Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang. (Trang 27)

2.3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý

Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn nằm ở trong vùng biên giới phía bắc tỉnh Hà Giang với 04 xã. Trong đó có 02 là xã biên giới và 02 xã là xã nội địa. Trung tâm trụ sở ban quản lý dự án nằm ở trung tâm xã Bát Đại Sơn huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang.

+ Phía bắc là đường biên giới với nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. + Phía đông bắc là phần còn lại của xã Bát Đại Sơn và phía đông lấy dòng sông Miện làm ranh giới.

+ Phía nam giáp với xã Đông Hà và thị trấn Tam Sơn huyện Quản Bạ. + Phía tây là đường ô tô đi qua trung tâm xã Thanh Vân.

Địa hình – địa chất – thổ nhưỡng

Địa hình thuộc vùng núi đá vôi, phần lớn là núi cao trên 1000m và thấp dần theo hướng tây bắc đông nam.

+ Địa hình hiểm trở với nhiều dãy núi đá vôi hình răng cưa chia cắt bởi dông khe phức tạp.

+ Đỉnh cao nhất cao 1500m so với mực nước biển.

Địa chất: Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn có lịch sử kiến tạo vào kỷ đệ tam nên vật chất chính là đá vôi, các loại đá mẹ khác như: đá sét, đá sa thạch phân bố rải rác trong khu vực với diện tích nhỏ. Theo kết quả nghiên cứu có 5 loại đất chính đó là:

+ Đất feralit nâu vàng phát triển trên đá sa thạch với tầng đất dày kết cấu rời rạc chiếm 56 ha.

+ Đất feralit màu xám phát triển trên đá sét tầng đất trung bình, kết cấu hạt mịn phân bố ở phía bắc xã Bát Đại Sơn với diện tích 803 ha.

19

+ Đất feralit mùn trên núi trung bình, thường phân bố ở độ cao 700m (thuộc phía bắc xã Bát Đại Sơn ) loại này còn chất mùn, kết cấu mịn, và giữ ẩm, phát triển trên núi đá vôi với diện tích 319 ha và phát triển trên đá sét với diện tích 610 ha.

+ Đất feralit màu nâu vàng trên sơn nguyên, phát triển trên đá sét với diện tích 1.759 ha phân bố ở trung tâm xã Thanh Vân tầng đất trung bình, thường ở các thung lũng rất tiện lợi cho các loại cây trồng nông nhiệp và cây công nghiệp.

+ Nhóm đất thung lũng là sản phẩm chủ yếu của đá vôi phân bố dọc theo bờ sông Miện thuộc xã Cán Tỷ với diện tích 3.095 ha. Độ dày tầng đất trung bình đến sâu, diện tích chủ yếu dùng cho sản xuất nông nghiệp.

Khí hậu – thủy văn * Khí hậu

Theo kế hoạch quản lý điều hành giai đoạn 2010 – 2014 của Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn. Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa thuộc khí hậu cao bắc Việt Nam, hàng năm có 2 mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Khí hậu khu vực có những đặc điểm sau:

Chế độ ẩm: lượng mưa trung bình năm từ 2000 đến 2400 mm tập trung vào tháng 4 đến tháng 10 chiếm 80 – 90 % tổng lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình là 82% cao nhất là 89% thấp nhất là 68%.

Chế độ nhiệt: + Nhiệt độ trung bình năm là 150

c. + Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 10

c. + Nhiệt độ tối cao là 350

c.

20

+ Gió mùa đông bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô hanh, có kèm theo sương muối.

+ Gió mùa đông nam từ tháng 4 đến tháng 9, thời tiết nóng ẩm khô kéo dài.

*Thủy văn:

Sông Miện bắt nguồn từ Trung Quốc chảy theo hướng đông nam, hình thành vành đai che chắn phía đông và đông bắc của Khu bảo tồn. Sông Miện có dòng chảy quanh co. Lòng hẹp, độ dốc lớn, về mùa mưa tốc độ dòng chảy khá lớn do địa hình castơ các chi lũ đều chảy ngầm trong lòng đất nên lưu lượng nước mặt ít lại không giữ được nước. Do đó về mùa khô thiếu nước trầm trọng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong vùng.

2.3.1.2. Hiện trạng tài nguyên rừng

Về diện tích các loại đất đai

Theo kết quả điều tra hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2007 của Khu bảo tồn có tổng diện tích đất rừng tự nhiên là 5.534,8 ha. Trong đó, diện tích đất có rừng là 4.239,4 ha chiếm 93,6% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp. Cụ thể được thể hiện trong bảng sau đây:

21

Bảng 2.1: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

Hạng mục

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%) so với tổng diện tích đất lâm nghiệp

Tổng diện tích đất rừng tự nhiên 5.534,8

Tổng diện tích đất lâm nghiệp 4.531,1 100

1. Rừng tự nhiên 4.239,4 93,6 1.1 Rừng phục hồi IIa 2.511,8 1.2 Rừng núi đá vôi 1.727,6 2. Đất chưa có rừng 291,7 6,4 2.1 Đất trống cỏ Ia 85,6 2.2 Đất cây bụi Ib 42,7 2.3 Đất trống cây rải rác Ic 163,4

(Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tháng 2/2014)

Nhận xét về diện tích các loại đất đai:

+ Rừng Khu bảo tồn có độ che phủ khá cao 93,6 %. Trong đó rừng tự nhiên chiếm 93,6% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích đất chưa có rừng chiếm tỷ lệ không đáng kể.

+ Đất chưa có rừng chiếm 6,4% trong đó có có đất trống cỏ Ia, đất cây bụi Ib và đất trống cây rải rác Ic.

22

Bảng 2.2. Trữ lượng các loại rừng Hạng mục Trữ lượng (m3

) Tỷ lệ % M3/ha

Tổng cộng 380.626 100

Rừng trên núi đá vôi 207,312 5,45 120

Rừng phục hồi tự nhiên 173,314 45,4 69

(Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tháng 2/2014)

Nhận xét về trữ lượng các loại rừng:

+ Rừng trên núi đá vôi còn khá tốt, giàu trữ lượng

+ Rừng phục hồi tự nhiên trữ lượng bình quân/ha còn tương đối cao. Về đa dạng sinh học:

* Đặc điểm khu hệ thực vật rừng:

Hệ thực vật rừng Bát Đại Sơn là nơi giao thoa giữa các luồng thực vật khác nhau và có các kiểu sinh thái thảm thực vật rừng.

+ Kiểu 1: Thảm thực vật trên núi đá vôi:

Đây là kiểu rừng trên núi đá vôi, kiểu rừng này được chia làm 2 kiểu phụ: Kiểu rừng trên núi đá vôi có cấu trúc nguyên sinh cả 5 tầng rừng trong đó có 3 tầng cây gỗ (tầng vượt trội, tầng ưu thế sinh thái và tầng cây nhỏ), dưới tán rừng có nhiều cây bụi và tầng cỏ quyết, kiểu rừng này có mật độ từ 200 - 300 cây/ ha. Đường kính bình quân từ 20 - 40 cm, ở tầng vượt trội có cây cao 20 - 30 m gồm những cây như: Trai, nghiến, trám, kháo ... Loại rừng này nếu được bảo vệ tốt sẽ giữ được nguyên sinh của kiểu rừng núi đá vôi và được lớp thảm thực vật còn lại.

23

Kiểu rừng này thuộc rừng cây lá rộng cây thường xanh và một số loài cây lá kim, kiểu rừng này do bị tác động nhiều dẫn đến mật độ và trữ lượng bị giảm trở thành rừng gỗ rải rác và nay đang được phục hồi.

* Thành phần thực vật:

Theo kết quả điều tra ban đầu và các đoàn chuyên gia thám hiểm Khu bảo tồn Bát Đại Sơn cho thấy thành phần thực vật trong khu vực khá phong phú, có tới 361 loài thuộc 103 họ và 249 chi, ngoài ra Khu bảo tồn còn một số cây có giá trị dược liệu như: Kim ngân, Cốt toái bổ, Thảo quả, Đỗ trọng, Quế... Và những loài cây cảnh như phong lan tím. Đặc biệt Khu bảo tồn Bát Đại Sơn bước đầu thống kê được 19 loài quý hiếm cần được bảo vệ. Năm 2002, Nguyễn Tiến Hiệp và Phan Kế Lộc: Viện sinh thái tài nguyên sinh vật Hà Nội còn phát hiện Khu bảo tồn còn một số loài cây quý hiếm chỉ có ở Khu bảo tồn Bát Đại Sơn, đó là cây Bách Vàng (Xamthocyparir VietNamenis

Fason & Hiep) và Bách xanh (Calocedrus macrolepis) hai loài cây này đang

nguy cơ tuyệt chủng, đây là một loài cây quý hiếm cần được bảo vệ. * Khu hệ động vật rừng.

Kết quả điều tra bước đầu cho thấy: Thành phần loài có tới 195 loài động vật có xương sống thuộc 80 họ trong 24 bộ.

Bảo tồn tài nguyên động vật thuộc nhóm động vật quý hiếm của Khu bảo tồn Bát Đại Sơn hiện nay đang có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắn bừa bãi, do diện tích rừng bị thu hẹp từ phát nương làm rẫy, để bảo vệ nguồn gen động vật rừng đặc biệt quý hiếm này cần sự đầu tư của nhà nước để bảo vệ, phát triển nghiên cứu khoa học, trong tương lai nhất định số cá thể sẽ tăng dần lên và còn phát hiện các loài quý hiếm khác.

24

2.3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.3.2.1 Dân số và lao động

Dân số:

Tổng dân số (Theo kết quả điều tra năm 2010) Khu bảo tồn là 8.822 người với 1.784 hộ thuộc địa phận hành chính 4 xã với 18 thôn bản được thể hiện như sau:

Bảng 2.3: Dân số trong Khu bảo tồn

Tên xã Số hộ Số người Tỷ lệ tăng dân số

Tổng số 1.784 8.822 1,87

Bát Đại Sơn 514 2.638 2,6

Nghĩa Thuận 91 513 1,2

Thanh Vân 898 4.271 1,2

Cán Tỷ 281 1.400 2,5

(Khu bảo tồn Bát Đại Sơn , 2014)

+ Do tỷ lệ tăng số cao dẫn đến trình độ dân trí thấp, đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng gặp khó khăn.

Lao động

Tổng số lao động trong độ tuổi là: 3.605 người chiếm 46% tổng dân số khu vực.

Thành phần dân tộc: Khu bảo tồn Bát Đại Sơn có 6 dân tộc:

+ Dân tộc H’mông có 7.193 người chiếm 81.5% tổng dân số. + Dân tộc Dao có 926 người chiếm 10,5% tổng dân số.

+ Dân tày Tày và Nùng có 619 người chiếm 7,0% tổng dân số. + Dân tộc khác có 84 người chiếm 1% tổng dân số.

Nhìn chung các dân tộc trên sống phân bố rải rác trong vùng thành các thôn, xóm bên cạnh trục đường giao thông, các thung lũng bằng phẳng, tập

25

quán canh tác chủ yếu là sản xuất canh tác nương rẫy và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

2.3.2.2. Tình hình sản xuất

Đánh giá chung :

Về trồng trọt: Canh tác nông nghiệp là ngành sản xuất chính của người dân trong Khu bảo tồn. Trong đó trồng là chủ yếu, do địa hình dốc và thiếu nước nên ruộng nương chỉ sản xuất một vụ. Trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp còn thấp chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên. Vì nhưng lý do trên nên đời sống của nhân dân trong Khu bảo tồn vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Về chăn nuôi: Trong nhưng năm gần đây phân lớn thảm cỏ bị thu hẹp. Tuy nhiên người dân đã biết trồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc, nên đàn gia súc vấn phát triển ổn định và có chiều hướng tăng lên về số lượng. Các loại gia cầm cung có chiều hướng tăng nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công tác thú y được coi trọng. Do vậy thu nhập trong chăn nuôi của nhân dân trong Khu bảo tồn tương đối ổn định.

2.3.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội.

Về giao thông: Trên địa bàn của Khu bảo tồn đều có đường nhựa dẫn đến trung tâm xã, trong 18 thôn đều có đường giao thông liên thôn nhưng là đường đất nên mùa mưa đi lại rất khó khăn. Đặc biệt các tuyến đường từ thôn đến các chân lô trồng rừng mùa mưa không đi lại được.

Về điện lưới: Hầu hết các xã trong Khu bảo tồn đều đã được sử dụng điện lưới quốc gia.

Về y tế: Trong những năm qua nhờ sự quan tâm đầu tư của nhà nước trong các dự án, và sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước mạng lưới y tế đã phủ khắp thôn, xóm sức khỏe của người dân ngày càng được chăm sóc chu đáo. Trong vùng có 04 trạm cơ xở y tế xã.

26

Về giáo dục: Các trường lớp, phòng học đã được xây dựng kiên cố. Các xã đã có trường mầm non, trường cấp 1, trường cấp 2, các xã còn có các trường bán trú cho các em học sinh ở xa trường đến ở.

2.3.2.4. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội.

Nhìn chung tình hình sản xuất của nhân dân trong khu vục Khu bảo tồn là thuần nông, thu nhập từ nông nghiệp chiếm trên 85% số hộ thu nhập từ các ngành nghề tiểu thủ, công nghiệp và dịch vụ là rất thấp.

Bên cạnh những thuận lợi về đất đai, khí hậu, đồng thời được sự quan tâm của các cấp chính quyền, thông qua chương trình 135, trương trình 661, nhưng năm gần đây đời sống của người dân từng bước được cải thiện....Tuy nhiên bên cạnh đấy vẫn còn rất nhiều khó khăn như: địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn, quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp còn quá ít. Mặt khác nhiều hộ gia đình thiếu vốn sản xuất, khả năng đầu tư thấp, tiếp thu khoa học kỹ thuật chậm,... Chính vì vậy để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân, một trong những nhiệm vụ quan trọng là tích cực hỗ trợ kỹ thuật, vốn cho người dân có điều kiện thâm canh, hướng cho người dân biết kết hợp sản xuất nông lâm nghiệp để vừa nâng cao thu nhập, vừa đảm bảo được tính ổn định sinh thái môi trường khu vực, tiến tới phát triển bền vững.

27

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)