Các quan hệ ngang bằng trên thị trường hữu hiệu

Một phần của tài liệu quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (tt) (Trang 31)

Các quan hệ ngang bằng trên thị trường hữu hiệu

2

2

2.1 Hiệu ứng Fisher (FE) 2.1 Hiệu ứng Fisher (FE)

2.2 Hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE) 2.2 Hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE)

2.3 Ý nghĩa IFE 2.3 Ý nghĩa IFE

2.4 Tổng hợp các quan hệ Parity 2.4 Tổng hợp các quan hệ Parity

2.1 Hiệu ứng Fisher (FE)

Hiệu ứng Fisher thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lạm phát của một quốc gia.

• Ví dụ: Lãi suất cao tương đối ở một quốc gia có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng lãi suất cao tương đối có thể phản ánh lạm phát cao tương đối. Do lạm phát gây áp lực giảm giá đồng nội tệ, việc đầu tư các chứng khoán bằng đồng tiền này có thể không còn đủ hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài nữa.

Hiệu ứng Fisher giả định rằng lãi suất danh nghĩa gồm 2 bộ phận cấu thành: mức kỳ vọng lạm phát và lãi suất thực.

Theo Irving Fisher, lãi suất danh nghĩa nội địa phản ánh lợi suất thực (r) và lạm phát kỳ vọng trong kỳ tương ứng (ΔPe):

(1 + i) = (1+ r)*(1+ ΔPe)

Công thức FE dạng gần đúng:

Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát.

hoặc Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm phát.

• Mỗi thành tố trong vế phải của phương trình trên chịu tác động của các lực lượng kinh tế khác nhau. Lãi suất thực tế được quyết định bởi cung và cầu vốn vay. Theo lý thuyết số lượng tiền tệ thì tốc độ cung ứng tiền tăng quyết định tỷ lệ lạm phát.

2.1 Hiệu ứng Fisher (FE)

• Trong dài hạn, sự thay đổi của cung ứng tiền không có ảnh hưởng gì đến lãi suất thực tế cũng như các biến thực tế khác. Vì lãi suất thực tế không thay đổi nên lãi suất danh nghĩa phải điều chỉnh theo sự thay đổi của lạm phát. Do vậy, khi Ngân hàng Trung ương tăng cung ứng tiền tệ, thì cả lạm phát và lãi suất danh nghĩa đều tăng. Sự điều chỉnh này của lãi suất danh nghĩa theo lạm phát được gọi là hiệu ứng FISHER

• Trong dài hạn, sự thay đổi của cung ứng tiền không có ảnh hưởng gì đến lãi suất thực tế cũng như các biến thực tế khác. Vì lãi suất thực tế không thay đổi nên lãi suất danh nghĩa phải điều chỉnh theo sự thay đổi của lạm phát. Do vậy, khi Ngân hàng Trung ương tăng cung ứng tiền tệ, thì cả lạm phát và lãi suất danh nghĩa đều tăng. Sự điều chỉnh này của lãi suất danh nghĩa theo lạm phát được gọi là hiệu ứng FISHER

2.2 Hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE)

Một phần của tài liệu quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (tt) (Trang 31)