- Nếu lãi suất thực được giả định là như nhau ở2 quốc gia, sự khác biệt về lãi suất danh nghĩa hoàn toàn là do chênh lệch mức lạm phát kỳ vọng.
Hàm ý của hiệu ứng Fisher quốc tế
• Lý thuyết IFE cho rằng, các đồng tiền với lãi suất cao sẽ có mức lạm phát cao và được kỳ vọng sẽ giảm giá.
• Do đó, giả sử khi lãi suất tại Mỹ cao tương đối so với một số quốc gia khác, thì các công ty đó không cần cố gắng để đầu tư vào Mỹ bởi vì tác động của tỷ giá có thể bù đắp cho lãi suất trong mỗi giai đoạn.
• Ví dụ: Lãi suất danh nghĩa ở Mỹ là 8%, ở Nhật là 5%. Mức kỳ vọng sinh lời thực tế là 2% tại mỗi quốc gia. Lạm phát kỳ vọng ở Mỹ là 6%, ở Nhật là 3%. Nếu tỷ giá thay đổi như mong đợi, các nhà đầu tư Nhật đang cố gắng lợi dụng lãi suất cao hơn ở Mỹ sẽ nhận được suất sinh lời giống như những gì họ kiếm được ở quốc gia mình. Dù các nhà đầu tư Nhật kiếm được thêm 3% tiền lời đầu tư vào Mỹ nhưng đồng đô la Mỹ bị mất giá 3% vào cuối chu kỳ đầu tư. Do đó, mức sinh lời đầu tư từ Mỹ không tốt hơn những gì họ có thể kiếm được trong nước.
• Suất sinh lời thực tế (r) đối với các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán nước ngoài phụ thuộc không chỉ vào lãi suất nước ngoài (if) mà còn vào phần trăm thay đổi trong giá trị của ngoại tệ (ef) của chứng khoán. r = (1 + if)(1 + ef) – 1
• Theo IFE, tỷ suất sinh lợi từ đầu tư trong nước (ih)tính trung bình sẽ bằng tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ đầu tư nước
ngoài. r = ih
• Xác định mức độ mà đồng ngoại tệ phải thay đổi để làm cho đầu tư ở cả 2 nước cùng có tỷ suất sinh lợi bằng nhau.