Tình hình dịch bệnh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ thống an toàn sinh học trong ao nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei) tại khu nuôi trồng thủy sản công nghiệp minh thành công ty cổ phần BIM yên hưng quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 45 - 46)

Trong thời gian theo dõi các ao B8, B9, B10 thì thấy tôm phát triển bình thường, tôm đa ̣t tốc đô ̣ tăng trưởng từ 0.19 – 0.33 g/ngày. Tuy nhiên tronh giai đoan mùa mưa nên tôm vẫn mắc mô ̣t số bê ̣nh như: vàng mang..., bê ̣nh tôm đươ ̣c kiểm tra bằng cảm quan từ các đô ̣i ngũ kỹ sư của tra ̣i.

- Bệnh vàng mang:

Thường có nguyên nhân từ đáy ao nuôi không sạch, có chất hữu cơ nhiều. khí độc tưng cao (Ammonia) ở đáy ao cao vì có bùn đáy ao nhiều, các chất hữu cơ thừa nhiều (từ thức ăn thừa - do thức ăn nhiều tôm ăn không hết, từ tảo chết v.v..).

Cách xử lý: Thường xuyên xử lý vôi supper canxy-max(CaCO3).

Phòng bệnh: Quản lý việc cho thức ăn tôm cho tốt, không để cho thức ăn thừa nhiều trong ao. Quản lý tốt môi trường nước.

- Bệnh cong thân:

Nguyên nhân. Do nhiệt độ nước cao, do tôm bị sốc nhiệt độ, đặc biệt là khi quăng chài kiểm tra tôm.

Triệu chứng. Thân tôm bị cong lại, co cứng và thường không duỗi thẳng lại được. Tôm chìm xuống đáy và chết.

Phòng Trị: Thường xuyên đảo nước tránh nhiệt độ phân tầng trong ao, bổ sung vào thức ăn tôm các loại Vitamin và các khoáng vi lượng cần thiết. Kiểm tra tôm phải nhanh chóng.

Bảng 3.6 Tình trạng tôm trong các ao

Thời gian

1 - 7 Tôm bt Tôm bt Tôm bt

8 - 15 Tôm bt Vang mang 2% Tôm bt

16 - 23 Tôm bt Tôm bt Tôm bt

24 - 31 Cong thân 1% Cong thân 1% Vàng mang 5%

32 - 39 T ôm bt T ôm bt Tôm bt

40 - 47 T ôm bt T ôm bt Công thân 1%

48 - 55 V àng mang 2% V àng mang 2% Tôm bt

56 - 65 T ôm bt T ôm bt V àng mang 10%

Qua bảng trên cho thấy tôm trong ao trong thời gian nuôi vẫn còn bị một số bệnh do môi trường dẫn tới làm giảm tỷ lệ sống trong ao. Nguyên nhân của bệnh vàng mang chủ yếu là vào những ngày mưa làm xói mòn bờ ao làm sa lắng phù sa.

Theo thống kê của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tính đến cuối tháng 4, đầu tháng 5, tổng diện tích thả nuôi tôm của các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau là 486.990 ha. Tính đến nay, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại tại 6 tỉnh trên là 27.037 ha, chiếm 98% tổng diện tích thiệt hại của cả nước. Trong đó, Sóc Trăng là tỉnh thiệt hại nặng nề nhất, theo số liệu thống kê đến ngày 10/5, diện tích thiệt hại của tỉnh Sóc Trăng là trên 15.414 ha, chiếm tới 61,43% diện tích thả nuôi toàn tỉnh, Bạc Liêu là tỉnh đứng thứ hai với trên 41,25% diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp bị thiệt hại. Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang và Bến Tre diện tích bị thiệt hại từ 20-30%. Dịch bệnh xảy ra cả trên tôm sú và tôm he chân trắng, chủ yếu ở giai đoạn từ 20-30 ngày sau khi thả giống, tôm chết diễn ra chủ yếu ở vùng, cơ sở nuôi thâm canh và bán thâm canh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ thống an toàn sinh học trong ao nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei) tại khu nuôi trồng thủy sản công nghiệp minh thành công ty cổ phần BIM yên hưng quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 45 - 46)