Cân bằng thị trường tổng thể

Một phần của tài liệu quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (tt) (Trang 47)

- Nếu lãi suất thực được giả định là như nhau ở2 quốc gia, sự khác biệt về lãi suất danh nghĩa hoàn toàn là do chênh lệch mức lạm phát kỳ vọng.

Cân bằng thị trường tổng thể

Tỷ giá giao ngay là tỷ giá thỏa thuận ngày hôm nay (ngày t) nhưng tiến hành thanh toán thường là vào 2 ngày làm việc tiếp ( t + 1, t+ 2)

Lãi suất danh nghĩa là lãi suất mà ngân hàng thông báo cho khách hàng, là lãi suất thông báo hoặc thỏa thuận trong các quan hệ tín dụng.

Lãi suất thực tế là lãi suất được xác định trên cơ sở đã điều chỉnh lại theo những thay đổi về mức giá do lạm phát.

Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng được ký kết ngày hôm nay nhưng sẽ được thực hiện trong tương lai.

PCM( Perfect Capital Mobility): vốn tự do lưu chuyển trong thị trường hội nhập quốc tế hoàn hảo.

Thuật ngữ

Tỷ giá kỳ hạn: đề cập đến một tỷ giá được báo giá và trao đổi hôm nay nhưng cho giao hàng và thanh toán vào một ngày trong tương lai cụ thể.

LOP ( Law of one price): Nếu bỏ qua chi phí vận chuyển, hàng rào thương mại, các rủi ro và thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thì các

hàng hóa giống hệt nhau sẽ có giá như nhau ở mọi nơi khi quy về một đồng tiền chung.

Arbitrage: Là việc tại cùng một thời điểm thực hiện việc mua hàng hóa ở nơi có giá thấp và bán ở nơi có giá cao để kiếm lợi do có sự

chênh lệch giá.

Thị trường Ngoại hối (Foreign Exchange Market): là một thị trường phi tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ. Những

người tham gia chính trong thị trường này là các ngân hàng quốc tế lớn.

Thị trường tài chính: là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng các khoản vốn (ngắn hoặc dài hạn) thông qua các công cụ tài

chính nhất định.

Thị trường hàng hóa dịch vụ: là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Giá cả thị trường chi phối xã

hội trong việc chọn mua cái gì, mua như thế nàomua cho ai.

Thuật ngữ

MỞ RỘNG

MỞ RỘNG

Tác động của tự do hóa nhân dân tệ lên giá hàng hóa toàn cầu

Hiện đang có chênh lệch khá lớn về lãi suất giữa của nhân dân tệ so với đô la Mỹ

• Điều này tạo ra nhu cầu kinh doanh chênh lệch lãi suất ngắn hạn (carry trade) giữa 2 đồng tiền này. Cơ chế carry trade là vay ngoại tệ từ những nơi có lãi suất  thấp, đổi ra nhân dân tệ rồi cho vay nội địa để hưởng lãi cao hơn. Đến kỳ thanh toán thì lại chuyển ngược vốn từ nhân dân tệ ra ngoại tệ, chuyển về nơi đi  vay để hoàn trả vốn và lãi, và nhà đầu tư được hưởng phần chênh lệch có được từ sự khác biệt lãi suất (với điều kiện  là tỷ giá nhân dân tệ với ngoại tệ đó  không thay đổi đáng kể giữa hai thời điểm đi vay và hoàn trả). Tuy nhiên, để thực hiện carry trade ở Trung Quốc thì nhà đầu tư phải có khả năng vay mượn và  mua bán dễ dàng đô la Mỹ.

Thực trạng về kinh doanh chênh lệch lãi suất ở TQ

• Thế nhưng Trung Quốc hiện đang có các quy định về quản lý ngoại hối nhằm kiểm soát việc vay mượn và kinh doanh ngoại tệ, làm cản trở việc thực hiện  carry trade ở Trung Quốc. Để lách những quy định này  nhằm vay mượn hoặc chuyển ngoại tệ vào ra Trung Quốc một cách dễ dàng, các nhà kinh doanh  đã tạo ra các CFD có sự tham gia của các hàng hóa cơ bản như đồng, nhôm, các kim loại quý khác như vàng,  và thậm chí là đậu tương hay quặng sắt. Các  giao dịch này về bản chất là giao dịch mua bán hàng hóa trên giấy tờ vì hàng hóa chỉ được dịch chuyển từ người bán đến người mua trên giấy tờ; còn  hàng hóa thật thì vẫn nằm tại các kho ngoại quan; cái thực chất lưu chuyển vào và ra khỏi Trung Quốc là luồng vốn ngoại tệ.

Tổng giá trị các CFD đã tăng chóng mặt kể từ giữa năm trước bởi sự kết hợp của 3 yếu tố sau, đảm bảo mang lại những khoản lợi nhuận  đáng kể cho các nhà kinh doanh carry trade 1. sự thắt chặt hơn nữa các quy định về cho vay và số tiền được vay ở Trung Quốc, làm cho các nhà đầu tư chuyển mạnh từ việc đi  vay nội địa sang vay từ các nguồn ở nước ngoài với điều kiện dễ dãi hơn (và quan trọng là rẻ hơn 2. chênh lệch lãi suất khá cao giữa đô la Mỹ và nhân dân tệ 3. nguồn cung các loại hàng hóa cơ bản đang dồi dào trên thế giới • Theo ước tính của Goldman Sachs, 31% các khoản cho vay ngoại tệ ngắn hạn và 14% tổng các khoản cho vay ngoại tệ ở Trung Quốc được thế chấp bởi  các hàng hóa này trong các CFD. Tổng số dư cho vay ngoại tệ thông qua các CFD ở Trung Quốc được ước tính lên tới khoảng 81 đến 160 tỷ đô la Mỹ. • CFD có ảnh hưởng sâu sắc đến giá cả hàng hóa thế giới. Khi CFD được ký kết, lập tức nhu cầu về các loại hàng hóa nói trên tăng lên trong khi cung chưa  (kịp) thay đổi, đẩy giá tăng. Ngược lại, khi CFD hoàn tất, lượng hàng hóa được cầm cố được giải tỏa, làm tăng đột ngột cung trong khi cầu không biến  động, đẩy giá cả hàng hóa đi xuống, làm các nhà đầu cơ khác hoảng sợ, buộc họ phải bán tháo hàng hóa của mình, càng đẩy giá hàng hóa đi xuống  thêm MỞ RỘNG MỞ RỘNG

Một phần của tài liệu quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (tt) (Trang 47)