Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh tế hộ trong xây dựng nông thôn mới của xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 34)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc là xã vùng 2 của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm huyện 43km về phía Tây Nam. Có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc tiếp giáp xã Hương Sơn, huyện Quang Bình và xã Tiên Kiều, huyện Bắc Quang

- Phía Nam tiếp giáp xã Đồng Yên và Đông Thành - Phía Đông tiếp giáp xã Vĩnh Hảo

- Phía Tây tiếp giáp Vĩ Thượng, huyện Quang Bình

Theo số liệu kiểm kê đất đai có đến ngày 31/12/2013. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3.895,61 ha, có trục đường Quốc lộ 279 đi qua. Song nhìn chung, xã vấn còn gặp nhiều khó khăn do địa hình cao và dốc.

4.1.1.2. Địa hình, đất đai

Địa hình: Do sự kiến tạo về địa chất chia cắt mạnh về địa hình nên địa hình của xã Vĩnh Phúc có địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn. Địa hình núi thấp bị chia cắt bởi các khe suối nhỏ, là nơi có thể phát triển Nông - lâm kết hợp. Địa hình thung lũng phân bố dọc các khe suối xen giữa các dãy núi cao thuận lợi phát triển nông nghiệp lúa nước.

Đất đai: Vĩnh Phúc gồm 3 nhóm đất với 5 loại hình thổ nhưỡng khác nhau + Nhóm đất thung lũng: Do sản phẩm dốc tụ có diện tích 105,4ha chiếm 2,54% diện tích tự nhiên, phân bố ở những thung lũng đan xen kẹp trong khu vực đồi núi. Trên diện tích này đã được khai thác trồng cây hàng năm song chủ yếu là trồng lúa.

+ Nhóm đất đỏ vàng: Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (FL): có diện tích 424,3ha chiếm 10,3% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất trồng lúa chủ yếu của xã, trên loại đất này rất phù hợp với thâm canh tăng vụ, có thể trồng cây vụđông như ngô, khoai, lạc,…

+ Đất đỏ trên núi đá vôi (FV): có diện tích 620,5ha chiếm 15,1% diện tích tự nhiên phân bố ven chân đá vôi phía đông bắc xã có độ dốc lớn, tầng dầy trung bình, thành phần cơ giới thịt nặng. Đây là loại đất cần trồng và bảo vệ rừng.

+ Đất vàng nhạt trên đá cát kết (FQ): có diện tích 294,7ha chiếm 7,2 % diện tích tự nhiên, đất có tầng dầy trung bình, thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ dốc lớn, loại đất này không phù hợp với sản xuất nông nghiệp. Do độ dốc quá lớn cần khoanh nuôi và bảo vệ rừng.

+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất (FS): có diện tích 2050,3ha chiếm 49,4% diện tích tự nhiên, có tầng đất dày chủ yếu thành phần cơ giới thịt nặng, một phần diện tích đã được sản xuất nông nghiệp, làm khu dân cư chỉ có thể sử dụng 850 ha cho sản xuất nông nghiệp để trồng cây lâu năm.

- Nhận xét chung:

+ Nhóm đất đỏ vàng chiếm hầu hết diện tích đất tư nhiên (chiếm khoảng 82,4% ) trong đó đất đỏ vàng trên đá phiến, đá biến chất chiếm 60,5% diện tích của nhóm.

+ Đất thích hợp trồng cây hàng năm khoảng 730ha +Đất thích hợp trồng cây lâu năm khoảng 700ha

+ Đất cần khoanh nuôi bảo vệ rừng khoảng hơn 2000ha.

Với tổng diện tích đất tự nhiên là: 3895,61ha đất đai xã Vĩnh Phúc theo kiểm kê và báo cáo biến động đất đai năm 2013 được chia thành các loài đất theo mục đích sử dụng như sau:

Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Vĩnh Phúc năm 2013 Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 3.895,61 100,0

1. Diện tích đất nông nghiệp 3.294,03 84,56

Đất sản xuất nông nghiệp 2.043,10

Đất lâm nghiệp 1.196,55

Đất nuôi trồng thủy sản 54,38

2. Diện tích đất phi nông nghiệp 172,13 4,42

Đất ở 63,90

Đất chuyên dụng 72,85

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 4,27

Đất sông suối và mặt nước chuyên dụng 31,11

3. Diện tích đất chưa sử dụng 429,45 11,02

Qua bảng 4.1 ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên là: 3.895,61ha

- Diện tích đất nông nghiệp: 3.294,03ha chiếm 84,56% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 2.043,10ha Đất trồng cây hàng năm: 1.176,75ha Đất trồng cây lâu năm: 866,35ha + Đất lâm nghiệp: 1.196,55ha + Đất nuôi trồng thủy sản: 54,38ha

Đây là loại đất tham gia trực tiếp vào quá tình sản xuất, làm ra của cải vật chất để nuôi sống con người, giữ ổn định nền kinh tế của địa phương nên được các cấp, các ngành quan tâm, đất nông nghiệp đã được khai thác đưa vào sử dụng khá triệt để nhưng năng xuất, hiệu quả chưa cao là do bố trí cây trồng chưa phù hợp nhất là cây trồng trên đất lâm nghiệp.

- Diện tích đất phi nông nghiệp: 172,13ha chiếm 4,42% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó:

+ Đất ở: 63,90ha

+ Đất chuyên dụng: 72,85ha

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 4,27ha

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dụng: 31,11ha

- Diện tích đất chưa sử dụng: 429,45ha chiếm 11,02% tổng số diện tích đất tự nhiên.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Xã Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 250C. Mùa đông lạnh, khô, nhiệt độ trung bình 150C. Nhiệt độ trong năm cao nhất là vào tháng 6 và lạnh nhất vào tháng 12.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1400 mm đến 1800 mm, số ngày mưa 120 ngày/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8, lượng mưa trung bình 250-350mm/tháng, thời gian từ tháng 9 ít mưa.

Nắng: Tổng số giờ nắng 1560 giờ, từ tháng 4 đến tháng 10 là thời kì nhiều nắng, trung bình hàng tháng có 180 giờ nắng. Từ tháng 11 đến tháng 3 ít nắng, trung bình hàng tháng chỉ có 70 giờ.

Gió: xã Vĩnh Phúc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Ngoài ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, xã còn chịu ảnh hưởng của giông gây nên tình trạng mưa lớn. Do lượng mưa lớn tập trung phân bố không đồng đều theo thời gian cho nên về mùa mưa thường xảy ra lũ quét, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh tế hộ trong xây dựng nông thôn mới của xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 34)