Phương pháp điều tra công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và biện pháp phòng trị. (Trang 38)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.4.2.1.Phương pháp điều tra công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung,

chung, bệnh giun T. suis nói riêng cho lợn ở huyện Yên Sơn.

- Trực tiếp quan sát: chuồng trại, khu chăn nuôi, bãi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn và nước uống sử dụng cho chăn nuôi có đăm bảo vệ sinh thú y hay không.

- Phỏng vấn:

+ Chuồng trại, khu chăn nuôi có được thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng không, định kỳ mấy tuần một lần.

+ Có thu gom phân ủ không, một năm ủ bao nhiêu lần, phân ủ xong dùng làm gì.

+ Gia súc có được tẩy giun không, định kỳ bao nhiêu lần trong năm.

3.4.2.2. Quy định những yếu tố cần xác định liên quan đến tình hình nhiễm giun T. suis ở lợn

- Tuổi lợn: chia thành 4 lứa tuổi. ≤ 2 tháng

> 2 - 4 tháng > 4 - 6 tháng > 6 tháng

- Phương thức chăn nuôi: Nghiên cứu với 3 phương thức chăn nuôi + Phương thức chăn nuôi tận dụng : Hộ gia đình chăn nuôi với số lượng ít, thức ăn cho lợn chủ yếu là các phế phụ phẩm tận dụng của ngành trồng trọt (khoai, sắn, bột ngô, cám xát, rau xanh).

+ Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp: Chăn nuôi với số lượng lớn, thức ăn cho lợn là thức ăn tổng hợp, hệ thống chuồng trại khá hiện đại, điều kiện vệ sinh thú y tốt.

+ Phương thức chăn nuôi công nghiệp: Chăn nuôi với số lượng khá lớn, thức ăn cho lợn là thức ăn hỗn hợp, hệ thống chuồng trại sạch sẽ, điều kiện vệ sinh thú y tương đối tốt.

- Tình trạng vệ sinh thú y: Nghiên cứu ở 3 tình trạng vệ sinh thú y

+ Vệ sinh thú y tốt: Chuồng trại cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có rãnh thoát nước và phân ra khỏi chuồng. Thường xuyên dọn phân và cọ rửa, không có hiện tượng phân lưu quá một ngày trong chuồng. Thức ăn, nước uống sạch sẽ, rau xanh được rửa sạch trước khi cho lợn ăn, thường xuyên cọ rửa máng ăn, máng uống, không để tồn thức ăn, nước uống trong máng.

+ Vệ sinh thú y trung bình: Không thường xuyên cọ rửa chuồng và dọn phân, có hiện tượng phân lưu 2 - 3 ngày trong chuồng. Mỗi tuần rửa máng ăn, máng uống 1 - 2 lần, rau xanh có lúc rửa lúc không.

+ Vệ sinh thú y kém: Chuồng trại không cọ rửa và dọn phân, có hiện tượng phân lưu trong chuồng hàng tuần, máng ăn, máng uống không được cọ rửa, rau xanh không rửa trước khi ăn.

3.4.2.3. Phương pháp thu thập, xét nghiệm mẫu, thu nhận trứng giun T. suis

- Bố trí thu thập mẫu theo phương pháp phân tầng. Mỗi huyện chọn 5 xã, mỗi xã chọn 5 thôn (bản) để lấy mẫu.

Mẫu được thu thập ngẫu nhiên tại các nông hộ, trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Các loại mẫu được xét nghiệm trong ngày hoặc xét nghiệm sau khi bảo quản theo quy trình bảo quản mẫu trong nghiên cứu ký sinh trùng học.

- Xét nghiệm mẫu bằng phương pháp Fulleborn.

Cách tiến hành: Lấy khoảng 5 - 10 gam phân của con vật cần xét nghiệm cho vào cốc thủy tinh. Cho nước muối bão hòa vào cốc với lượng thể tích gấp 10 lần khối lượng phân. Dùng đũa thủy tinh khuấy nát phân và lọc qua lưới lọc bỏ phần cặn bã, dung dịch lọc được đổ vào các lọ nhỏ cho đầy đến miệng. Đậy phiến kính lên trên ống cho tiếp xúc với mặt nước, để khoảng 15 phút rồi lấy phiến kính ra soi dưới kính hiển vi tìm trứng giun.

- Thu thập trứng bằng phương pháp Darling.

Cách tiến hành: Lấy khoảng 5 - 10 gam phân của con vật cần xét nghiệm cho vào cốc thủy tinh, cho một lượng nước sạch gấp 10 lần thể tích khối lượng phân vào rồi dùng đũa thủy tinh khuấy đều và lọc qua lưới lọc. Phần cặn bã bỏ đi, dung dịch lọc được cho vào các ống ly tâm và ly tâm với tốc độ 3000 vòng /phút trong thời gian từ 3 phút. Sau đó, bỏ lớp nước phía trên, giữ lại cặn trong các ống ly tâm, cho tiếp nước muối bão hòa vào các ống ly tâm, đậy nắp miệng ống và lắc đều cho cặn hòa đều trong dung dịch, tiến hành ly tâm lần hai với tốc độ và thời gian như trên. Dùng vòng thép vớt lớp váng nổi lên trên bề mặt, cho vào cốc thủy tinh đựng nước sạch.

3.4.2.4. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis - Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun T. suis

Mẫu phân lợn được xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn với dung dịch muối NaCl bão hoà. Tìm trứng giun tóc dưới kính hiển vi, độ phóng đại 100 lần. Những mẫu có trứng giun tóc được đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.

- Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun T. suis

Xác định cường độ nhiễm giun T. suis bằng phương pháp đếm trứng trên buồng đếm Mc. Master (Jorgen Hansen và cs, 1994) [44].

3.4.3. Phương pháp xác định hiu lc và độ an toàn ca mt s thuc ty giun T. suis cho ln

3.4.3.1. Xác định khối lượng lợn để tính liều thuốc sử dụng

Khối lượng lợn được xác định bằng cách cân (đối với lợn nhỏ) hoặc đo (đối với lợn lớn) và tính khối lượng theo công thức: Pkg = 87,5 x VN2 x DT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó:

P: Khối lượng lợn (kg)

VN: Vòng ngực đo bằng thước dây (cm) DT: Dài thân đo bằng thước dây (cm)

3.4.3.2. Phương pháp xác định hiệu lực và độ an toàn của thuốc tẩy giun T. suis cho lợn T. suis cho lợn

- Trước khi dùng thuốc, xác định cường độ nhiễm bằng cách đếm số trứng /gam phân. Sau khi dùng thuốc, xét nghiệm phân ở các ngày 5, 10 và 15 sau tẩy bằng cách đếm số trứng /gam phân để xác định hiệu lực của thuốc. Tiến hành mổ khám ngẫu nhiên một số lợn, kiểm tra số lượng giun T. suis ký sinh ở ruột già để xác định lại hiệu lực của thuốc.

Nếu không tìm thấy trứng giun T. suis trong phân thì xác định thuốc có hiệu lực triệt để. Nếu vẫn thấy trứng giun T. suis nhưng số lượng trứng giảm rõ rệt thì xác định thuốc có hiệu lực với giun T. suis nhưng chưa triệt để. Nếu thấy số lượng trứng vẫn không giảm so với trước khi dùng thuốc hoặc giảm không đáng kể thì xác định thuốc không có hiệu lực với giun T. suis.

- Xác định độ an toàn của thuốc thông qua theo dõi phản ứng của lợn sau khi dùng thuốc 1 giờ.

- Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã sử dụng 2 loại thuốc để điều trị bệnh T. suis cho lợn đó là:

+ Ziquan–mectin:

Thành phần: Ivermectin 2500mg Praziquantel 1000mg Tá dược vđ 100ml

Cách dùng và liều lượng: Tiêm sâu bắp thịt hoặc dưới da: Lợn, bò, nghé: 1ml/8-11 kg TT.

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần thuốc thú y Marphavet. + Thuốc Bendazol:

Thành phần: Fenbendazol 4g Tá dược vđ 100g

Cách dùng và liều lượng: Pha nước uống hoặc trộn thức ăn, dùng với liều duy nhất.

Dê, cừu, lợn: 1g/10kg TT

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Nanovet.

3.4.4. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn

Biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn được đề ra dựa vào những cơ sở khoa học sau:

- Kết quả xác định loài giun và hình thái, kích thước của giun

Trichocephalus spp ở lợn tại huyện Yên Sơn.

- Kết quả nghiên cứu thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn.

3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý theo thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [32] và Excel 2003.

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Phương pháp xác định loài giun và hình thái, kích thước của giun

Trichocephalus spp. ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

4.1.1. Kết quả mổ khám lợn để thu thập mẫu giun tròn Trichocephalus spp. ở

huyện Yên Sơn

Để thu thập mẫu giun tròn Trichocephalus spp. ở huyện Yên Sơn chúng tôi đã tiến hành mổ khám 96 lợn, kết quả được trình bày ở bảng 4.1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.1. Kết quả mổ khám lợn để thu thập mẫu giun tròn

Trichocephalus spp ở huyện Yên Sơn

Địa phương (xã) Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Số giun/lợn min ÷ max Tổng số giun (con) Kim Phú 19 3 15,79 9 - 245 332 Mỹ Bằng 16 2 12,50 9 - 141 248 Nhữ Khê 13 1 7,69 8 8 Phú Lâm 21 5 23,81 11 - 453 609 Nhữ Hán 27 10 37,04 15 - 675 840 Tính chung 96 21 21,88 8 - 675 2037

Bảng 4.1 cho thấy: Mổ khám 96 lợn ở 5 xã thuộc huyện Yên Sơn, có 21 lợn nhiễm giun tròn Trichocephalus spp. chiếm tỷ lệ là 21,88%, cụ thể: - Ở xã Kim Phú, mổ khám 19 lợn, có 3 lợn nhiễm giun Trichocephalus

spp., tỷ lệ nhiễm là 15,79%. Số giun Trichocephalus spp. ký sinh / lợn từ 9 - 245 con.

- Ở xã Mỹ Bằng, mổ khám 16 lợn, có 2 lợn nhiễm giun

Trichocephalus spp., tỷ lệ nhiễm là 12,50%. Số giun Trichocephalus spp. ký sinh / lợn từ 9 - 141 con.

- Ở xã Nhữ Khê, mổ khám 13 lợn, có 1 lợn nhiễm giun

Trichocephalus spp, tỷ lệ nhiễm là 7,69%. Số giun Trichocephalus spp. ký sinh / lợn là 8 con.

- Ở xã Phú Lâm, mổ khám 21 lợn, có 5 lợn nhiễm giun Trichocephalus

spp., tỷ lệ nhiễm là 23,81%. Số giun Trichocephalus spp. ký sinh / lợn từ 11 - 453 con.

- Ở xã Nhữ Hán, mổ khám 27 lợn, có 10 lợn nhiễm giun

Trichocephalus spp, tỷ lệ nhiễm là 37,04%. Số giun Trichocephalus spp. ký sinh / lợn từ 15 - 675 con.

Như vậy, tỷ lệ lợn nhiễm giun tròn Trichocephalus spp. ở 5 xã là khác nhau. Xã Nhữ Hán có tỷ lệ lợn nhiễm giun Trichocephalus spp. là cao nhất (37,04%) và thấp nhất ở xã Nhữ Khê (7,69%). Chúng tôi thu thập giun tròn

Trichocephalus spp. ký sinh ở manh tràng và kết tràng lợn của 5 xã trên, đếm số lượng giun/lợn thấy: Số giun Trichocephalus spp. ký sinh / lợn dao động trong khoảng 8 - 675 và tổng số giun đếm được là 2037 con.

Kết quả bảng 4.1 còn cho thấy ở những xã có tỷ lệ nhiễm giun

Trichocephalus spp. càng cao thì số lượng giun Trichocephalus spp. ký sinh nhiều và ngược lại. Như vậy, tương ứng với tỷ lệ nhiễm giun Trichocephalus

spp. cao thì tỷ lệ cường độ nhiễm nặng cũng tăng lên. Sau khu thu thập giun

tròn Trichocephalus spp., chúng tôi bảo quản trong dung dịch Barbagallo để định loại tại Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện vệ sinh Dịch tễ Trung Ương.

4.1.2. Kết quảđịnh danh loài giun T. suis ký sinh ở lợn tại huyện Yên Sơn

Phân tích các mẫu giun Trichocephalus spp. thu thập từ đường tiêu hóa lợn ở huyện Yên Sơn, chúng tôi đã định danh được loài giun này. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả định danh loài giun tròn giống Tricocephalus spp. ký sinh ở lợn tại huyện Yên Sơn

Địa phương (xã) Số giun định loài (con)

Vị trí kí sinh Loài định được

Tỷ lệ trong số mẫu xác định

(%)

Kim Phú 30 Manh tràng, kết tràng Tricocephalus suis 100 Mỹ Bằng 30 Manh tràng, kết tràng Tricocephalus suis 100 Nhữ Khê 8 Manh tràng, kết tràng Tricocephalus suis 100 Phú Lâm 30 Manh tràng, kết tràng Tricocephalus suis 100 Nhữ Hán 30 Manh tràng, kết tràng Tricocephalus suis 100

Bảng 4.2 cho thấy: Lợn nuôi ở huyện Yên Sơn nhiễm một loài giun thuộc họ Trichocephalidae, giống Trichocephalus, được xác định là loài duy nhất - loài Trichocephalus suis. Trong đường tiêu hóa lợn, giun T. suis ký sinh chủ yếu ở manh tràng và ít hơn ở kết tràng, ở trực tràng không có giun

T. suis ký sinh.

Qua mổ khám chúng tôi thấy, giun T. suis có phần đầu nhỏ và dài như sợi tóc, cắm sâu vào niêm mạc ruột già lợn, khi thu thập mẫu phải dùng panh mới lấy ra được. Tại vị trí giun T. suis ký sinh, niêm mạc ruột bị viêm, xuất huyết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phần loài giun T. suis ký sinh ở lợn tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang mà chúng tôi định danh được cũng tương đồng với dẫn liệu của các tác giả Skrjabin (1979) [38], Nguyễn Thị Lê (1996) [20].

4.1.3. Một sốđặc điểm sinh học của giun T. suis ở huyện Yên Sơn

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giun

Bảng 4.3. Một số đặc điểm sinh học của giun T. suis ở huyện Yên Sơn Loại mẫu Số mẫu nghiên cứu Kích thước Chiều dài (mm) (X ±mx) Chiều rộng (mm) (X ±mx)

Giun T. suis cái

trưởng thành Phần đầu 10 25,94 ± 0,93 0,185 ± 0,0011 Phần thân 15,06 ± 0,72 0,81 ± 0,04 Giun T. suis đực trưởng thành Phần đầu 10 23,37 ± 0,49 0,146 ± 0,0011 Phần thân 13,23 ± 0,25 0,58 ± 0,01 Trứng giun T. suis 10 0,046 ± 0,0023 0,024 ± 0,0007 Gai sinh dục 10 1,54 ± 0,02 0,091 ± 0,004 Tử cung 10 0,93 ± 0,03 0,29 ± 0,02

Giun tròn T. suis có màu trắng sữa, phần trước mảnh và dài hơn phần

sau. Đầu cấu tạo đơn giản, không môi, vỏ cutin có vân ngang.

Con đực. Cơ thể dài 32,6 - 38,42 mm, chiều ngang lớn nhất rộng 0,520 - 0,640 mm. Phần trước cơ thể dài 21,30 - 25,34 mm, phần sau dài 12 - 14,26 mm. Chiều ngang cơ thể ở gốc thực quản rộng 0,260 - 0,382 mm. Vòng thần kinh cách đỉnh đầu 0,080 - 0,102 mm. Thực quản dài 21,30 - 25,342 mm.

Gai giao phối tương đối mập, dài 1,44 - 1,62 mm, gốc gai rộng 0,070- 0,104 mm. Bao gai giao phối thò ra khỏi lỗ huyệt, dài 0,220 - 0,576 mm, bề mặt bao gai có nhiều gai kitin nhỏ.

Con cái. Cơ thể dài 34,26 - 48,12 mm, chiều ngang lớn nhất rộng 0,62 - 0,98 mm. Phần trước cơ thể dài 22,34 - 31 mm, phần sau dài 12,20 - 18,20 mm. Chiều ngang cơ thể tại vùng gốc thực quản rộng 0,184 - 0,336 mm. Vòng thần kinh cách đỉnh đầu 0,090 - 0,098 mm. Thực quản dài 22,342 - 31,676 mm. Lỗ sinh dục cách đỉnh đầu 21,82 - 28,70 mm. Trứng kích thước 0,04 - 0,054 x 0,02 - 0,026 mm.

Giun tròn T. suis được Schrank phát hiện và mô tả lần đầu tiên vào năm 1788, sau đó được một số tác giả mô tả với các tên khác nhau. Các giun tròn này ký sinh ở lợn nhà, lợn rừng trên toàn thế giới.

4.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh do T. suis gây ra ở lợn

4.2.1. Thc trng phòng chng bnh ký sinh trùng nói chung và bnh giun T. suis cho ln nói riêng tnh Tuyên Quang T. suis cho ln nói riêng tnh Tuyên Quang

Để điều tra thực trạng phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun T. suis nói riêng ở tỉnh Tuyên Quang chúng tôi đã tiến hành khảo sát 215 hộ chăn nuôi trong 5 xã của huyện Yên Sơn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4:

Bảng 4.4. Thực trạng phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun T. suis cho lợn nói riêng ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang

Biện pháp sử dụng Số hộ điều tra (hộ) Số hộ áp dụng (con) Tỷ lệ (%) Có chuồng nuôi 215 202 93,95

Vệ sinh tốt chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi 215 71 33,02

Khử trùng, tiêu độc chuồng trại 215 46 21,40

Xử lí phân diệt trứng giun 215 62 28,84

Tẩy giun tròn 215 54 25,12

Bảng 4.4 cho thấy:

Điều tra 215 trang trại và các hộ chăn nuôi lợn thuộc 5 xã của huyện Yên Sơn, chúng tôi thấy: 202 hộ có chuồng nuôi, chiếm tỷ lệ là 93,95%; 71 hộ vệ sinh tốt chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi chiếm tỷ lệ là 33,02%; 46 hộ khử trùng, tiêu độc chuồng trại chiếm tỷ lệ là 21,40%; 62 hộ xử lí phân diệt trứng giun sán, chiếm tỷ lệ là 28,84% và 54 hộ thực hiện việc tẩy giun tròn, chiếm tỷ lệ là 25,12%.

Kết quả trên cho thấy: 5 xã của huyện Yên Sơn chưa thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun T. suis nói riêng. Bên cạnh 93,95% hộ gia đình có chuồng nuôi thì vẫn còn một số ít những hộ không làm chuồng nuôi cho lợn, tuy nhiên tỷ lệ này là thấp 6,05%, Tỷ lệ các hộ chăn nuôi thực hiện vệ sinh tốt chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi chỉ chiếm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và biện pháp phòng trị. (Trang 38)