Phương pháp ngoại nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang. (Trang 37)

3.4.3.2. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn

Đề tài tiến tiến hành lập 30 ô tiêu chuẩn OTC và sử dụng phương pháp điều tra OTC ngẫu nhiên.

29

a. Cách lập ô

Cách bố trí các ô đo đếm được thể hiện trong hình 3.1. + Diện tích OTC: 500 m2

(25 m x 20 m),

+ Phân bố: OTC đặt ngẫu nhiên, đại diện cho từng nhóm thực vật khác nhau, đại diện cho địa hình, độ dốc, điều kiện thổ nhưỡng khác nhau.

+ Các OTC được đánh dấu ngoài hiện trường thông qua hệ thống cột mốc gồm 4 cột đặt ở 4 góc của ô. Phần trên mặt đất 0,5m ghi rõ số hiệu OTC và hướng xác định các góc còn lại.

+ Trong OTC, lập 5 ô dạng bản 25m2 (5 m x 5m) theo đường chéo của OTC.

b. Điều tra các chỉ tiêu trong ô tiêu chuẩn

- Đo tất cả các cây gỗ có D1,3 ≥ 6cm, các chỉ tiêu gồm: (1) Đo đường kính:

•Đo đường kính các cây gỗ tại vị trí chiều cao ngang ngực (1,3 m).

•Trường hợp cây hai thân: Nếu chia thân từ vị trí 1,3m trở xuống thì coi như hai cây, còn nếu chia thân trên 1,3m thì coi như một cây.

•Khi đo đường kính thân cây bằng thước kẹp kính cần đo theo 2 chiều vuông góc (theo hướng Đông Tây và Bắc Nam) rồi lấy trị số bình quân. Có thể đo chu vi thân cây tại độ cao 1,3 m cho những cây gỗ sau đó dùng chương trình Excel và công thức chuyển đổi để tính đường kính theo công thức:

(3.1)

Trong đó: D là đường kính thân (cm); C là chu vi thân (cm); π =3,14.

•Đánh dấu tại vị trí đo đường kính bằng 2 vạch sơn đỏ song song với mặt đất về 2 phía của thân cây (mỗi phía 1 vạch sơn).

= C

30

(Ghi chú: ÔĐĐ là ô đo đếm)

(2) Xác định tên cây (tên phổ thông/tên địa phương) cho từng cây gỗ đã đo đường kính. Những cây không biết tên phải lấy mẫu để giám định nhằm đảm bảo ≥ 90% số cây đo đếm phải được xác định tên cây.

(3) Xác định phẩm chất cây gỗ cho từng cây gỗ đã đo đường kính:

•Xác định phẩm chất cây gỗ cho từng cây gỗ đã đo đường kính phân theo 3 mức phẩm chất A (Tốt), B (Trung bình), C (Xấu). Chỉ xác định phẩm chất cho những cây còn sống:

+ Cây phẩm chất A: Cây gỗ khỏe mạnh, thân thẳng, đều, tán cân đối, không sâu bệnh hoặc rỗng ruột.

+ Cây phẩm chất B: Cây có một số đặc điểm như thân hơi cong, tán lệch, có thể có u bướu hoặc một số khuyết tật nhỏ nhưng vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành; hoặc cây đã trưởng thành, có một số khuyết tật nhỏ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng hoặc lợi dụng gỗ.

+ Cây phẩm chất C: Cây phẩm chất C là những cây đã trưởng thành, bị khuyết tật nặng (sâu bệnh, cong queo, rỗng ruột, cụt ngọn...) hầu như không

2

0

m

25 m

Hình 3.1: Xử lý các cây trên đường ranh giới ô đo đếGm

Không tính vào ÔĐĐ Đo tính và ghi vào ÔĐĐ

31

có khả năng lợi dụng gỗ; hoặc những cây chưa trưởng thành nhưng có nhiều khiếm khuyết (cây cong queo, sâu bệnh, rỗng ruột, cụt ngọn hoặc sinh trưởng không bình thường), khó có khả năng tiếp tục sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành.

(4) Đo chiều cao

•Đo chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành tất cả các cây đã đo đường kính.

•Đơn vị đo đếm là mét, đo chính xác đến 0,2m.

Tất cả các số liệu được ghi vào biểu mẫu 02 (Phụ lục 01). (5) Xác định độ tàn che bằng phương pháp 100 điểm.

Trong OTC xác định các tuyến điều tra, trên các tuyến xác định 100 điểm phân bố đều trên các tuyến điều tra. Tại mỗi điểm dùng ống nhòm nhìn lên bầu trời, nếu nhìn thấy trời thì có độ tàn che = 0, nhìn thấy 1 nửa trời thì độ tàn tre = 0,5, không nhìn thấy trời thì độ tàn che = 1. Độ tàn che của OTC là độ tàn che trung bình của 100 điểm.

c. Điều tra nhóm cây bụi, thảm tươi và thảm mục

Trên ô dạng bản 25m2 tiến hành thu thập số liệu

Đếm số cây bụi: Xác định tên loài chủ yếu, chiều cao của mỗi loài, số lượng bụi/khóm.

Tất cả các số liệu được ghi vào biểu mẫu 04 (Phụ lục 01).

Xác định thảm tươi: Xác định tên cây, chiều cao và độ nhiều của các loài thảm tươi, độ nhiều được phân ra theo tiêu chuẩn Drude (đã được gộp cấp):

Soc: Độ che phủ 100% mặt đất Cop1: Độ che phủ < 30% mặt đất Cop2: Độ che phủ < 30 ÷ 60% mặt đất Cop3: Độ che phủ <61 ÷ 90% mặt đất Tất cả các số liệu được ghi vào biểu mẫu 05 (Phụ lục 01).

32

Điều tra cây tái sinh: Cây tái sinh được điều tra trong các ODB là những cây có đường kính < 6 cm, tổng diện tích điều tra là 5% diện tích OTC, tương ứng với 25 ODB đối với 01 OTC.

Đánh giá chất lượng cây tái sinh: Theo 3 cấp: Tốt, Tb, xấu.

Tốt : là những cây phát triển cân đối, không sâu bệnh, lá cây xanh đều. Xấu: là những cây cong queo, sâu bệnh, tán lệch, lá rụng nhiều hoặc chuyển màu,

TB: là cây trung gian của 2 cấp trên.

Tất cả các số liệu được ghi vào biểu mẫu 03 và biểu 09 đối với loài Thiết sam giả lá ngắn (Phụ lục 01).

Điều tra đất, địa hình, đặc điểm hình thái loài.

• Điều tra đất: mô tả đất ở nơi loài thiết sam phân bố về các chỉ tiêu: + Thành phần cơ giới

+ Kết cấu đất

Các đặc trưng về độ ẩm, độ xốp

• Đặc điểm địa hình:

Sử dụng phương pháp quan sát bằng mắt. Quan sát mô tả các đặc điểm địa hình khu vực điều tra (đỉnh, sườn, dông, khe, suối,…).

• Đặc điểm hình thái:

Đề tài sử dụng phương pháp quan sát thực địa, lấy mẫu về phân tích đồng thời thu thập các thông tin từ cán bộ lâm nghiệp có kinh nghiệm trong vùng nghiên cứu nhằm xác định được các nội dung sau:

+ Đặc điểm hình thái: Thân cây, tán cây, vỏ cây, cành cây, lá cây, rễ và hoa quả của cây thiết sam giả lá ngắn…

33

3.4.3.3. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu

Các chỉ số thông dụng được tính theo các công thức đã được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn thống kê, quy hoạch rừng với việc sử dụng chương trình Excel.

* Đặc điểm cấu trúc rừng

a. Cấu trúc tổ thành sinh thái tầng cây gỗ:

Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạo thành rừng, tuỳ thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chia lâm phần thành rừng thuần hoài hay hỗn loài, các lâm phần rừng có tổ thành loài khác nhau thì chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học cũng khác nhau.

Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ, chúng tôi sử dụng chỉ số mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI), tính theo công thức 3.2.

(3.2)

Trong đó:

•IVIi là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài thứ i.

Ni là độ phong phú tương đối của loài thứ i:

(3.2.1)

Trong đó: Ni là số cá thể của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp

•Gi(%) là độ ưu thế tương đối của loài thứ i:

(3.2.2) 3 (%) Ni Gi RFi IVIi = + + 100 (%) 1 x Gi Gi Gi s i ∑ = = 100 (%) 1 x Ni Ni Ni s i ∑ = =

34

Trong đó: Gi là tiết diện thân của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp

Với: Gi là đường kính 1.3 m (D1.3) của cây thứ i; s là số loài trong quần hợp

•RFi là tần xuất xuất hiện tương đối của loài thứ i: (%) 100 1 x Fi Fi RFi s i ∑ = = (3.2.3)

Trong đó: Fi là tần xuất xuất hiện của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp

100

i

F = Sè l−îng c¸c « mÉu cã loµi thø i xuÊt hiÖnx

Tæng sè « mÉu nghiª n cøu

Theo đó, những loài cây có chỉ số IVIi ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế.

b. Mật độ:

Công thức xác định mật độ như sau:

N n x10.000

S

= (cây/ha) (3.3)

Trong đó:

- n: Tổng số cá thể của loài trong các OTC, - S: Tổng diện tích các OTC (ha).

c. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh

2 1 2 2 ) (       = ∑ = Gi x cm Gi s i π

35

tính theo công thức:

Trong đó: + Nếu Ni > = 5% thì loài đó được tham gia vào công thức tổ

thành và đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành sinh thái rừng

( )= ∑

Ni x ni

36

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm sinh thái nơi có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang. (Trang 37)