* Nhiệt độ:
Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật vì nó ảnh hưởng đến các phản ứng hóa sinh trong cơ thể.
Hình 3.1. Nhiệt độ trung bình ngày ở các công thức thí nghiệm
Nhìn vào đồ thị 3.1 ta thấy: trong thời gian tiến hành thí nghiệm nhiệt độ trung bình trong ngày ở các công thức thí nghiệm trong thùng ương nuôi dao động từ30,55
- 31,17oC. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải Âu và Nguyễn Trọng Nho
(2004) thì ấu trùng Zoea sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống đạt kết quả cao nhất trong điều kiện nhiệt độ môi trường từ 28 - 320C. Nhiệt độ dao động không lớn là do các thùng ương được bố trí trong nhà có mái che và các thùng ương được bố trí cùng địa điểm. So sánh kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy nhiệt độ nằm trong khoảng thích ứng cho sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng.
Vì vậy sự biến động nhiệt độ trong quá trình nghiên cứu không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea.
* pH:
pH là chỉ tiêu thủy hóa quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của ấu trùng tôm cũng như hệ sinh vật trong môi trường bể ương nuôi. Khi pH thấp sẽ làm tăng tính độc của H2S, làm giảm sự phát triển của tảo. Khi pH cao sẽ làm tăng tính độc của NH3 [16].
Bảng 3.1. Diễn biến pH trong quá trình ương nuôi ấu trùng Zoea ở các công thức thí nghiệm
Ngày CT1 CT2 CT3
Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều
01/04 7,9 → 8,1 8,1 → 8,4 8,0 → 8,2 8,2 → 8,3 8,1 → 8,2 8,3 → 8,3
02/04 8,0 → 8,2 8,2 → 8,3 8,0 → 8,2 8,2 → 8,3 8,0 → 8,2 8,2 →8,3
03/04 8,1 → 8,3 8,2 → 8,3 8,1 → 8,2 8,2 → 8,4 7,9 → 8,1 8,1 → 8,3 04/04 8,1 → 8,1 8,2 → 8,4 8,0 → 8,3 8,1 → 8,3 7,9 → 8,3 8,2 → 8,4 Qua bảng 3.1 ta thấy: pH ở các công thức thí nghiệm có sự khác nhau và dao động trong khoảng từ 7,9 -8,4, thấp nhất là vào buổi sáng và cao nhất vào buổi chiều. Theo Vũ Thế Trụ, pH thích hợp cho ấu trùng tôm nằm trong khoảng từ 7,5 - 8,5 [16]. So sánh với kết quả thu được chúng tôi nhận thấy pH nằm trong ngưỡng cho phép và không ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng.
* Độ mặn:
Độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến áp suất thẩm thấu và tính đệm của pH. Trong các đợt thí nghiệm, nguồn nước biển cấp vào có độ mặn giao động không đáng kể từ 29-31‰.
Ấu trùng Zoea sinh trưởng và phát triển tốt ở độ mặn 29 - 33‰ [17]. Độ mặn trong các bể ương ít dao động từ 29 - 31‰ nằm trong khoảng thích ứng cho sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng. Điều này được giải thích: trong ương nuôi giai
đoạn Zoea không thay nước, sự thay đổi độ mặn có thể do cho ăn tảo sẽ làm tăng hoặc giảm độ mặn ở các công thức thí nghiệm.
* Độ kiềm:
Bảng 3.2. Diễn biến độ kiềm trong quá trình ương nuôi ấu trùng Zoea ở các công thức thí nghiệm Ngày CT1 (mg/l) CT2 (mg/l) CT3 (mg/l) TB Max Min→ TB Max Min→ TB Max Min→ 01/04 120123→,33130 120126→,67130 120123→,33130 02/04 120123→,33130 110123→,33130 110123→,33140 03/04 120120→120 120120→130 110126→,67140 04/04 120130→140 120120→120 120126→,67130
Từ bảng 3.2 ta thấy rằng: độ kiềm giao động trong khoảng 110 - 140 mg/l. Theo Lục Minh Diệp (2000), độ kiềm thích hợp cho tôm he là 80 - 150 mg/l [10]. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy độ kiềm phù hợp cho sự phát triển của ấu trùng.
Tóm lại, các yếu tố môi trường nằm trong ngưỡng thích ứng cho sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng tôm He chân Trắng và đảm bảo được tính đồng nhất giữa các công thức thực nghiệm.