Đặc điểm cấu trúc về tổ thành tầng cây cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang. (Trang 51)

Trong đời sống sinh vật nói chung và của thực vật nói riêng, mỗi loài có một trung tâm phân bố tối thích, sự phân bố rộng hay hẹp tùy thuộc vào khả năng chống chịu cũng như biên độ sinh thái của loài. Thực tế cho thấy sự tồn tại của loài cây, khả năng phân bố tối thích phụ thuộc vào cả yếu tố bên trong lẫn yếu tố bên ngoài, giữa các loài trong cùng một điều kiện sống. Các loài mối quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh đối kháng để loại trừ nhau. Nghiên cứu thành phần loài cây đi kèm với Thiết sam giả lá ngắn nhằm xác định được tính chất hỗ trợ hay bài xích giữa các loài. Trên cơ sở đó có những đề xuất phù hợp, loại trừ được những đặc điểm bất lợi, quan hệ cạnh tranh giữa các loài sống trong cùng một điều kiện lập địa, phát huy được tối đa mặt lợi, giúp cây rừng sinh trưởng phát triển tốt.

4.2.1.1. Cấu trúc mật độ và tổ thành rừng có loài Thiết sam phân bố ở vị trí

đỉnh núi

Qua nghiên cứu tại khu vựu có Thiết sam giả lá ngắn phân bố ta có kết quả như sau:

43

Bảng 4.3: Mật độ, tổ thành loài cây đi kèm với Thiết sam giả lá ngắn tại vị trí đỉnh núi TT Tên ph thông Tên khoa hc N

(cây/ha) Ni% Gi%

RFi (%) IVIi (%) 1 Thiết sam giả lá ngắn Pseudotsuga brevifolia 222 27,62 11,64 26,03 21,76 2 Bách xanh Calocedrus macrolepis 194 24,08 9,84 20,55 18,16

3 Mun Diospyros mun 162 20,16 6,76 17,81 14,91

4 Trai Garcinia

fagraeoides 93 11,52 7,44 8,22 9,06

5 Kim giao Podocarpus

fleuryi 45 5,63 7,05 8,22 6,97

6 Tông dù Toona sinensis 27 1,96 12,13 5,48 6,58

7 Xoài rừng Mangifera minitifolia 14 1,7 10,38 4,11 5,4 8 Bách vàng Xanthocipatis vietnamensis 8 1,05 11,49 2,74 5,09 Tổng 8 loài chính 757 94,5 76,91 93,15 88,41 Loài khác (4 loài) 38 5,5 23,09 6,85 11,59 12 loài 795 100 100 100 100

*Tổ thành loài cây đi kèm

Từ kết quả điều tra ta tính được công thức tổ thành loài cây đi kèm ở vị trí điều tra là đỉnh núi như sau:

44

Công thức tổ thành: 21,76Tsgln + 18,16Bx + 14,91M + 9,06T + 6,97Kg+ 6,58Td + 5,4Xr + 5,09Bv + 11,59Lk

Trong đó: Tsgln: Thiết sam giả lá ngắn, Bx: Bách xanh, M: Mun, T: là Trai, Kg: Kim giao, Td: Tông dù, Xr: Xoài rng, Bv: Bách vàng, Lk: là loài khác

Nhìn vào công thức tổ thành và bảng 4.3 loài cây đi kèm với Thiết sam giả lá ngắn ta thấy tổ thành loài cây đi kèm rất đa dạng, loài cây ưu thế không rõ rệt, nhưng có thể xác định nhóm loài ưu thế gồm 3 – 4 loài trong khi đó có 8 loài tham gia vào công thức tổ thành chính trên tổng số 12 loài cây tầng cao, 8 loài chính có chỉ số IVIi(%) = 88,41%, trong đó loài loài Thiết sam giả lá ngắn có chỉ số IVIi(%) lớn nhất là 21,76%.. Mặt khác từ bảng 4.3 cũng cho thấy mật độ cây tầng cao là khá cao 795 cây/ha, trong đó loài Thiết sam giả lá ngắn chiếm mật độ cao nhất 222 cây/ha. Điều này chứng tỏ Thiết sam giả lá ngắn là loài thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và đất đai của địa phương.

Nhóm loài ưu thế gồm các loài như: Thiết sam giả lá ngắn, Bách xanh, Mun, Trai. Đa số các loài này là các loài có giá trị cao, vì vậy cần phải có biện pháp điều chỉnh giảm mật độ các loài kém giá trị để tạo điều kiện thuận lợi cung cấp ánh sáng, không gian dinh dưỡng cho các loài cây có giá trị kinh tế cao để sinh trưởng phát triển thuận lợi, đảm bảo khả năng tái sinh. Bên cạnh nhóm loài ưu thế cò có các loài kém ưu thế hơn trong các loài này cung có các loài có giá trị cao cũng cần phải có các biện pháp bảo vệ để loài sinh trưởng và phát triển. Tất cả các ÔTC đều có loài Thiết sam giả lá ngắn vì vậy, Thiết sam giả lá ngắn vẫn là loài ưu thế của khu rừng.

45

Bảng 4.4: Mật độ, tổ thành loài cây đi kèm với Thiết sam giả lá ngắn tại vị trí sườn

TT Tên phổ

thông Tên khoa học N

(cây/ha) Ni% Gi%

RFi (%) IVIi (%) 1 Thiết sam giả lá ngắn Pseudotsuga brevifolia 344 45,43 21,46 35,48 34,13 2 Bách xanh Calocedrus macrolepis 209 27,64 11,6 19,35 19,53

3 Mun Diospyros mun 55 6,01 17,65 9,68 11,11

4 Kim giao Podocarpus

fleuryi 64 8,65 4,84 12,9 8,8 5 Lá chân vịt 9 1,2 19,61 3,23 8,01 6 Thông đỏ Taxus wallichiana 27 3,61 5,85 6,45 5,28 Tổng 6 loài chính 708 93.51 80.11 87.08 87,18 Loài khác (3 Loài) 49 6,49 19,89 12,92 12,82 9 loài 757 100 100 100 100 4.2.1.2. Cấu trúc mật độ và tổ thành ở vị trí sườn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

46

Từ kết quả trên ta có thể xác định công thức chung cho kết cấu tổ thành loài theo số cây ở tầng cao ở sườn núi như sau:

Công thức tổ thành: 34,13Tsgln +: 19,53 Bx + 11,11M + 8,8Kg + 8,01Lcv + 5,28Tđ + 12,82 Lk

Trong đó: Tsgln: Thiết sam giả lá ngắn, Bx: Bách xanh, M: Mum, Bv:

Bách vàng, Tđ: Thông đỏ, Kg: Kim giao, Lk: là loài khác.

Qua bảng 4.4 cho thấy : Cấu trúc tổ thành tầng cây cao ở vị trí sườn diễn ra khá phức tạp số cây tham gia vào cấu trúc là 416 cây thuộc 9 loài, (trong đó có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành), số cây trung bình của một loài là 46 cây. Ở đây mật độ của rừng cũng khá cao 757 cây/ha, trong đó Thiết sam giả lá ngắn là loài có mật độ cao nhất 344 cây/ha. Nhóm loài cây tham gia chính vào công thức tổ thành gồm 6 loài có chỉ số IVIi(%) = 87.18%, cũng như ở vị trí đỉnh núi Thiết sam giả lá ngắn là loài có chỉ số IVIi(%) cao nhất 34,13%. Các loài cây ưu thế chủ yếu là Thiết sam giả lá ngắn 34,13 %, Bách xanh 19,53%, Mun 11,11%, Kim giao 8,8%,….Như vậy cấu trúc tổ thành tầng cao ở vị trí sườn gồm nhiều loài cây hỗn giao, thành phần loài cây nhìn chung không có nhiều khác biệt với vị trí đỉnh núi. Chủ yếu vẫn là các loài cây tiên phong tham gia vào cấu trúc chính của rừng như : Thiết sam giả lá ngắn, Bách xanh, Mun,… Tuy nhiên số loài cây tham gia ở hai khu vực là khác nhau. Trong đó loài Thiết sam giả lá ngắn chiếm chỉ số tổ thành cao nhất ở vị trí đỉnh núi chiếm 21,76%, ở vị trí sườn chiếm 34,53% số cây trong lâm phần. Cũng như tổ thành mật độ tầng cây gỗ ở hai vị trí cũng có những điểm tương đồng các loài có mật độ cao đều là những loài giống nhau như Thiết sam giả lá ngắn, Bách xanh, Mun, ….trong đó Thiết sam giả lấ ngắn là loài có mật độ cao nhất. Tuy nhiên mật độ ở hai khu vực có sự chênh lệch nhẹ, ở đỉnh núi mật độ là 795 cây/ha, cao hơn vị trí sườn núi, trong đó sườn núi có mật độ là 757 cây/ha. Riêng loài Thiết sam giả lá ngắn cũng có sự

47

khác biệt ở vị trí đỉnh có mật độ 222 cây/ha lại thấp hơn vị trí sườn khá nhiều, tại vị trí sườn có mật độ là 344 cây/ha. Nguyên nhân sự khác biệt về mật độ loài Thiết sam giả lá ngắn ở hai vị trí là do sự chênh lệch về độ cao. Thực tế chúng tôi lập 03 tuyến điều tra 02 tuyến ở đỉnh tại thôn Đầu Cầu 1, và 01 tuyến ở vị trí sườn (gần đỉnh) tại thôn Lùng Hóa xã Lùng Tám có độ cao lớn hơn so với thôn Đầu Cầu 1 xã Cán Tỷ. Điều này cho thấy Thiết sam giả lá ngắn phân bố và thích nghi tốt với những nơi có độ cao lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang. (Trang 51)