sống ấu trùng tôm He chân trắng giai đoạn Zoea
Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của ấu trùng. Trong đó tảo tươi là nguồn thức ăn quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ sống ấu trùng nhất là giai đoạn Zoea. Đây được coi là giai đoạn khó khăn nhất trong quy trình sản xuất giống tôm He chân trắng, tỷ lệ chết thường cao do đó lựa chọn được loại thức ăn thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả trong sản xuất giống.
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm chúng tôi thấy có sự khác nhau về tỷ lệ sống giữa các giai đoạn từ N5 đến Z3. Tỷ lệ sống là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của đợt thí nghiệm cũng như xác định sự ảnh hưởng của các công thức thức ăn khác nhau tác động lên ấu trùng tôm He chân trắng.
Bảng 3.3. Kết quả so sánh về tỷ lệ sống của ấu trùng giai đoạn Z1 ở các công thức thí nghiệm
Công thức Tỷ lệ sống (%)
CT1 96,00a ± 0,50
CT2 95,83a ± 0,29
CT3 95,67a ± 0,58
(Ghi chú: Số liệu ở cùng một cột có ký hiệu số mũ khác nhau thì khác nhau về ý nghĩa thông kê p < 0,05).
Qua bảng 3.3 ta thấy tỷ lệ sống ở giai đoạn Z1 khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau thì khác nhau. Tỷ lệ sống cao nhất ở CT1 (Tảo Thalassiosira sp + artemia) đạt 96,00%, thấp nhất là CT3 (Tảo Chaetoceros sp + Tảo Thalassiosira sp + artemia) 95,67%.
Kết quả phân tích LSD0,05 về tỷ lệ sống của ấu trùng giai đoạn Z1 ở các công thức thí nghiệm cho thấy: sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Vì vậy, có thể sử dụng 1 trong 3 công thức thức ăn cho giai đoạn Z1.
Bảng 3.4. So sánh về tỷ lệ sống của ấu trùng giai đoạn Z2 ở các công thức thí nghiệm. Công thức Tỷ lệ sống (%) CT1 90,45b ± 0,64 CT2 81,21a ±0,93 CT3 94,78c ± 0,88
(Ghi chú: Số liệu ở cùng một cột có ký hiệu số mũ khác nhau thì khác nhau về ý nghĩa thông kê p < 0,05).
Qua bảng 3.4 cho thấy: các loại thức ăn khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng Z2; CT3 (Tảo Chaetoceros sp + Tảo Thalassiosira sp + artemia) có tỷ lệ sống cao nhất 94,78%, tiếp đó là CT1 (Tảo Thalassiosira sp + artemia) 90,45% và thấp nhất là CT2 (Tảo Chaetoceros sp+ artemia) 81,21%.
Kết quả phân tích LSD0,05 cho thấy: sự sai khác về tỷ lệ sống ấu trùng giai đoạn Z2 giữa các công thức thí nghiệm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Ở giai đoạn này nên sử dụng kết hợp giữa 2 loại tảo Chaetoceros sp và Thalasiosira sp làm thức ăn cho ấu trùng.
Bảng 3.5. So sánh về tỷ lệ sống của ấu trùng giai đoạn Z3 ở các công thức thí nghiệm
Công thức Tỷ lệ sống (%)
CT1 90,79b ±0,88
CT2 79,45a ± 1,02
CT3 92,83c ±1,08
(Ghi chú: Số liệu ở cùng một cột có ký hiệu số mũ khác nhau thì khác nhau về ý nghĩa thông kê p < 0,05).
Kết quả cho thấy: tỷ lệ sống ấu trùng tôm He giai đoạn Z3 cao nhất ở CT3 (Tảo Chaetoceros sp + Tảo Thalassiosira sp + artemia) 92,83%, thấp nhất là CT2 (Tảo Chaetoceros sp+ artemia) 79,45%.
Khi phân tích LSD0,05 cho thấy sai khác giữa các công thức thí nghiệm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều này chứng tỏ, các loại thức ăn khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ sống ấu trùng và nên sử dụng CT3 làm thức ăn trong ương nuôi.
Bảng 3.6. So sánh về tỷ lệ sống của ấu trùng giai đoạn Z3 ở các công thức thí nghiệm
Công thức Tỷ lệ sống (%)
CT1 91,37b ±0,74
CT2 87,93a ± 0,95
CT3 96,04c ±0,72
(Ghi chú: Số liệu ở cùng một cột có ký hiệu số mũ khác nhau thì khác nhau về ý nghĩa thông kê p < 0,05).
Qua bảng 3.6 ta thấy: Tỷ lệ sống ấu trùng giai đoạn Z3 đạt cao nhất ở CT3 96,04% và thấp nhất ở CT2 87,93%.
Kết quả phân tích LSD0,05 cho thấy, sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Hình 3.2. Tỷ lệ sống theo giai đoạn của ấu trùng tôm He chân trắng giai đoạn Zoea ở các công thức thí nghiệm
Hình 3.2 cho thấy: tỷ lệ sống ở các giai đoạn phụ của ấu trùng tôm He chân trắng khác nhau khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau. Tỷ lệ sống cao nhất ở giai đoạn Z3 - M1 và thấp nhất ở giai đoạn Z2 - Z3.
Nhìn vào đồ thị ta cũng thấy, CT3 cho tỷ lệ sống của ấu trùng ở các giai đoạn phụ là cao nhất, tiếp đó là CT2 và thấp nhất là CT1. Nhìn chung, tỷ lệ sống các giai đoạn phụ cao bởi chúng tôi sử dụng thức ăn là các loài tảo tươi. Theo Đào Văn Trí (2004), sử dụng tảo tươi làm thức ăn cho ấu trùng tôm cho tỷ lệ sống cao nhất.
Quan sát biểu đồ ta thấy: tỷ lệ sống của ấu trùng tôm He chân trắng giảm dần ở các giai đoạn Z1, Z2, Z3, cao nhất là ở giai đoạn Z1 đạt 94,33% ở CT1, thấp nhất là giai đoạn Z3 71,93% ở CT2. Ở CT3 cho tỷ lệ sống cao nhất ở cả 3 giai đoạn Z1, Z2, Z3, tiếp đó là CT1 và thấp nhất là CT3. Sở dĩ CT3 cho tỷ lệ sống cao nhất bởi vì việc sử dụng kết hợp giữa 2 loài tảo Chaetceros sp và tảo Thalassiosira sp làm tăng khả năng sử dụng thức ăn, từ đó nâng cao sức khỏe ấu trùng và tăng tỷ lệ sống.
Bảng 3.7. So sánh về tỷ lệ sống tích lũy ấu trùng tôm ở các công thức thí nghiệm Giai đoạn Tỷ lệ sống (%) CT1 CT2 CT3 N5 - Z1 96,00a ± 0.50 95,83a ± 0.29 95,67a ± 0.58 Z1 - Z2 82,67a ± 6,21 77,83a ± 1,04 90,67b ± 0.29 Z2 - Z3 75,83b ± 0,56 61,83a± 0,29 84,17c ± 0,76 Z3 - M1 72,33b ± 0,76 54,67a ± 1,26 80,83c ± 1,26
(Ghi chú: Số liệu ở cùng một hàng có ký hiệu số mũ khác nhau thì khác nhau về ý nghĩa thông kê p < 0,05).
Qua bảng 3.7 cho thấy: Khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau cho tỷ lệ sống tích lũy ở các giai đoạn phụ của ấu trùng Zoea khác nhau. Tỷ lệ sống tích lũy cao nhất ở CT3 (Tảo Chaetoceros sp + Tảo Thalassiosira sp + artemia) đạt 80,83%, tiếp đó là CT1 (Tảo Thalassiosira sp + artemia) đạt 72,33% và thấp nhất ở CT2 (Tảo Chaetoceros sp+ artemia) 54,67%.
Kết quả phân tích LSD0,05 cho thấy:
Ở giai đoạn N5 - Z1, sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Giai đoạn Z1 - Z2, giữa CT1 và CT2 sai khác không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) và sai khác có ý nghĩa thống kê với CT3 (p < 0,05).
Giai đoạn Z2 - Z3, Z3 - M1 sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Như vậy, tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea ở các giai đoạn phụ khác nhau là khác nhau, giữa các công thức thức ăn khác nhau là khác nhau. Kết quả thu được khi ấu trùng phát triển đến giai đoạn Z3 cho thấy: Khi sử dụng bổ sung thức ăn là tảo Chaetoceros cho tỷ lệ sống của ấu trùng là thấp nhất (CT2), khi sử dung thức ăn có
bổ sung tảo Thalassiosira (CT1) và bổ sung tảo Chaetoceros + tảo Thassiosira cho tỷ lệ sống cao hơn. Điều này chứng tỏ, các loại thức ăn khác nhau đã có tác động rõ rệt đến tỷ lệ sống ấu trùng Zoea, có thể được giải thích: Do tế bào tảo Chaetoceros nhỏ hơn so với Thalassiosira 10 lần, ở giai đoạn Z1 kích cỡ miệng ấu trùng nhỏ, nên khi sử dụng sẽ tăng khả năng sử dụng thức ăn của ấu trùng. Tuy nhiên tảo Chaetoceros phát triển nhanh và nhanh tàn dễ gây ô nhiễm môi trường nuôi nên ảnh hưởng tới tỷ lệ sống ấu trùng. Vì vậy, CT3 phù hợp hơn so với CT1 và CT2 khi xem xét về chỉ tiêu tỷ lệ sống.
Sự sai khác giữa 3 công thức được thể hiện rõ qua đồ thị sau:
Hình 3.3. Tỷ lệ sống tích lũy của ấu trùng tôm He chân trắng giai đoạn Zoea ở các công thức thí nghiệm
Nhìn vào đồ thị ta thấy, tỷ lệ sống tích lũy ấu trùng tôm giai đoạn Zoea giảm dần theo thời gian ương nuôi. Cuối giai đoạn, CT3 cho tỷ lệ sống cao nhất và thấp nhất là CT2. Như vậy, các loại thức ăn khác nhau đã ảnh hưởng tói tỷ lệ sống của ấu trùng.