Mô hình M&M tình huống 2 đã chỉ ra rằng chi phí vốn chủ sở hữu đƣợc chia thành 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất, RA, là tỷ lệ lãi suất yêu cầu trên tổng sản phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của doanh nghiệp đƣợc gọi là rủi ro kinh doanh. Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng cao thì RA càng cao, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, chi phí vốn của doanh nghiệp càng cao.
Bộ phận thứ hai của chi phí vốn chủ sở hữu, (RA – RD)*D/E, đƣợc xác dịnh bởi cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sử dụng toàn bộ vốn chủ sở hữu bộ phận này bằng không. Khi doanh nghiệp bắt đầu huy động nợ, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu sẽ tăng. Vì khi đó, xuất hiện rủi ro tài chính do sử dụng thêm nợ mà các cổ đông phải gánh chịu.
Tổng rủi ro của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận: Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh sẽ phụ thuộc vào việc đa dạng hóa tài sản và hoạt
21
động kinh doanh của doanh nghiệp, không phụ thuộc vào cơ cấu vốn. Với mức rủi ro kinh doanh cho trƣớc (chi phí nợ đã đƣợc xác định), bộ phận thứ hai là rủi ro tài chính sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách tài chính của doanh nghiệp. Chi phí vốn chủ sở hữu sẽ tăng khi doanh nghiệp sử dụng thêm nợ, vì rủi ro tài chính đối với vốn chủ sở hữu tăng.
Rủi ro có hệ thống là một trong những yếu tố quyết định mức doanh lợi dự kiến của một tài sản, vì thế cần đo mức độ rủi ro có hẹ thống cho các khoản đầu tƣ khác nhau. Thƣớc đó mức độ rủi ro thƣờng đƣợc sử dụng là hệ số bêta β.
Trong một danh mục đầu tƣ lớn, đa dạng hóa càng cao, nhà đầu tƣ không để ý tới mức rủi ro của từng chứng khoán khi đƣợc nắm giữ biệt lập. Nhà đầu tƣ sẽ quan tâm tới mức độ đóng góp rủi ro của chứng khoán đó trong danh mục đầu tƣ.
Trong trƣờng hợp này, bêta của chứng khoán đó đo lƣờng mức độ đóng góp rủi ro của nó vào danh mục
Công thức: β1 =
Trong đó Cov(Ri, RM) là hiệp phƣơng sai của lợi tức một cổ phiếu (Ri) và lợi tức của thị trƣờng (RM), σ2 (RM) là phƣơng sai của lợi tức danh mục thị trƣờng. Hay nói một cách đơn giản là hệ số beeta của một chứng khoán đo lƣờng sự thay đổi về lợi tức của một chứng khoán trƣớc những thay đổi của lợi tức danh mục thị trƣờng. Ví dụ, một chứng khoán có bêta = 1,5, điều đó có nghĩa rằng khi lợi tức danh mục thị trƣờng tăng 1% thì lợi tức của chứng khoán đó sẽ tăng 1,5% và ngƣợc lại.