trình tuyến tính: y = 0,0139 x+0,0538. Hệ số tương quan r2= 0,9998.

đó: x: diện tích pic thu được (mAU), y: nồng độ dung dịch (C).

Cho kết quả:

Hàm lượng mangiferin trong cao lỏng 4:1 không thấp hơn 10% 3.2.2.3. Đề xuất tiêu chuẩn cơ sở của cao lỏng 4:1

Bàn luận :

Về đặc điểm thực vật

Nghiên cứu của chúng tôi đã mô tả đặc điểm hình thái và xác định tên khoa học cho cây xoài tròn Yên Châu, Sơn La là loài Mangifera indica, góp phần làm phong phú hơn cơ sở dữ liệu về các loài xoài tại Việt Nam. Mặc dù hình dạng quả xoài tròn Yên Châu tròn và ngắn hơn so với mô tả trong tài liệu

Cây cỏ Việt Nam tuy nhiên việc xác định tên khoa học chủ yếu được dựa trên cấu tạo của hoa xoài [8].

Về các kết quả nghiên cứu về đặc điểm vi học: Vi phẫu lá và cuống lá xoài tròn có rất nhiều tế bào cứng và sợi nằm xen kẽ trong lớp mô dày đều, bó libe gần thành hình tròn hoặc bầu dục, rỗng ở giữa, bao quanh libe là một vành tế bào cứng, tinh thể calci oxalat nằm rải rác trong mô mềm và mô dày. Bột lá xoài tròn có rất nhiều tinh thể calci oxalat hình khối kích thước không đều nằm rải rác hoặc thành đám, các tế bào cứng thành dày khoang hẹp. Những đặc điểm đặc trưng này là cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu sau này.

Về thành phần hóa học

Các kết quả về định tính hóa học cho thấy trong lá xoài tròn Yên Châu, Sơn La có flavonoid, tanin, steroid-triterpen, carotenoid, đường khử. Không

có coumarin, saponin, anthranoid, alkaloid, chất béo, polysarchrid, acid amin, acid hữu cơ. Tuy nhiên, trên thế giới người ta đã phân lập được các hợp chất saponin (Indicosid A và B), coumarin (mangcoumarin), chất béo, acid amin từ các bộ phận khác trên cây xoài (M. indica).

Về sắc kí lớp mỏng chúng tôi đã khảo sát và tìm ra hệ dung môi: EtOAc-HCOOH-H2O [10:1,5:1] có khả năng tách tốt các thành phần trong dịch chiết methanol toàn phần của lá xoài. Kết quả định tính bằng sắc kí lớp mỏng cũng một lần nữa khẳng định sự có mặt của mangiferin trong lá xoài tròn (Mangifera indica L.). Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây về loài M. indica.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát khả năng chiết xuất mangiferin bằng hỗn hợp dung môi ethanol-nước ở các nồng độ khác nhau, kết quả cho thấy ethanol 70o là dung môi chiết xuất tốt nhất. Đây là một đóng góp mới, tạo cơ sở ban đầu cho việc nghiên cứu xây dựng qui trình chiết xuất trên qui mô công nghiệp.

Sau một thời gian nghiên cứu chúng tôi đã chiết xuất và tinh chế được mangiferin tinh khiết từ lá xoài tròn. Qui trình chiết xuất sử dụng dung môi ethanol 70o và phương pháp chiết nóng tương tự các nghiên cứu trước đây. Qui trình tinh chế sử dụng phương pháp kết tinh đơn giản. Dung môi chiết xuất và tinh chế chủ yếu là EtOH, thân thiện với môi trường do đó có thể nghiên cứu và ứng dụng vào chiết xuất trên qui mô công nghiệp. Hiệu suất của toàn bộ quá trình chiết xuất và tinh chế đạt 15,99%, thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây [9], [33]. Mangiferin là một xanthonnoid có nhiều tác dụng sinh học đang được quan tâm như: chống vi rút đặc biệt là vi rút herpet (hiện tại trên thị trường dược phẩm thế giới cúng như Việt nam đã có rất nhiều sản phẩm phục vụ cho điều trị bệnh do loại vi rút này gây nên), chống đái tháo đường, chống viêm, điều hòa miễn dịch, kháng khuẩn chống oxy

hóa… Dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR thu được đóng góp vào cơ sở dữ liệu phổ để so sánh nhận dạng mangfierin sau này.

Các kết quả định lượng bằng HPLC cho thấy hàm lượng mangiferin trong lá xoài tròn Yên Châu-Sơn La khá cao (6-7%), cao hơn so với loài quéo Sơn La (4-5%) trong một nghiên cứu của Đỗ Hương Lan [10]. Chúng tôi nhận thấy đây là một dược liệu quí có tiềm năng đưa vào chiết xuất mangiferin trên qui mô công nghiệp. Mặt khác, hàng năm có một số lượng lớn lá xoài tròn bỏ đi từ sản xuất nông nghiệp. Nếu nguồn nguyên liệu lá xoài này được tận dụng để chiết xuất mangiferin sẽ làm tăng thêm giá trị và hình thành chuỗi giá trị liên hoàn cho cây xoài. Phương pháp HPLC là một phương pháp có thời gian phân tích ngắn, độ đúng độ, chính xác và độ nhạy cao hơn nhiều so với phương pháp đo phổ hấp thụ UV-VIS. Các chất được phân tách ra trong quá trình định lượng nên tránh được ảnh hưởng của chất màu cũng như các tạp chất khác trong dịch chiết được liệu. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, phương pháp này ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kiểm nghiệm nói chung và kiểm nghiệm dược liệu nói riêng. Việc sử dụng phương pháp này trong kiểm nghiệm dược liệu sẽ giúp đánh giá tốt hơn chất lượng của dược liệu trước khi đưa vào sử dụng.

3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CAO LỎNG LÁ XOÀI TRÒN YÊN CHÂU 4:1 (GLYCOSID TOÀN PHẦN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất, đánh giá tính an toàn và tác dụng hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính trên thực nghiệm của glycosid toàn phần lá xoài tròn Yên Châu, Sơn La (Trang 63)