7. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.3.2. Một số BTTH học phần phương pháp dạy học hóa học hữu cơ
Bài tập tình huống 1: Bài tập rèn luyện năng lực xác định mục tiêu bài học
BTTH rèn cho sinh viên năng lực xác định mục tiêu bài học đƣợc xây dựng dựa vào giáo án của sinh viên bài: Anken (BTTH 1.1).
Một SV khi soạn bài “Anken: Tính chất, điều chế và ứng dụng” đã xác định mục tiêu dạy học nhƣ sau:
hóa học của anken (cộng Clo, cộng brom…).
Kĩ năng: Rèn luyện các thao tác tiến hành thí nghiệm, sử dụng ngôn ngữ hóa học, công thức hóa học. Chấp hành nghiêm túc các quy định của phòng thí nghiệm.
Giáo dục tư tưởng đạo đức: Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, đoàn kết trong học tâp. Khả năng vận dụng các quy luật vào cuộc sống.
Câu hỏi:
a. Theo anh/chị cách xác định mục tiêu dạy nhƣ trên đã đúng chƣa? Vì sao?
b. Thông qua bài dạy này sẽ phát triển những năng lực nào cho HS? Anh/chị xác định mục tiêu bài học trên nhƣ thế nào?
c. Hãy chọn các từ chính để diễn tả mục tiêu (về kiến thức, kĩ năng, thái độ) mà anh/chị sẽ sử dụng trong bài soạn?
Hƣớng dẫn giải quyết:
a. Cách xác định mục tiêu nhƣ trên là chƣa đúng vì trong phần mục tiêu về kiến thức GV đã xác định nội dung kiến sai trong khi dạy học bài mới. Đây là phần mục tiêu về kĩ năng của bài thực hành. Trong mục tiêu về kĩ năng đã sử dụng cụm từ “Chấp hành nghiêm túc các quy định của phòng thí nghiệm”, đây chính là mục tiêu về thái độ, nó thuộc ý thức trách nhiệm. Cần xác định thêm các năng lực cần hình thành cho HS.
b.Định hƣớng các năng lực hình thành: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng TN an toàn.
riêng, biết đƣợc tính tan, màu sắc của anken.
- HS giải thích: Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng, cơ chế phản ứng cộng axit và nƣớc vào anken.
- HS vận dụng: Vận dụng giải các bài tập có liên quan, nhận biết anken.
Về kĩ năng: Rèn kĩ năng viết PTPƢ, kĩ năng quan sát, nhận xét và giải thích thí nghiệm hóa học. Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Về thái độ: Rèn tác phong cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực. Xây dựng thái độ hợp tác khi hoạt động, hào hứng học tập. Chấp hành nghiêm túc các quy định.
Về định hướng các năng lực hình thành: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng TN an toàn.
- Năng lực quan sát, mô tả giải thích các hiện tƣợng TN và rút ra kết luận. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. c. Các cụm từ để diễn tả mục tiêu dạy học:
Về kiến thức: Nêu, phát biểu, trình bày, giải thích, vận dụng…
Về kĩ năng: Rèn kĩ năng, thao tác, biểu diễn đƣợc, phân tích đƣợc…
Về thái độ: Có hứng thú, nhiệt tình, tích cực, sôi nổi, cận thận, làm quen…
Bài tập tình huống 2: Bài tập rèn luyện năng lực xác định nội dung bài học
Bài tập tình huống rèn luyện cho SV năng lực xác định nội dung bài học đƣợc xây dựng dựa trên tƣ liệu giáo án bài giảng của SV bài: Saccarazo (HH12-NC) (BTTH2.5).
Tình huống: Căn cứ nội dung bài: Saccarozo trong SGKHH-12NC hãy hệ thống hóa nội dung bài học dƣới dạng grap Hƣớng giải quyết: Nội dung bài học
Saccarozo Tính chất hóa học Cấu trúc phân tử (C12H22O11) Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên Ứng dụng và sản xuất Là chất kết tinh, không màu, ngọt, dễ tan trong nƣớc, t0nc 1850C Có trong đƣờng mía, đƣờng củ cải, đƣờng thốt nốt Phản ứng thủy phân Phản ứng với Cu(OH)2 Dùng nhiều trong CN thực phẩm và CN dƣợc phẩm Đƣợc sản xuất từ cây mía
Bài tập tình huống 3: Bài tập rèn luyện năng lực lựa chọn và sử dụng phƣơng pháp dạy học phù hợp
Bài tập tình huống rèn cho SV năng lực lựa chọn và sử dụng phƣơng pháp dạy học phù hợp đƣợc xây dựng dựa trên tƣ liệu giáo án của SV sƣ phạm năm 4 khoa hóa học về phần tính chất hóa học của ankin ( HH11-NC) (BTTH3.3).
Tình huống: Khi thiết kế hoạt động dạy học về tính chất hóa học của ankin
SV đã soạn nhƣ sau:
GV: Yêu cầu HS quan sát SGK và nghiên cứu về phản ứng hóa học của ankin. Sau đó GV trình bày về phản ứng cộng của ankin với H2, Br2, HCl và H2O.
GV: Lƣu ý sản phẩm của phản ứng cộng ankin với HX và H2O tuân theo quy tắc cộng Mac-cop-nhi-cop.
GV: Giới thiệu phản ứng đime hóa và trimehoa. GV: Kết luận.
Câu hỏi:
- Anh/chị hãy cho biết phƣơng pháp dạy học mà GV đó lựa chọn? Phƣơng pháp đó có hợp lí không?
- Nếu là anh/chị thì anh chị sẽ dạy theo phƣơng pháp nào?
Hƣớng dẫn giải quyết:
- Phƣơng pháp GV sử dụng là phƣơng pháp thuyết trình. Phƣơng pháp này không hợp lí vì không kích thích đƣợc sự hứng thú, tính tích cực trong hoạt động học tập của HS, ở phƣơng pháp này HS dễ bị thụ động, ỉ lại vào GV, với những bài dạy về chất hay dãy đồng đẳng thì GV nên kết hợp nhiều PPDH phù hợp để khai thác tối đa kiến thức cho HS, làm rõ đƣợc mối quan hệ giữa cấu tạo phân tử với các tính chất của nó.
- Sử dụng PP vấn đáp tìm tòi kết hợp dùng lời và sử dụng phƣơng tiện trực quan.
Bài tập tình huống 4: Bài tập rèn luyện năng lực lựa chọn và sử dụng phƣơng tiện dạy học
BTTH rèn cho sinh viên năng lực lựa chọn và sử dụng phƣơng tiện dạy học đƣợc xây dựng dựa trên tƣ liệu băng hình là đoạn video thí nghiệm hóa học điều chế axetilen (sử dụng BTTH 4.1 trong đĩa CD kèm theo khóa luận tốt nghiệp).
Tình huống: Khi dạy về phần điều chế axetilen GV đã sử dụng video thí
nghiệm sau cho HS quan sát.
Câu hỏi: Anh/chị hãy quan sát video thí nghiệm và cho biết GV lựa chọn
video đó có hợp lí không? Vì sao?
Hƣớng giải quyết:
Video mà GV lựa chọn không hợp lí.
Giải thích: Chất lƣợng video không đảm bảo, hình ảnh còn mờ, các thao tác thí nghiệm chƣa rõ, nhiều thao tác thí nghiệm còn sai dễ làm cho HS có cái nhìn lệch lạc về cách làm thí nghiệm hóa học.
Bài tập tình huống 5: Bài tập rèn luyện năng lực lựa chọn hình thức tổ chức dạy học
Bài tập tình huống rèn cho SV khả năng lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp đƣợc xây dựng dựa trên tƣ liệu giáo án của GV (BTTH5.2).
Tình huống: GV tổ chức một buổi ngoại khóa hóa học cho HS khi kết
thúc chƣơng 6: Hidrocacbon không no (HH11-NC) nhƣ sau: Buổi ngoại khóa gồm 3 phần thi:
- Chào hỏi (5’) - Vẽ tranh (15’)
Câu 4: Xicloankan. Câu 5: Ankadien.
Câu hỏi:
- Theo anh/chị các câu hỏi và đáp án mà GV đƣa ra trong phần thi hái hoa dân chủ đã hợp lý chƣa?
- Hãy chỉ ra ƣu điểm của buổi ngoại khóa?
Hƣớng dẫn giải quyết:
- Nội dung mà GV đƣa ra trong phần thi hái hoa dân chủ là chƣa hợp lý, vì một buổi ngoại khóa cần có chủ đề phù hợp, nội dung các phần thi phải bám sát chủ đề mà trong đáp án phần thi hái hoa dân chủ lại có cả nội dung của chƣơng 5: Hidrocacbon no.
- Ƣu điểm của buổi ngoại khóa: Buổi ngoại khóa giúp học sinh củng cố lại kiến thức, tăng hứng thú học tập, tăng tinh thần đoàn kết, tính tập thể của HS.
Bài tập tình huống 6: Bài tập rèn luyện năng lực kiểm tra đánh giá
Bài tập tình huống rèn cho SV năng lực kiểm tra đánh giá dựa trên tƣ liệu giáo án của SV sƣ phạm khi thiết kế một bài kiểm tra 15’ (BTTH 6.1).
Tình huống: GV ra bài kiểm tra 15’ để đánh giá mức độ hiểu bài của HS
khi đã học bài: Benzen và ankylbenzen. Đề kiểm tra nhƣ sau: Đề kiểm tra 15’:
Câu 1: Em hãy cho biết công thức cấu tạo và cấu trúc phân tử của benzen? Câu 2: Trình bày nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lƣợng riêng của benzen và một số ankylbenzen?
Câu hỏi:
- Anh/chị hãy cho nhận xét về cách ra đề kiểm tra của GV trên? - Anh/chị sẽ ra đề vào phần trọng tâm nào?
Hƣớng dẫn giải quyết:
- Cách ra đề của GV không hợp lí vì câu hỏi đƣa ra chỉ dừng lại đánh giá ở mức độ nhớ của HS chƣa đánh giá đƣợc mức độ hiểu bài của HS, không phân loại
đƣợc HS.
- Nên ra đề vào phần trọng tâm của bài đánh giá mức độ hiểu bài của HS. Sử dụng các câu hỏi vì sao, hãy giải thích…
2.3. Hƣớng sử dụng BTTH trong các hình thức tổ chức dạy học
Bài tập tình huống có thể đƣợc sử dụng trong nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Sau đây là một số hình thức tổ chức có thể sử dụng BTTH: