gian biến thái của ấu trùng Zoea
Sản xuất con giống chất lượng cao và sạch bệnh là xu thế đang được quan tâm hiện nay. Để đạt được điều đó cần chọn tôm bố mẹ có nguồn gốc tốt, sạch bệnh. Cơ sở sản xuất phải kiểm soát chặt chẽ an toàn sinh học và có biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh.
Việc theo dõi thời gian biến thái của ấu trùng tôm He chân trắng là một việc rất quan trọng, giúp cho người nuôi biết cách để điều chỉnh lượng thức ăn và cách phối trộn thức ăn phù hợp. Thời gian biến thái của ấu trùng phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ nước, dinh dưỡng, sức khoẻ ấu trùng và chất lượng môi trường bể ương nuôi.
Chọn loại thức ăn phù hợp là hết sức quan trọng vì giai đoạn này ấu trùng bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài. Ngoài ra việc sử dụng thức ăn và chế độ cho ăn có tác động lớn nhất đến môi trường nuôi và sự phát sinh các loại bệnh.
Tảo tươi đóng vai trò quan trọng trong quá trình ương nuôi ấu trùng tôm ở giai đoạn Zoea. Nếu chọn loại tảo phù hợp, chất lượng dinh dưỡng cao sẽ kích thích ấu trùng ăn nhiều dẫn đến sinh trưởng phát triển và lột xác nhanh, do đó thời gian biến thái ở mỗi giai đoạn sẽ ngắn lại. Để xác định loại thức ăn phù hợp với từng giai đoạn sống của ấu trùng và cho thời gian biến thái ngắn nhất, chúng tôi đã bố trí thí nghiệm với ba CT khác nhau CT1 (tảo Thalassiosira + artemia), CT2 (tảo Chaetoceros + artemia) và CT3 (tảo Chaetoceros + tảo Thalassiosira + artemia) để tìm ra công thức phù hợp nhất cho ấu trùng Zoea tôm He chân trắng.
Bảng 3.8. So sánh về thời gian biến thái của ấu trùng Z1 - Z2 ở các công thức thí nghiệm
Công thức Thời gian biến thái
CT1 28,00a ± 1,00
CT2 29,67b ± 0,58
CT3 27,33a ±0,58
(Ghi chú: Số liệu ở cùng một cột có ký hiệu số mũ khác nhau thì khác nhau về ý nghĩa thông kê p < 0,05).
Qua bảng 3.8 cho thấy, thời gian biến thái của ấu trùng tôm He chân trắng ở giai đoạn Z1 khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau là khác nhau, nhanh nhất ở CT3 (Tảo Chaetoceros sp + Tảo Thalassiosira sp + artemia) 27,33 giờ, tiếp đó là CT1 (Tảo Thalassiosira sp + artemia) 28,00 giờ, và chậm nhất là CT2 (Tảo Chaetoceros sp+ artemia) 29,67 giờ.
Kết quả phân tích LSD0,05 về thời gian biến thái: Sự sai khác giữa CT1 và CT3 không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) và sai khác có ý nghĩa thống kê với CT3 (p < 0,05).
Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư (2005) thời gian biến thái Z1 - Z2 là 36 giờ. Như vậy, thời gian biến thái của đợt thí nghiệm ở cả 3 công thức ngắn hơn. Điều này có thể được giải thích, do trong quá trình ương nuôi chúng tôi có sử dụng thiết bị nâng nhiệt. Và sự khác nhau giữa các công thức thí nghiệm là do chúng tôi sử dụng các loại thức ăn khác nhau.
Bảng 3.9. So sánh về thời gian biến thái của ấu trùng Zoea 2 ở các công thức thí nghiệm
Công thức Thời gian biến thái
CT1 28,33±1,15a
CT2 32,67±1,53b
CT3 26,33±0,58a
(Ghi chú: Số liệu ở cùng một cột có ký hiệu số mũ khác nhau thì khác nhau về ý nghĩa thông kê p < 0,05).
Qua bảng 3.9 ta thấy: Các loại thức ăn khác nhau ảnh hưởng đến thời gian biến thái của ấu trùng tôm. Thời gian biến thái ngắn nhất là CT3 26,33 giờ, dài nhất là CT2 32,67 giờ.
Kết quả phân tích LSD0,05 cho thấy: sự sai khác giữa CT1 và CT3 không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) và sai khác có ý nghĩa thống kê với CT3 (p < 0,05) Theo
Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư (2005) thời gian biến thái Z2 - Z3 là 36(giờ). Như vậy, thời gian biến thái của đợt thí nghiệm ngắn hơn.
Vì vậy, có thể sử dụng CT1 hoặc CT3 làm thức ăn để ương ấu trùng tôm giai đoạn Zoea 2.
Bảng 3.10. So sánh về thời gian biến thái của ấu trùng Z3 - M1 ở các công thức thí nghiệm
Công thức Thời gian biến thái
CT1 30,00±1,00b
CT2 35,00±1,00c
CT3 27,33±0,58a
(Ghi chú: Số liệu ở cùng một cột có ký hiệu số mũ khác nhau thì khác nhau về ý nghĩa thông kê p < 0,05).
Qua bảng 3.10 ta thấy: Thời gian biến thái ấu trùng Z3 - M1 dài hơn so với 2 giai đoạn phụ trước. Thời gian biến thái nhanh nhất ở CT3 27,33 giờ, tiếp đó là CT1 30,00 giờ và dài nhất là CT2 35,00 giờ.
Kết quả phân tích LSD0,05 cho thấy sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư (2005), thời gian biến thái giai đoạn Z3 - M1 là 36 giờ. Như vậy, thời gian biến thái của đợt thí nghiệm ngắn hơn và sự khác nhau giữa các công thức thí nghiệm là do chúng tôi sử dụng các loại thức ăn khác nhau.
Bảng 3.11. Tổng thời gian biến thái của ấu trùng Zoea ở các công thức thí nghiệm
Tổng thời gian biến thái (h)
CT 1 CT 2 CT 3
Như vậy chứng tỏ thức ăn đã tác động lên thời gian biến thái của ấu trùng, sử dụng CT3 phù hợp hơn so với CT2 và CT3. Sự ảnh hưởng được thể hiện rõ hơn qua đồ thị:
Hình 3.4. Thời gian biến thái của của ấu trùng Zoea ở các công thức thí nghiệm
Quan sát biểu đồ ta cũng thấy: Tổng thời gian biến thái CT3 (tảo Chaetoceros sp + tảo Thalasiosira sp + artemia) là thấp nhất 81,99 giờ, tiếp đến là CT1 (tảo Thalasiosira sp + artemia) với tổng thời gian biến thái là 86,33 giờ, thời gian biến thái dài nhất ở CT2 (tảo Chaetoceros sp + artemia) là 97,34 giờ.
Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư (2005) thì tổng thời gian biến thái của ấu trùng tôm He chân trắng giai đoạn Zoea là 108 giờ. Như vậy, thời gian biến thái ấu trùng Zoea ở 3 công thức thí nghiệm ngắn hơn.
Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa 3 công thức thí nghiệm: CT3 cho thời gian biến thái ngắn nhất bởi sử dụng các loại thức ăn phù hợp, CT2 cho thời gian biến thái dài nhất bởi trong quá trình ương nuôi chúng tôi sử dụng tảo Chaetoceros, loài tảo này phát triển rất nhanh và nhanh tàn đã ảnh hưởng tới chất lượng nước và sức khỏe ấu trùng, từ đó kéo dài thời gian biến thái.
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu như trên, chúng tôi nhận thấy: Ở giai đoạn Zoea cho tỷ lệ sống cao và thời gian biến thái nhanh hơn so với các nghiên cứu khác. Điều này chứng tỏ thức ăn đã ảnh hưởng tới ấu trùng Zoea. Tảo tươi là loại thức ăn được ấu trùng ưa thích vì thế tăng khả năng sử dụng thức ăn, nâng cao tỷ lệ sống và rút ngắn thời gian biến thái. Bên cạnh đó, trong thành phần dinh dưỡng của các loài tảo có chứa hàm lượng vitamin C tương đối cao - yếu tố làm tăng sức đề kháng cho tôm và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao.
Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa 3 công thức là do sự phối hợp các loại thức ăn khác nhau: ở CT3 ấu trùng có tỷ lệ sống cao và thời gian biến thái ngắn nhất. Điều này được giải thích như sau: tảo Chaetoceros sp có kích thước nhỏ phù hợp với kích cỡ miệng ấu trùng nên khi sử dụng cữ đầu tiên tăng được khả năng lọc thức ăn.
Chaetoceros sp là loài tảo phát triển rất nhanh và nhanh tàn, làm ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng tới sức khỏe ấu trùng làm giảm tỷ lệ sống và thời gian biến thái dài hơn. Vì thế nên khi sử dụng tảo Chaetoceros sp trong suốt giai đoạn Zoea CT2 không cho kết quả tốt như CT1 và CT2.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận
Các loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của ấu trùng tôm He chân trắng giai đoạn Zoea. CT3 cho thấy kết thúc giai đoạn Z3 đạt tỷ lệ sống 80,83%. Trong khi đó CT1 đạt 72,33%, thấp nhất ở CT2 54,67%.
Khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau thì thời gian biến thái các giai đoạn của ấu trùng cũng khác nhau. Cụ thể: ở CT1 tổng thời gian biến thái là 81,99 giờ thấp hơn so CT1 86,33 giờ và CT2 97,3giờ thực nghiệm đồng thời ở cùng giai đoạn.
Đề nghị
Tảo tươi (Chaetoceros sp và Thalassioria sp) là thức ăn thích hợp để ương nuôi ấu trùng Zoea do đó nên sử dụng kết hợp 2 loài tảo này và bổ sung thêm artemia ấu trùng phát triển tốt, rút ngắn thời gian biến thái và cho tỷ lệ sống cao. Từ thực nghiệm cho thấy nên cho ấu trùng ăn lần đầu tiên tảo Chaetoceros, sau đó từ lần thứ 2 cho ăn Thalassiosira và các loại thức ăn khác.
Cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian dài hơn nữa để tìm ra công thức thức ăn thích hợp cho ấu trùng tôm He chân trắng giai đoạn Zoea.
Ngoài ra, sử dụng tảo tươi phải kiểm tra chất lượng tảo, đếm số lượng tảo để tránh hiện tượng dư thừa gây ô nhiễm môi trường bể ương. Cần nghiên cứu và tìm ra biện pháp kỹ thuật nuôi sinh khối tảo sạch góp phần hoàn thiện quy trình ương nuôi ấu trùng Zoea đạt hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư ((2006), Kỹ thuật nuôi tôm He chân trắng, NXB
Nông nghiệp Hà Nội.
2. Nguyễn Thức Tuấn (2007), Bài giảng kỹ thuật nuôi giáp xác, Khoa Nông - Lâm - Ngư, Trường Đại học Vinh.
3. Nguyễn Thanh Mai, Trịnh Hoàng Hải, Đào Văn Trí, Nguyễn Văn Hùng, Nghiên
cứu phân lập, nuôi cấy Invitro tảo Silic nước mặn Chaetoceros calsitrans Paulsen, 1905 và ứng dụng sinh khối tảo làm thức ăn cho tôm He chân trắng
(Penaeus vannamei), trường Đại học mở TPHCM, Viện NCNTTS III, Trung
tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung, phòng Công nghệ sinh học.
4. Trần Minh Anh (1988), Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi tôm He, NXB TP
Hồ Chí Minh.
5. Viện Nghiên cứu hải sản, tài liệu tập huấn kỹ thuật sản xuất giống tôm He Nhật Bản.
6. Đào Văn Trí (2005), Nghiên cứu áp dụng quy trình sản xuất giống và cơ sở
khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm He chân trắng (L.vannamei, Boone, 1931).
7. Nguyễn Thị Kim Ngân và Trịnh Hoàng Vũ (1981), Kỹ thuật nuôi tôm, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Vũ Thế Trụ (1999), Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Phạm Văn Tình (2002), Kỹ thuật nuôi tôm he, NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí
Minh.
10. Lục Minh Diệp (2003), Kỹ thuật nuôi giáp xác, Khoa NTTS, Trường Đại học
Thủy sản Nha Trang
11. Bộ Thủy sản (2005), nuôi tôm chân trắng ở Việt Nam. Báo cáo về hội
12. Nguyễn Văn Chung (2004), Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất giống
nhân tạo tôm He, NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Thị Thanh (2004), Bài giảng quản lý chất lượng nước trong ao
nuôi trồng thủy sản, khoa Nông Lâm Ngư, Đại học Vinh.
14. Nguyễn Thị Xuân Thu, Nguyễn Thị Bích Ngọc và Nguyễn Thị Hương - Trung tâm nghiên cứu thủy sản III, Tình hình sử dụng tảo đơn báo làm thức ăn cho động vật thủy sản.
15. Trần Ngọc Hùng, Bài giảng sinh lý động vật thủy sản, Khoa NLN, Trường Đại học Vinh.
16. Vũ Thế Trụ, Thiết lập và điều hành trại sản xuất tôm giống tại Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
17. Bộ Thủy sản (2005), Nuôi tôm chân trắng tại Việt Nam. Báo cáo hội thảo về tôm chân trắng ở Việt Nam.
18. Bộ Thủy sản (2005), Tuyển tập hội thảo toàn quốc về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong NTTS.
19. Bộ Thủy sản, Thống kê xuất khẩu thủy sản năm 2007.
Một số trang Web
20. Longdinh.com - Giá trị dinh dưỡng của tảo đơn bào sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.