0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng cây tái sinh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ LOÀI THIẾT SAM GIẢ LÁ NGẮN (PSEUDOTSUGA BREVIFOLIA W.C CHENG & L.K.FU, 1975) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÁT ĐẠI SƠN, TỈNH HÀ GIANG. (Trang 71 -71 )

Thực tế cho thấy loài Thiết sam giả lá ngắn tái sinh kém vì vậy cân

phải đầu tư nghiên cứu quy luật sinh thái của cây Thiết sam giả lá ngắn. Nghiên cứu, nhân giống bằng phương pháp giâm hom để có thể gây trồng trên diện tích lớn.

Gây trồng thử nghiệm ở các độ cao xem chúng có thể phân bố ở các độ cao thấp hơn không như độ cao 500 m để thuận tiện cho việc gây trồng.

Chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc, bảo vệ cây Thiết sam giả lá ngắn cho người dân khi họ tham gia vào bảo tồn loài.

4.5.5 Hợp tác trong bảo tồn

Muốn thực hiện được các giải pháp trên cần rất nhiều vốn đầu tư thực hiện vì vậy cần hợp tác quốc tế để thu hút các nguồn đầu tư từ nước ngoài, các tổ chức quan tâm đến việc bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn nói riêng và các loài quý hiếm nói chung.

Thu hút các kinh nghiệm nhân giống và bảo tồn các loài quý hiếm ở các trung tâm nghiên cứu, các nước tiên tiến.

Tham gia vào các hoạt động hợp tác nghiên cứu, đào tạo quốc tế về bảo tồn các loài thực vật quý hiếm nói chung.

63

4.5.6. Chính sách của nhà nước

Tiến tới hoàn thiện chính sách giao rừng cho dân, xác lập quyền sở hữu về lâm sản ngoài gỗ của họ. Đồng thời ký kết các nguyên tắc bảo tồn và các loài quý hiếm nói chung, loài Thiết sam giả lá ngắn nói riêng.

Xây dựng chính sách khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn các loài quý hiếm trong Khu bảo tồn, đồng thời khuyến khích họ lập ra các hương ước thôn bản về bảo vệ rừng cộng đồng.

Bổ sung hoàn thiện chính sách ưu tiên đầu tư nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật bảo tồn gây trồng các loài quý hiếm trong đó có loài Thiết sam giả lá ngắn.

Xây dựng chính sách bảo vệ rừng gắn với phát triển kinh tế cho người dân địa phương.

64

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Trong thời gian nghiên cứu với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài Thiết sam giả lá ngắn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang. Từ những kết quả thu được tôi xin rút ra một số kêt luận sau đây:

Đất nơi Thiết sam giả lá ngắn phân bố là đất feralit mùn có hàm lượng mùn và ẩm độ cao.

Thiết sam giả lá ngắn thường phân bố cùng với Bách xanh, Thông đỏ, Mun, Trai,… công thức tổ thành loài cây là:

+ Ở vị trí đỉnh: 21,76Tsgln + 18,16Bx + 14,91M + 9,06T +

6,97Kg+ 6,58Td + 5,4Xr + 5,09Bv + 11,59Lk.

+ Ở vị trí sườn: 34,13Tsgln +: 19,53 Bx + 11,11M + 8,8Kg +

8,01Lcv + 5,28Tđ + 12,82 Lk .

Các loài đi kèm với Thiết sam giả lá ngắn đa số điều là các loài quý hiếm, có giá trị cao vì vậy khi tiến hành bảo tồn cần phải chú ý bảo tồn cả các loài này.

Đặc điểm cấu trúc ngang: Phân bố thực nghiệm số cây theo cấp đường kính là một đường cong phức tạp nhưng về cơ bản tuân theo quy luật phân bố giảm. Số loài và số cây tập chung nhiều nhất ở cấp kính 6 - 25 cm thấp nhất ở cấp đường kính 25 - 35 cm. Điều đó thể hiện các trạng thái rừng phục hồi đang ở giai đoạn rừng non tái sinh, cần phải duy trì, phát triển hơn nữa trạng thái này của rừng để nâng cao chất lượng rừng.

Đặc điểm cấu trúc đứng: Phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao ở trạng thái quần xã thứ sinh có dạng một đỉnh lệch trái, có hiện tượng phân tầng và có xu hướng phần trăm số cây giảm dần khi cấp chiều cao tăng.

Thiết sam giả lá ngắn tái sinh tập trung phân bố ở các lỗ trống trong rừng, chất lượng và số lượng cây tái sinh khá tốt, nhưng số cây giảm dần khi

65

chiều cao tăng lên, số lượng cây triển vọng thấp cần phải có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động kịp thời để nâng cao chất lượng tái sinh của loài.

Ở Khu bảo tồn Bát Đại Sơn loài Thiết sam giả tập trung phân bố ở các đỉnh núi và gần đỉnh nới có độ cao từ 1100m đến 1270m so với mặt nước biển. Chúng chỉ phân bố ở vùng núi đá vôi hiện tại chúng tôi chưa gặp cá thể nào phân bố ở vùng núi đất có độ cao tương đương. Cần tiến hành trồng thử nghiệm ở các độ cao thấp hơn, và các độ cao tương đương so với núi đất.

Mật độ các loài cây tầng cao, mật độ của Thiết sam giả lá ngắn là cao nhất tiếp đó là các loài nhu Mun và Bách xanh,...Tuy nhiên Thiết sam giả lá ngắn chỉ tập chung phân bố ở một khu vực hẹp. Cần quy hoạch thêm diện tích để loài này phát triển.

5.2 Kiến nghị

Do thời gian thực hiện khóa luận có hạn nên chưa thể đưa ra những kết luận chính xác hoàn toàn về hình thái, sinh trưởng và phát triển cũng như phân bố của loài thiết sam giả lá ngắn được, để có kết quả chính xác hơn thì cần phải có thời gian nghiên cứu lâu hơn, phạm vi rộng hơn.

Trong quá trình học tập tại trường, cần tăng thêm các đợt thực tập nghề ở ngoài thực tiễn về cách sử dụng các công cụ cần thiết phục vụ cho công tác điều tra phỏng vấn như: công cụ PRA, GPS, cách lập ÔTC,…

Qua nghiên cứu ở khóa luận thì số lượng loài Thiết sam giả lá ngắn là rất ít chính vì vậy cần có ngay các biện pháp bảo tồn kịp thời loài cây này.

Tiến hành nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm loài Thiết sam giả lá ngắn tại khu vực nghiên cứu.

Nhà nước cần có những biện pháp tổng thể lâu dài để phát triển, nâng cao đời sống nhân dân vùng cao nói chung và Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn nói riêng, từ đó góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng.

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Baur G.N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương

Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

2. Bộ khoa học và công nghệ. Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, (2007)

Sách đỏ Việt Nam, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.

3. Catinot R. (1965), Lâm sinh học trong rng rậm Châu Phi, Vương Tấn Nhị

dịch, Tài liệu KHLN, Viện KHLN Việt Nam.

4. Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

5. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”, Tp chí

Lâm nghiệp, 2/91, tr. 3-4.

6. Bùi Thị Huyền (2010), “Nghiên cứu đặc điểm phân bố và nguy cơ tuyệt chủng loài cây Pơ Mu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên,Thường Xuân, Thanh Hóa”, Tạp chí Khoa hc Lâm nghiệp, Viện

Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, số 2, trang 1228-1232.

7. Nguyễn Đức Khiển (2005), Tài nguyên và môi trường tiềm năng và thách thức, NXB Nông nghiệp.

8. Phùng Ngọc Lan (1984), “Bảo đảm tái sinh trong khai thác rừng”, Tp chí

Lâm nghiệp, (9).

9. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Phạm Tùng Lâm (2012), “ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và phân bố loài cây Thông đỏ bắc (Taxus chinensis (Pilg.) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn huyn Qun B tỉnh Hà Giang”, khóa luận tốt nghiệp

dại học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

11. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam,

67

12. Trần Ngũ Phương (2000), Mt s vn đề v rng nhit đới Vit Nam,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Vũ Đình Phương (1987) “Cấu trúc rừng và vốn rừng trong không gian và thời gian”, Thông tin Khoa học lâm nghiệp (1).

14. Vũ Đình Phương, Đào Công Khanh “Kết quả thử nghiệm phương pháp nghiên cứu mt s quy lut cu trúc, sinh trưởng phc v điu chế rng

lá rộng, hn loi thường xan Kon Hà Nừng - Gia Lai”, Nghiên cứu

rừng tự nhiên, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2001, tr 94 - 100.

15. Plaudy. J (1987), Rừng nhiệt đới ẩm, Văn Tùng dịch, Tổng luận chuyên

đề số 8/1987, Bộ Lâm nghiệp.

16. Phạm Đình Tam (2001), “Kh năng tái sinh phc hi rng sau khai thác

tại Kon Hà Nừng”, Nghiên cứu rừng tự nhiên, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.

122-128.

17. Trần Cẩm Tú (1998), “Tái sinh tự nhiên sau khai thác chọn ở Hương Sơn, Hà Tĩnh”, Tp chí Lâm nghip, (11), tr. 40-50.

18. Nguyễn Vạn Thường (1991), “Bước đầu tìm hiểu tình hình tái sinh tự

nhiên ở một số khu rừng miền Bắc Việt nam”, Một số công trình 30 năm

điều tra qui hoạch rừng 1961-1991, Viện Điều tra qui hoạch rừng, Hà Nội, tr. 49-54.

19. Thái Văn Trừng (1978), Thm thc vt rng Việt Nam, Nxb Khoa học và

kỹ thuật, Hà Nội.

20. Thái Văn Trừng, Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, NXB

Khoa học Kỹ thuật, 2000.

21. Nguyễn Văn Trương (1983), Quy lut cu trúc rng g hn loài, Nxb

Khoa học kỹ thuật, Hà Nội

22. Hà Thanh Tiến (2012), “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, phân bố và tình trạng của một số cây lá kim vùng núi thấp và trung bình tại xã vũ Vũ

68

Nông – huyện Nguyên Bình – tnh Cao Bằng” , khóa luận tốt nghệp đại

học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

23. Tô Văn Thảo (2003), “Nghiên cứu về phân bố, sinh thái, sinh học và tình trạng bảo tồn tự nhiên (In-situ) của loài Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn huyện Qun B tỉnh Hà Giang”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Lâm nghiệp.

24. Đặng Kim Vui (2002), “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Tp chí Nông nghip và Phát trin

nông thôn, 02(12), tr. 1109-1113.

II. Tài liệu tiếng Anh

25. P.W. Richards (1952), The Tropical Rain Forest, Cambridge University Press, London.

26. Richards P.W (1959, 1968, 1970), Rừng mưa nhit đới, Vương Tấn Nhị

dịch, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

27. Van Steenis. J (1956), Basic principles of rain forest Sociology, Study of tropical vegetation prceedings of the Kandy Symposium UNESCO

PHỤ LỤC 01

Biểu 01: Điều tra tuyến về phân bố của Thiết sam giả lá ngăn

Ngày điều tra: ………Người điều tra: ………...

Địa điểm điều tra: ………… Tọa độ: ……….

Độ cao: ………...

Số hiệu tuyến Điểm đầu tuyến Điểm cuối tuyến Độ dài tuyến (km) Xuất hiện của TSG LN Địa danh Tọa độ Độ cao (m) Địa danh Tọa độ Độ cao (m) (TSGLN: Thiết sam gi lá ngn) Biểu 02: Biểu điều tra tầng cây cao Số tuyến điều tra/OTC: ………Ngày tháng điều tra:……….

Địa điểm: ………

Địa hình: ………Độ dốc:………

Hướng phơi: ………...Tọa độ:………

Độ cao so với mặt biển:……….

STT Tên loài D1,3 (cm) DT(m) HVN (m) HDC (m) Ghi chú

Biểu 03: Biểu điều tra cây tái sinh

Ngày điều tra: ... Người điều tra: ... ÔTC: ... Độ cao: ...Toạ độ:... TT ODB TT cây Tên loài Tổng số cây

Nguồn gốc Chiều cao cây tái sinh

(m) Sinh

trưởng Hạt Chồi <0,5 0,5 - 1 1 - 2

Biểu 04: Điều tra cây bụi

Ngày điều tra: ... Người điều tra: ... ÔTC: ...

Độ cao: ...Toạ độ:...

TT ODB

TT

loài Tên loài chủ yếu Số cây (bụi) Độ che phủ Chiều cao (m) Sinh trưởng

Biểu 05: Biểu điều tra thảm tươi

Ngày điều tra: ...Người điều tra: ...

ÔTC: ... Độ cao: ...Toạ độ:... TT ÔDB TT loài Tên loài chủ yếu Số cây (bụi) Độ che phủ Chiều cao (m) Sinh trưởng Biểu 09: Điều tra Thiết sam giả lá ngắn tái sinh Ngày điều tra: ……… Người điều tra: ………

Số tuyến...

Địa điểm điều tra: ……… Tọa độ: ……….

Độ cao: ………... Chỉ tiêu Số hiệu Nguồn gốc Doo (mm) Hvn (cm) Vị trí mọc Sinh trưởng Khoản g cách cây mẹ (m) Tọa độ Ghi chú TSGLNTS1 TSGLNTS2 TSGLNTS3


Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ LOÀI THIẾT SAM GIẢ LÁ NGẮN (PSEUDOTSUGA BREVIFOLIA W.C CHENG & L.K.FU, 1975) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÁT ĐẠI SƠN, TỈNH HÀ GIANG. (Trang 71 -71 )

×