Vận hành hệ thống an toàn hóa học

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ thống an toàn sinh học trong ao nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei) tại khu nuôi trồng thủy sản công nghiệp minh thành công ty cổ phần BIM yên hưng quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 35 - 39)

* Hệ thống khử trùng:

- Hệ thống sát trùng vào khu nuôi:

+ Cổng vào khu vực nuôi được xây dựng bể dùng làm sát trùng với diện tích: 5m x 7m x 0.4m. Bể được bơm nước với mực nước là 30cm

Trước khi vào khu vực nuôi nên sát khuẩn bằng dung dịch thuốc tím hoặc hóa chất khác có tính chất sát khuẩn như Clorin, với nồng độ 200ppm. Theo định kì 3 ngày thay thuốc 1 lần

+ Ở các điểm chốt giữa các khu nuôi luôn được rải vôi để loại bỏ mầm bệnh lây lan từ khu nuôi này sang khu nuôi khác. Với số lượng 200 kg/10m2.

Hình 3.2 Bể sát trùng trước cổng khu nuôi - Hệ thống sát trùng cho ao nuôi:

Trong ao nuôi hệ thống sát trùng được bố trí ở nơi lên xuống ao và ra vào cầu nhá. Thường được đặt 1 xô có chiều cao 60cm và được đựng lượng nước sát trùng là thuốc tím hoặc Clorine co nồng độ là 200ppm. Theo định kì 3 ngày thay thuốc 1 lần.

Công nhân phải đi ủng khi xuống ao, nếu di chuyển ao này qua ao khác phải được sát trùng bằng chất khử trùng trước khi xuống ao.

Mỗi ao có dung cụ lấy mẫu nước riêng. * Sử dụng khoáng chất

Khoáng chất được sử dụng gồm vôi supper canxy-max, dolomite, và zeolite.

Khoáng chất gồm supper canxy-max và dolomit được sử dụng thường xuyên để ổn định môi trường nước, ổn định pH, độ kiềm. Zeolite ít sử dụng

trong quá trình nuôi.Trong quá trình nuôi, tùy vào môi trường ao nuôi để dùng vôi cho hợp lý và hiệu quả.

Để ổn định môi trường như: Khi môi trường nuôi biến động khi trời mưa, nước ao bẩn do các chất lơ lửng, nhiều khí độc…

Để điều khiển tảo trong ao nuôi tôm: Khi gây màu nước sử dụng vôi vào ban ngày nhằm gây tảo. Khi tảo phát triển mạnh để kìm hãm sự phát triển của tảo thì sử dụng vôi vào ban đêm.

Định kỳ sử dụng vôi để ổn định một số chỉ tiêu môi trường nước như: pH, độ kiềm, màu nước…

Sử dụng vôi trong khi ao nuôi mang một số bệnh do môi trường như: hồng mang, vàng mang, tôm nổi đầu do môi trường …

* Quản lý thức ăn trong ao nuôi: - Thức ăn:

Thức ăn được dùng cho nuôi tôm là thức ăn công nghiệp của công ty Grobest-Iternational.

Thức ăn này có thành phần chủ yếu là: Bột cá chất lượng cao, các loại axid amin, bột yeast, bột đậu nành ngoại nhập chất lượng cao, men vi sinh, enzyme bảo vệ đường ruột phòng ngừa bệnh.

- Cách cho ăn:

Khi cho ăn xác định vị trí cho ăn. Tôm thường ăn ở nơi sạch nên khi cho ăn thì vãi thức ăn trên đường ăn của tôm (phía trong dây cước). Không vãi thức ăn đều cả ao. Cho ăn dưới bè đi theo đường dây cước căng sẵn và lên bờ cho ăn.

Khi thay đổi kích cỡ thức ăn thì phải trộn chung cỡ thức ăn cũ và cỡ thức ăn mới trong 3 - 4 ngày.

Sau 30 ngày nuôi thì cho ăn nhá. Ao 2500 m2 đặt 2 nhá, nhá cách bờ từ 3 - 4m. Kích thước của nhá là chiều dài 80 cm, chiều rộng 80 cm, chiều cao 10 cm. Tỷ lệ thức ăn cho vào mỗi nhá là 0,1 - 0,3% tùy vào tuổi của tôm.

Trong 20 ngày nuôi đầu tiên tắt hết quạt nước để cho ăn. Sau ngày thứ 20 bắt đầu để quạt nước cho ăn. Mới đầu để một quạt sau đó tăng số lượng dần theo ngày tuổi của tôm.

- Điều chỉnh thức ăn:

Trong quá trình nuôi tùy theo màu nước và các yếu tố môi trường để điều chỉnh thức ăn thích hợp như nhiệt độ xuống thấp, sau một trận mưa, tôm nổi đầu…

Khi cho tôm ăn xong khoảng 2,5h thì kiểm tra nhá.

Nếu thức ăn trong nhá hết thì tăng 10% thức ăn trong ngày.

Nếu thức ăn trong nhá con thừa 5 - 10% thì giữ nguyên lượng thức ăn trong ngày.

Nếu thức ăn thừa nhiều thì giảm lượng thức ăn căn cứ vào lượng ăn thừa trong nhá để giảm lượng thức ăn.

Trong quá trình nuôi nhằm tăng sức đề kháng, chất dinh dưỡng để tôm khỏe mạnh và phát triển thì trong khi nuôi cần phải bổ sung một số phụ gia khác như: vitamin C, EM tỏi.

Sử dụng vitamin C tuần 3 lần, trộn vào bữa 14h. Trộn 5g vitamin C cho 1 kg thức ăn. Trộn trước khi cho ăn 30 phút.

Trộn EM tỏi tuần 3 lần không cùng ngày trộn vitamin C. Trộn 5 ml EM tỏi cho 1 kg thức ăn, trộn trước khi cho ăn 30 phút.

* Sử dụng chế phẩm sinh học (EM)

EM (Effective Microorganisms) được sử dụng định kỳ 3 ngày 1 lần. Trong thành phần của EM có chứa vi sinh vật hữu hiệu gồm có 5 nhóm cơ bản:

+ Nhóm vi khuẩn quang hợp (Rodopseudomonas). + Nhóm vi khuẩn (Lactobacillus).

+ Nhóm nấm men (Saccharomyces).

+ Nhóm nấm sợi (Aspergillus & Penicillium).

Vai trò của nhóm vi sinh vật này được thể hiện rõ nhất ở khả năng phân hủy các chất hữu cơ có trong môi trường nước.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ thống an toàn sinh học trong ao nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei) tại khu nuôi trồng thủy sản công nghiệp minh thành công ty cổ phần BIM yên hưng quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w