Thực trạng phát triển sản xuất phi nông nghiệp của hộ tại địa bàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh tế hộ trong xây dựng nông thôn mới của xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 57)

nông nghiệp của hộ tại địa bàn nghiên cứu

4.3.1. Thc trng phát trin sn xut phi nông nghip ca h ti địa bàn nghiên cu nghiên cu

Hiện nay khi CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đang diễn ra mạnh mẽ ở khắp mọi nơi với xu hướng giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ thì các hoạt động phi nông nghiệp càng phát triển. Ở nông thôn các hoạt động phi nông nghiệp khá đa dạng bao gồm: buôn bán hàng tạp hoá, hàng nông sản, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp; dịch vụ sản xuất (vận tải, xay sát, chế biến gỗ…) và đời sống (karaoke, làm tóc, ăn uống, giải khát…) và các ngành nghề.

Các hoạt động phi nông nghiệp đã xuất hiện từ lâu nhưng với quy mô khá nhỏ lẻ. Nhưng vài năm trở lại đây các hộ có điều kiện kinh tế phát triển đã đầu tư và mở rộng thêm, không thể phủ nhận vai trò của các hoạt động phi nông nghiệp vì nó đem lại khoản thu lớn và ổn định cho các hộ và có khi la nguồn thu duy nhất của những hộ phi nông nghiệp.

4.3.2. Thu nhp t hot động phi nông nghip ca các h ti địa bàn nghiên cu

Bảng 4.15. Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp của hộ

Thôn Vĩnh Tâm Vĩnh Ban Vĩnh An Thu nhập (1000đ) 2.305.000 1.600.000 818.000 Thu nhập BQ/hộ (1000đ/hộ) 115.250 80.000 40.900

Cơ cấu (%) 48,8 33,9 17,3

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Qua bảng 4.15 ta thấy thôn Vĩnh Tâm có hoạt động phi nông nghiệp phát triển nhất vơi thu nhập năm 2013 đạt 2.305.000 nghìn đồng với các hoạt động chủ yếu như: buôn bán hàng tạp hoá, hàng ăn, thuốc thú y, thuốc tân dược, dịch vụ vận tải, sửa chữa xe máy, xay sát…

Thôn Vĩnh Ban hoạt động phi nông nghiệp cũng khá phát triển với thu nhập đạt 1.600.000 nghìn đồng/năm với các hoạt động chủ yếu như: buôn bán hàng nông sản (cam, lạc), thu nhập từ ngành nghề (giáo viên, bác sĩ, cán bộ xã…)

Thôn Vĩnh An có thu nhập từ phi nông nghiệp thấp nhất so với hai thôn trên đạt 818.000 nghìn đồng/năm với các hoạt động chủ yếu như: máy nông nghiệp (cày, bừa, máy tuốt lúa…) và và lao động xa nhà ở các khu công nghiệp và thành phố lớn.

Cơ cấu thu nhập từ phi nông nghiệp giữa các thôn có sự khác biệt rõ rệt. Thôn Vĩnh Tâm chiếm 48,8% tổng thu nhập từ phi nông nghiệp của 3 thôn điều tra, do người dân có trình độ dân trí cao, giao thông thuận lợi cho giao lưu buôn bán là khu vực trung tâm của xã. Thôn Vĩnh Ban đứng thứ hai chiếm 33,9%. Thôn Vĩnh An có thu nhập từ phi nông nghiệp thấp nhất chiếm 17,3% do vị trí địa lý không mấy thuận lợi và người dân gắn bó chặt chẽ với nghề nông.

Kết qu phát trin kinh tế h ti địa bàn nghiên cu

Bảng 4.16. Cơ cấu thu nhập và thu nhập bình quân của các hộ tại địa bàn nghiên cứu Lĩnh vực sản xuất Thu nhập (1000đ) Cơ cấu (%) Vĩnh Tâm Vĩnh Ban Vĩnh An Nông nghiệp - Trồng trọt và lâm nghiệp 1.929.764 3.247.350 720.960 49,10 - Chăn nuôi 592.850 357.325 438.690 11,57

Phi nông nghiệp 2.305.000 1.600.000 818.000 39,33

Tổng thu nhập (1000đ) 4.827.614 5.204.675 1.977.650 100 Thu nhập BQ/hộ (1000đ) 241.380,7 260.233,75 98.882,5 -

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Qua bảng 4.16 ta thấy thu nhập bình quân của các hộ dân thôn Vĩnh Ban là cao nhất đạt 260.233,75 nghìn đồng/hộ/năm; thứ hai là thôn Vĩnh Tâm thu nhập bình quân đạt 241.380,7 nghìn đồng/hộ/năm; thấp nhất là thôn Vĩnh Ban chỉ đạt 98.882,5 nghìn đồng/hộ/năm.

Về cơ cấu chung cả ba thôn nghiên cứu thì thu nhập từ nông nghiệp vẫnchiếm tỷ trọng lớn hơn cả 60,67% trong đó trồng trọt và lâm nghiệp 49,10%; chăn nuôi chiếm 11,57%. Tỷ trọng thu nhập từ phi nông nghiệp cũng đáng kể 39,33% và đang ngày càng phát triển.

4.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong phát triển kinh tế hộ trong xây dựng nông thôn mới ở xã triển kinh tế hộ trong xây dựng nông thôn mới ở xã

4.4.1. Đim mnh

- Xã Vĩnh Phúc là một xã có nền kinh tế tương đối phát triển so với các xã khác trong huyện, người dân có truyền thống lao động cần cù và kinh nghiệm quý báu trong sản xuất.

- Là nơi thuận tiện để giao lưu buôn bán và trao đổi hàng hoá với các xã lân cận với trục đường chính ngày càng được nâng cấp và mở rộng.

- Xã Vĩnh Phúc có tiềm năng về tài nguyên đất đai màu mỡ thích hợp phát triển các loại cây trồng lâu năm nhất là cây cam sành.

4.4.2. Đim yếu

- Trình độ lao động còn thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu, công tác ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế;

- Kinh tế tăng trưởng khá song còn chậm so với mặt bằng chung và chưa tương xứng với tiềm năng của xã, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa có bước đột phá;

- Nền kinh tế của xã phát triển dựa chủ yếu vào nông lâm nghiệp, trình độ lao động còn lạc hậu chưa đáp ứng được sản xuất. Hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển;

- Trong nông nghiệp công tác chuyển giao ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm còn thấp, chưa có nhiều mô hình sản xuất điển hình tiên tiến mang lại hiệu quả cao;

- Tiến độ thực hiện một số đề án còn chậm, Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp chưa có chuyển biến tích cực, phần lớn các cơ sở sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp;

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực song chênh lệch tỷ trọng giữa ba lĩnh vực không lớn;

- Hệ thống thuỷ lợi xuống cấp, chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu của sản xuất nông nghiệp;

4.4.3. Cơ hi

- Phát triển kinh tế hộ nông dân đang được các cấp chính quyền quan tâm: từ Trung ương tới các tỉnh huyện xã công tác phát triển kinh tế hộ nông dân luôn được quan tâm, đầu tư. Chính phủ có những văn bản qui phạm về nông nghiệp nông thôn để thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển nhất là chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/11/2009 V/v Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020...

- Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nguồn thông tin dồi dào phong phú tạo điều kiện cho người dân giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn. Ngày càng có nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất cao các hộ có thể lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích sử dụng.

- Vĩnh Phúc là xã điểm trong xây dựng NTM của huyện vì vậy được quan tâm, đầu tư và có nhiều cơ hội để phát triển.

4.4.4. Thách thc

- Tình hình cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới ngày càng cao đòi hỏi các hộ nông dân phải không ngừng nắm bắt thông tin, có hướng sản xuất phù hợp tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

- Công nghệ thông tin ngày càng phát triển: các thông tin đưa lên rất nhiều nhất là trên Internet dẫn tới thông tin bị loãng, không chính xác người dân phải có các kỹ năng nhất định để khai thác sử dụng các công nghệ, thông tin cho hiệu quả.

- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hàng hoá vì vậy khả năng cạnh tranh là rất cao đòi hỏi các nông hộ phải sản xuất chuyên môn hoá và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

4.5. Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế hộ

4.5.1. Phương hướng, nhim v năm 2014

- Phát huy vai trò kinh tế hộ dựa trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực sẵn có, từ đó tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp cần tạo mọi điều kiện khuyến khích nông dân làm giàu, biến mỗi hộ thành một cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ sản xuất ngành nông nghiệp phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi thủy sản và giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt. Đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống cây con, con giống phù hợp với điều kiện tự nhiên và đất đai của hộ dựa trên cơ sở bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Tận dụng mọi nguồn lực thâm canh hóa đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp.

- Phát triển mạnh mẽ các ngành phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Góp phần giải quyết lao động dư thừa trong xã, đồng thời tăng thu nhập cho hộ.

- Tân dụng các thế mạnh sẵn có của địa phương nhằm phát triển kinh tế. -Duy trì kết quả đạt được đối với các tiêu chí XDNTM đã hoàn thành, phấn đấu trong năm 2014 đạt 7 tiêu chí gồm: Tiêu chí số 1: Quy hoạch; Tiêu chí số 5: Trường học; Tiêu chí số 6: Cơ sở vật chất văn hóa; Tiêu chí số 7: Chợ nông thôn; Tiêu chí số 13: Hình thức tổ chức sản xuất; Tiêu chí số 15: Y tế; Tiêu chí số 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh.

- Nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền, huy động sự vào cuộc của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị. Chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thấy rõ được ý thức trách nhiệm của minh trong nhiệm vụ XDNTM.

4.5.2. Gii pháp phát trin kinh tế h trong xây dng nông thôn mi ti Xã Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc

- Gii pháp cho nhóm h khá

Đối với các hộ trong nhóm này có tiềm năng về vốn cũng như khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật vì vậy các hộ trong nhóm phải đi đầu trong việc áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới nhằm nâng cao năng suất cũng như phẩm chất nông sản. Đối với các hộ có có đất đai rộng lớn nên mở rộng quy mô sản xuất theo hướng nông trại nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Gii pháp cho nhóm h trung bình

Đối với nhóm hộ trung bình thì đây là các hộ cũng có những tiềm lực nhất định trong phát triển kinh tế tuy nhiên họ chưa mạnh dạn trong việc đầu tư thâm canh vào sản xuất. Đối với các hộ trong nhóm này để nâng cao hiệu quả kinh tế thì họ cần chủ động trong việc tiếp thu những tiến bộ về khoa học nông nghiệp như việc sử dụng các loại cây trồng vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt, cũng như kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc chúng. Vấn đề thiếu vốn sản xuất thì các hộ cần vay thêm từ bên ngoài để mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong thời gian tới.

- Gii pháp cho nhóm h nghèo

+ Về trồng trọt: Trong thời gian tới nên mạnh dạn vay vốn để đầu tư thâm canh, đưa những giống cây trồng có năng suất cao vào sản xuất. Tích cực học hỏi trao đổi kinh nghiệm sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất.

+ Về chăn nuôi: Chủ yếu các hộ chăn nuôi theo quy mô gia đình, tự cung tự cấp, hệ thống chuồng trại đã cũ, lạc hậu nên hiệu quả sản xuất chưa cao. Các hộ này nên cải thiện hệ thống chuồng trại đầu tư mua con giống mới có năng suất cao nuôi với quy mô lớn hơn nhằm phục vụ ngay cho sản xuất nông nghiệp của gia đình bên cạnh đó đem lại thu nhập lớn. Ngoài ra, nên tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt để làm thức ăn chăn nuôi vừa tránh lãng phí lại tiết kiệm chi tiêu cho gia đình. Phát triển đàn gia cầm vốn có của hộ lên số lượng lớn hơn, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa đem lại một nguồn thu nhập cho hộ.

Do trình độ nhận thức còn hạn chế các chủ hộ nên mạnh dạn tiếp cận các kiến thức mới, chịu khó học hỏi trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Mạnh dạn vay vốn mở rộng sản xuất của hộ.

+ Tóm lại, đối với nhóm hộ Nghèo họ còn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp chính quyền địa phương cần có các chính sách hỗ trợ để họ có thể phát triển sản xuất như: mở các lớp phổ biến, trang bị kiến thức, trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Đẩy mạnh công tác khuyến nông trên địa bàn giúp đỡ người dân khi họ gặp khó khăn trong trồng trọt, chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho họ vay vốn phát triển sản xuất.

Những giải pháp chung phát triển kinh tế hộ tại xã Vĩnh Phúc

- Các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương cần định hướng, quan tâm sát sao và tạo điều kiện để các hộ dân phát huy khả năng của mình.

- Mở các lớp tuyền truyền, tập huấn cho người dân về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt và khuyến khích họ tham gia.

- Thành lập các hội cùng sở thích để họ có thể trao đổi thông tin và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Đầu tư vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh, đa dạng hoá các các loại cây trồng, vật nuôi và hướng tới sản xuất hàng hoá.

- Tạo thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp bằng cách liên kết người nông dân với các lái buôn, các cơ sở sản xuất chế biến, nhà máy xí nghiệp. Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về giá cả.

- Mở rộng hợp tác, giao lưu với các xã lân cận, tổ chức các buổi tham quan mô hình sản xuất tiên tiến trong và ngoài xã.

- Cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo nghề, chăm sóc y tế, sức khỏe cho dân cư nông thôn để giúp giảm được rủi ro đói nghèo và giúp họ hòa nhập được vào lực lượng lao động công nghiệp (thành thị), nâng cao năng suất lao động, kể cả khi họ ở lại với nông thôn.

- Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn để tăng liên kết nông thôn - thành thị, thu hút đầu tư công nghiệp về nông thôn.

- Tăng cường công tác nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp, khuyến nông, sản xuất và marketing sản phẩm mới để tăng thu nhập cho hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, đặc biệt từ các hoạt động sản xuất hướng xuất khẩu.

- Quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, hình thành các khu sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo hướng VietGAP tạo ra sản phẩm an toàn có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước cũng như Quốc tế, hình hành các chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu dùng nâng cao giá trị hàng hóa thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển.

- Phát triển thêm các thị tứ, trung tâm cụm xã, các thị tứ nằm trên trục đường liên xã và một số trung tâm cụm xã nằm trên các trục đầu mối đường liên huyện, liên tỉnh tạo cơ sở phát triển kinh tế xã hội của xã.

- Cải thiện công tác tài chính nông thôn, cắt giảm thuế và các nghĩa vụ tài chính trả từ nông dân.

- Đầu tư mở rộng các hoạt động kinh doanh và dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tôi rút ra những kết luận sau: Trên cơ sở nghiên cứu phát triển kinh tế nông hộ có thể khẳng định rằng, kinh tế nông hộ là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa. Phát triển kinh tế nông hộ tại xã Vĩnh Phúc có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh tế hộ trong xây dựng nông thôn mới của xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)