3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin, số liệu có sẵn, trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các báo cáo, tài liệu tổng kết, đánh giá, các trang điện tử, sách báo, các công trình đã công bố,…
Tôi tiến hành thu thập các số liệu như sau:
- Thu thập các văn kiện, báo cáo tổng kết chương trình dự án, báo cáo đánh giá, các tài liệu liên quan về hộ và hoạt động phát triển sản xuất và thu nhập của hộ
- Thu thập các tư liệu số liệu có sẵn từ thống kê của Ủy ban nhân dân xã - Thu thập từ các bản đồ, bảng biểu số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã.
3.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Đề tài sử dụng một số phương pháp thực hiện đánh giá nhanh nông thôn qua:
* Chọn mẫu điều tra
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Chọn mẫu điều tra: Chọn 3 thôn tiêu biểu (mỗi thôn chọn 20 hộ) để điều tra thu thập thông tin. Nghiên cứu các hộ mang tính đại diện nằm trong các xã đã được chọn, số mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên dựa theo danh sách hộ và đảm bảo đủ các hộ thuộc 3 nhóm hộ khá, trung bình, nghèo và phỏng vấn theo hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị trước.
- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: Sử dụng câu hỏi linh hoạt để điều tra thông tin, không chỉ phỏng vấn chủ hộ điều tra mà còn phỏng vấn các
thành viên khác (người am hiểu trong lĩnh vực, các cá nhân, tổ chức trong vùng điều tra).
- Phương pháp quan sát trực tiếp để ghi nhận con số, sự kiện và những hành vi của bà con nông dân và lý giải những kết quả đánh giá liên quan đến đề tài.
3.5. Phương pháp phân tích xử lý số liệu
- Xử lý số liệu đã công bố: Từ các số liệu đã thu thập được, tiến hành tổng hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.
- Số liệu điều tra bảng hỏi được nhập vào máy tính trên Excel, rồi tiến hành xử lý và phân tích số liệu.
- Phân tổ thống kê: Được sử dụng để phân loại thu nhập và tiêu dùng theo các mức khác nhau: Hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo theo thôn điều tra.
- Phương pháp thống kê so sánh: So sánh các chỉ tiêu đã tổng hợp được để thấy sự khác nhau về thu nhập, tiêu dùng giữa các nhóm hộ.
3.6. Phương pháp nghiên cứu chung
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: Thu thập, xử lý số liệu và thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Để đánh giá các động thái phát triển của hiện tượng, bản chất kinh tế, xã hội theo thời gian, không gian.
- Phương pháp nghiên cứu nông thôn có sự tham gia (PRA): Phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn và thảo luận tại xã với nhóm cán bộ xã, thảo luận nhóm tại các thôn với người dân.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để tham khảo ý kiến các chuyên gia về các đề xuất nhằm phát triển kinh tế hộ nông trong XDNTM.
3.7. Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu đề tài
3.7.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ
- Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ - Số nhân khẩu bình quân/hộ
- Số lao động bình quân/hộ
- Trình độ văn hóa của chủ hộ hay của lao động chính
3.7.2. Các chỉ tiêu phản ánh đời sống thu chi của nông hộ
- Tổng thu nhập của hộ - Cơ cấu các khoản thu - Thu nhập tính trên hộ
3.7.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và các công thức tính
Số liệu điều tra bằng bảng hỏi được xử lý dựa trên cơ sở thống kê toán học thông qua phần mềm máy tính Excel.
Trong quá trình xử lý số liệu để đánh giá tình hình phát triển của kinh tế hộ tôi có sử dụng chỉ tiêu sau:
Tổng giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị các sản phẩm và dịch vụ do các hộ đạt được trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Đối với hộ GO gồm:
+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp +Giá trị sản xuất ngành nghề
+ Giá trị sản xuất buôn bán dịch vụ GO = ∑Qi.Pi
Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm thứ i Pi là giá bán sản phẩm thứ i
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc là xã vùng 2 của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm huyện 43km về phía Tây Nam. Có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc tiếp giáp xã Hương Sơn, huyện Quang Bình và xã Tiên Kiều, huyện Bắc Quang
- Phía Nam tiếp giáp xã Đồng Yên và Đông Thành - Phía Đông tiếp giáp xã Vĩnh Hảo
- Phía Tây tiếp giáp Vĩ Thượng, huyện Quang Bình
Theo số liệu kiểm kê đất đai có đến ngày 31/12/2013. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3.895,61 ha, có trục đường Quốc lộ 279 đi qua. Song nhìn chung, xã vấn còn gặp nhiều khó khăn do địa hình cao và dốc.
4.1.1.2. Địa hình, đất đai
Địa hình: Do sự kiến tạo về địa chất chia cắt mạnh về địa hình nên địa hình của xã Vĩnh Phúc có địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn. Địa hình núi thấp bị chia cắt bởi các khe suối nhỏ, là nơi có thể phát triển Nông - lâm kết hợp. Địa hình thung lũng phân bố dọc các khe suối xen giữa các dãy núi cao thuận lợi phát triển nông nghiệp lúa nước.
Đất đai: Vĩnh Phúc gồm 3 nhóm đất với 5 loại hình thổ nhưỡng khác nhau + Nhóm đất thung lũng: Do sản phẩm dốc tụ có diện tích 105,4ha chiếm 2,54% diện tích tự nhiên, phân bố ở những thung lũng đan xen kẹp trong khu vực đồi núi. Trên diện tích này đã được khai thác trồng cây hàng năm song chủ yếu là trồng lúa.
+ Nhóm đất đỏ vàng: Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (FL): có diện tích 424,3ha chiếm 10,3% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất trồng lúa chủ yếu của xã, trên loại đất này rất phù hợp với thâm canh tăng vụ, có thể trồng cây vụđông như ngô, khoai, lạc,…
+ Đất đỏ trên núi đá vôi (FV): có diện tích 620,5ha chiếm 15,1% diện tích tự nhiên phân bố ven chân đá vôi phía đông bắc xã có độ dốc lớn, tầng dầy trung bình, thành phần cơ giới thịt nặng. Đây là loại đất cần trồng và bảo vệ rừng.
+ Đất vàng nhạt trên đá cát kết (FQ): có diện tích 294,7ha chiếm 7,2 % diện tích tự nhiên, đất có tầng dầy trung bình, thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ dốc lớn, loại đất này không phù hợp với sản xuất nông nghiệp. Do độ dốc quá lớn cần khoanh nuôi và bảo vệ rừng.
+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất (FS): có diện tích 2050,3ha chiếm 49,4% diện tích tự nhiên, có tầng đất dày chủ yếu thành phần cơ giới thịt nặng, một phần diện tích đã được sản xuất nông nghiệp, làm khu dân cư chỉ có thể sử dụng 850 ha cho sản xuất nông nghiệp để trồng cây lâu năm.
- Nhận xét chung:
+ Nhóm đất đỏ vàng chiếm hầu hết diện tích đất tư nhiên (chiếm khoảng 82,4% ) trong đó đất đỏ vàng trên đá phiến, đá biến chất chiếm 60,5% diện tích của nhóm.
+ Đất thích hợp trồng cây hàng năm khoảng 730ha +Đất thích hợp trồng cây lâu năm khoảng 700ha
+ Đất cần khoanh nuôi bảo vệ rừng khoảng hơn 2000ha.
Với tổng diện tích đất tự nhiên là: 3895,61ha đất đai xã Vĩnh Phúc theo kiểm kê và báo cáo biến động đất đai năm 2013 được chia thành các loài đất theo mục đích sử dụng như sau:
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Vĩnh Phúc năm 2013 Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 3.895,61 100,0
1. Diện tích đất nông nghiệp 3.294,03 84,56
Đất sản xuất nông nghiệp 2.043,10
Đất lâm nghiệp 1.196,55
Đất nuôi trồng thủy sản 54,38
2. Diện tích đất phi nông nghiệp 172,13 4,42
Đất ở 63,90
Đất chuyên dụng 72,85
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 4,27
Đất sông suối và mặt nước chuyên dụng 31,11
3. Diện tích đất chưa sử dụng 429,45 11,02
Qua bảng 4.1 ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên là: 3.895,61ha
- Diện tích đất nông nghiệp: 3.294,03ha chiếm 84,56% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 2.043,10ha Đất trồng cây hàng năm: 1.176,75ha Đất trồng cây lâu năm: 866,35ha + Đất lâm nghiệp: 1.196,55ha + Đất nuôi trồng thủy sản: 54,38ha
Đây là loại đất tham gia trực tiếp vào quá tình sản xuất, làm ra của cải vật chất để nuôi sống con người, giữ ổn định nền kinh tế của địa phương nên được các cấp, các ngành quan tâm, đất nông nghiệp đã được khai thác đưa vào sử dụng khá triệt để nhưng năng xuất, hiệu quả chưa cao là do bố trí cây trồng chưa phù hợp nhất là cây trồng trên đất lâm nghiệp.
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 172,13ha chiếm 4,42% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó:
+ Đất ở: 63,90ha
+ Đất chuyên dụng: 72,85ha
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 4,27ha
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dụng: 31,11ha
- Diện tích đất chưa sử dụng: 429,45ha chiếm 11,02% tổng số diện tích đất tự nhiên.
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Xã Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 250C. Mùa đông lạnh, khô, nhiệt độ trung bình 150C. Nhiệt độ trong năm cao nhất là vào tháng 6 và lạnh nhất vào tháng 12.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1400 mm đến 1800 mm, số ngày mưa 120 ngày/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8, lượng mưa trung bình 250-350mm/tháng, thời gian từ tháng 9 ít mưa.
Nắng: Tổng số giờ nắng 1560 giờ, từ tháng 4 đến tháng 10 là thời kì nhiều nắng, trung bình hàng tháng có 180 giờ nắng. Từ tháng 11 đến tháng 3 ít nắng, trung bình hàng tháng chỉ có 70 giờ.
Gió: xã Vĩnh Phúc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Ngoài ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, xã còn chịu ảnh hưởng của giông gây nên tình trạng mưa lớn. Do lượng mưa lớn tập trung phân bố không đồng đều theo thời gian cho nên về mùa mưa thường xảy ra lũ quét, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế
Xã Vĩnh Phúc trong những năm gần đây, đặc biệt là khi chương trình NTM được triển khai năm 2010 đã có nhiều thay đổi rõ rệt, kinh tế phát triển và đời sống người dân cũng được cải thiện. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp, tu bổ Vĩnh Phúc trở thành một trong những xã điểm của huyện Bắc Quang về XDNTM. Kết quả thực hiện và các chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2011- 2013 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện và chỉ tiêu phát triển kinh tế của xã Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2011 Kế hoạch năm 2012 Thực hiện So với KH năm 2012 (%) Thực hiện năm 2013 Dự kiến năm 2014 Tổng Sản phẩm xã hội Tỷ đồng 115 129 128 99,2 160,1 142 + Nông lâm nghiệp thủy sản Tỷ đồng 64 70,95 76,8 108,0 88,1 92,3 + CN – XD Tỷ đồng 24 32,25 25,6 79,3 40,0 28,4 + Thương mại – dịch vụ Tỷ đồng 27 25,8 25,6 99,2 32,0 21,3
Cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành + Nông lâm nghiệp thủy sản % 55,0 55,0 60,0 100,0 100,0 65,0 + CN – XD % 20,0 25,0 20,0 80,0 125,0 20,0 + Thương mại – dịch vụ % 25,0 20,0 20,0 70,0 80,0 15,0 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013
Qua bảng 4.2 ta thấy cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành qua các năm có sự thay đổi không đáng kể. Trong đó ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 55% năm 2011 và tăng lên 60% năm 2012 vượt mức so với kế hoạch là vẫn giữ nguyên 55% và dự kiến năm 2013 là 65%. Tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại – dịch vụ hầu như không có sự thay đổi lớn. Điều này cho thấy cơ cấu kinh tế của xã Vĩnh Phúc khá ổn định, ưu tiên cho phát triển nông lâm nghiệp vì đây là tiềm năng và thế mạnh của xã. Bảng 4.3. Kết quả sản xuất kinh tế hộ của xã Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2011 2012 2013 12/11 13/12 13/11 1. Tổng thu nhập (tỷđồng) 115 128 160,1 111,3 125,1 139,2
Nông lâm thuỷ sản 64 76,8 88,1 120 114,7 137,7 CN xây dựng 24 25,6 40,0 106,7 156,3 166,7 Dịch vụ 27 24,6 32,0 91,1 130,1 118,5 2. Thu nhập BQ hộ (Triệu đồng) 70 80 90 114,3 112,5 128,6 3. Thu nhập BQ lao động(tr.đ) 27 28 30 103,7 107,1 111,1 4. Thu nhập BQ nhân khẩu(tr.đ) 15 17 19,5 106,7 125,0 133,3
Nguồn: Ban thống kê xã Vĩnh Phúc năm 2013
Qua bảng 4.3 ta thấy tổng thu nhập của xã Vĩnh Phúc liên tục tăng từ 115 tỷ đồng năm 2011 lên 128 tỷ đồng năm 2012 và 160,1 tỷ đồng năm 2013 tăng 25,1% so với năm 2012. Trong đó tăng mạnh nhất là công nghiệp xây dựng năm 2013 tăng 56,3% so với năm 2012 và 66,7% so với năm 2011. Thu nhập bình quân hộ năm 2013 là 90 triệu/hộ tăng 12,5% so với năm 2012, thu
nhập bình quân lao động đạt 30 triệu/lao động và thu nhập bình quân nhân khẩu đạt 19,5 triệu/người tăng lên 25% so với năm 2012. Nhìn chung tổng thu nhập của xã đều tăng qua các năm và tương đối ổn định.
Bảng 4.4. Cơ cấu thu nhập theo ngành nghề của xã Vĩnh Phúc năm 2013
Lĩnh vực Cơ cấu (%)
Nông lâm nghiệp 55
Công nghiệp – xây dựng 25
Thương mại – dịch vụ 20
Nguồn: Ban thống kê xã năm 2013
55% 25%
20%
Nông lâm nghiệp Công nghiệp – xây dựng Thương mại – dịch vụ
Hình 4.1. Cơ cấu kinh tế xã Vĩnh Phúc năm 2013(%)
* Qua bảng 4.4 ta thấy cơ cấu nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế của xã (chiếm 55%). Tuy nhiên ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ đang ngày càng phát triển và chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của xã.
4.1.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã Vĩnh Phúc năm 2013
a. Lĩnh vực kinh tế
Sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế và là thế mạnh của xã. Về trồng trọt có các loại cây trồng chủ yếu như: Lúa, ngô, lạc,
rau đậu các loại, các cây ăn quả (cam, xoài, nhãn, vải,...). Về chăn nuôi có các loại vật nuôi như: Trâu, lợn, dê, nhím, gia cầm và thuỷ sản. Nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyên môn hoá và mở rộng quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường cũng như tăng thêm thu nhập cho nông hộ.
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện và phát triển một số chỉ tiêu trồng trọt và chăn nuôi của xã Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2011 Kế hoạch năm 2012 Thực hiện So với KH năm 2012 (%) Thực hiện năm 2013 (%) Dự kiến KH 2014 Trồng trọt Diện tích lúa Ha 463 462,6 462,6 100,0 99,9 462,6 Diện tích cây ngô Ha 409,4 480 414 86,3 117,2 358 Diện tích lạc Ha 250 285 314 110,2 114,0 407 Rau đậu các loại Ha 40 40 50 125,0 100,0 50 Diện tích cam, quýt trồng mới Ha 10 15 20 133,3 200 35