Tình hình nghiên cứu và sử dụng các loại thức ăn khác nhau cho ấu trùng tôm He chân

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng tôm he chân trắng (penaeus vannamei) giai đoạn ZOEA luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 29)

tôm He chân trắng giai đoạn Zoea

Ở tôm he, sự tăng lên về kích thước có dạng bậc thang, thể hiện sinh trưởng không liên tục. Kích thước giữa hai lần lột xác không tăng hoặc tăng không đáng kể và tăng vọt sau mỗi lần lột xác, trong khi đó sự tăng trưởng về khối lượng có tính liên tục tục hơn. Tôm he tăng trưởng ương đối nhanh. Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển, giới tính, điều kiện môi trường dinh dưỡng.

Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ấu trùng tôm. Qua các kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây đều cho thấy thức ăn luôn tỷ lệ thuận với tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng.

Trong sản xuất tôm giống thì thức ăn và chế độ dinh dưỡng phù hợp quyết định sự thành bại của quá trình sản xuất. Mỗi giai đoạn của ấu trùng cần loại thức ăn và chế độ dinh dưỡng khác nhau phù hợp với tính ăn của chúng. Tảo và thức ăn tổng hợp được coi là loại thức ăn chủ chủ yếu được sử dụng trong sản xuất tôm bởi chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, khi cho ăn lại ít gây ô nhiễm môi trường nước bể nuôi và ít bị phân hủy giữ môi trường nước nuôi được trong sạch giúp ấu trùng sống và phát triển tốt hơn.

Vi Tảo là thức ăn tự nhiên không thể thiếu cho ấu trùng tôm, đặc biệt quan trọng ở giai đoạn Zoea. Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong trong công nghệ sản

xuất giống tôm He chân trắng, tỷ lệ chết rất cao và thậm chí ấu trùng không thể vượt qua được để chuyển sang giai đoạn sau.

Trong những năm gần đây các nước Châu Mỹ La Tinh thường gọi hiện tượng này là hội chứng Zoea (Zoea Syndrome) do tỷ lệ chết quá cao ở giai đoạn này. Biểu hiện thường thấy là các giai đoạn Nauplius phát triển bình thường, chuyển sang giai đoạn Zoea 1 ăn kém hoặc không ăn và lắng đáy. Hiện tượng này phổ biến và đã được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục.

Qua nghiên cứu chỉ ra hội chứng Zoea chính là việc không giải quyết được thức ăn phù hợp cho giai đoạn bắt đầu ăn thức ăn ngoài của ấu trùng tôm. Hầu như các loại tảo biển đều có thể làm thức ăn cho ấu trùng tôm. Tuy nhiên sự lựa chọn loài tảo thường tập trung vào các tiêu chí là kích cỡ vi tảo để phù hợp bởi các giai đoạn của tôm và hàm lượng acid béo không no HUFA có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ban đầu hệ thần kinh chi phối các hoạt động phát triển và sinh sản của tôm. [13]

Vi tảo được chọn nuôi cấy vì thế bao gồm các giống sau đây: Chatoceros, Thalassiosira, Skeletonema, Chlorella....trong đó Ischrysis aff. Thalassisira, Chatoceros gracilis (tảo khuê đơn bào ở biển) được xem là thức ăn tôt nhất cho tôm He chân trắng.

Tại Nhật Bản việc nuôi tảo Silic Skeletonema sspchatoceros ssp làm thức ăn khởi đầu cho một điều kiện tiên quyết đối với việc nuôi ấu trùng tôm từ Nauplius đến Post larvae và Fujinaga là người đầu tiên thành công trong nuôi tảo Skeletonema costatum sử dụng làm thức ăn cho tôm Penaeus japonica [8].

Qua kết quả nghiên cứu của một số tác giả đều phản ánh một vai trò của thức ăn tổng hợp. Năm 1942 sự khám phá ra tảo khuê Skeletonema costaum

chaetoceros sp kết hợp với thức ăn tổng hợp để ương nuôi ấu trùng ở giai đoạn Zoea nên đã nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng lên 30% [8].

Tại Việt Nam: Trước đây, người nuôi tôm sử dụng thức ăn tổng hợp gồm các vitamin, khoáng chất, tảo, chất miễn dịch, artemia. Tảo tươi là thành phần thức ăn bắt buộc trong giai đoạn Zoae 1 đến Zoae 2 và được duy trì cho đến cuối giai đoại

Mysis. Để có được loại thức ăn tổng hợp này phải nuôi cấy tảo tươi khó đạt chuẩn ổn định và dễ làm tôm nhiễm bệnh từ môi trường nuôi cấy tảo. Do đó người ta đã nghiên cứu và sản xuất những loại thức ăn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cũng như ngăn ngừa và điều trị nhựng bệnh thường gặp ở tôm. Dòng thức ăn V8 có nguồn gốc từ Mỹ và gần đây được phát triển bởi công ty Diên Khánh,71 Nguyễn Minh Hoàng, P.12, Q. Tân Bình, Tp.HCM, đáp ứng được những yêu cầu này [7].

Tháng 1/2004, kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hải Âu [13]. Có thấy ở giai đoạn Zoea dùng thức ăn làm tảo tươi, tảo khô kết hợp với thức ăn tổng hợp cho tỷ lệ sống cao (80 - 93%). Tác giả nghiên cứu của Hồ Hữu Danh [12] khi ương nuôi ấu trùng Zoea với sự kết hợp các loại thức ăn như trên cho tỷ lệ sống đạt từ (65 - 90%).

Thức ăn ảnh hưởng lớn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng. Khi sử dụng thức ăn phù hợp thời gian biến thái sẽ ngắn và tỷ lệ sống càng cao.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng tôm he chân trắng (penaeus vannamei) giai đoạn ZOEA luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w