Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại thị trấn Bảo Lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại thị trấn Bảo Lạc - huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng. (Trang 42)

4.2.1. Thc trng sn xut nông nghip ca th trn Bo Lc giai đon 2011 – 2013

4.2.1.1. Thực trạng phát triển ngành trồng trọt

Trồng trọt không những cung cấp cho người dân lương thực, thực phẩm hàng ngày mà hiện nay nó còn là nguồn cung cấp các mặt hàng nông

sản cho ngành dịch vụ và chế biến, ngành chăn nuôi, góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào đồng ruộng đã và

đang góp phần không nhỏ vào tổng thu nhập của các hộ nông dân.

Đối với đồng bào dân tộc ở địa bàn thị trấn Bảo Lạc nhất là người dân ở xóm Nà Dường đời sống của người dân ở đây còn nhiều khó khăn đặc biệt người dân ở đây còn canh tác trên nương rẫy nên mức sản xuất đầu tư cho sản xuất còn rất thấp. Vì vậy mà thu nhập từ ngành này mang lại cũng rất thấp.

Canh tác nương rẫy: là trồng cây trên đồi, núi với phương thức chặt đốt cây hoang dại, trồng càc cây nông nghiệp; sau một số vụ trồng trọt khi đất canh tác đã trở nên xấu, năng suất của cây trồng không còn cao nữa thì các hộ dân lại bỏ hoang hóa cho cây rừng tái sinh, khi đất phục hồi màu mỡ trở lại người dân lại tiếp tục đốt phá và trồng cây trở lại.

Do hệ thống tưới tiêu chưa hoàn chỉnh, người dân không chủ động được nước nhất là vào mùa có nắng nhiều, nên nương rẫy chỉ trồng được một vụ một năm và năng suất không cao. Người dân chưa thật sự có ý định đầu tư thâm canh mà chủ yếu là khai thác. Nhìn chung chi phí đầu tư cho canh tác nương rẫy là rất thấp, hộ chỉ mất tiền mua giống về gieo trồng mà không phải bón thêm một loại phân gì. Đối với cây sắn thì hộ chỉ bỏ công lao động để trồng sắn và thu hoạch. Diện tích gieo trồng các loại cây chủ yếu của thị trấn được thể hiện ở bảng 4.2

Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây trồng trên địa bàn thị trấn Bảo Lạc năm 2013 STT Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng xuất BQ (tạ/ha) Sản lượng ( tấn) Giá (1000đ) Thành tiền (tr.đ) 1 Lúa ruộng 46 40,00 184,00 6,5 1.196 2 Lúa nương 4,5 16,2 7,30 10 73 3 Ngô 25,70 24,40 762,00 6,5 4.953 4 Hoa màu 4 - - - - 5 Cỏ voi 2,14 - - - -

6 Cây khác 114,68 - - - -

(Nguồn: UBND thị trấn Bảo Lạc cung cấp)

* Sản xuất cây lương thực

Cây lương thực được trồng trên địa bàn xã khá đa dạng. Trong đó lúa và ngô là hai loại cây trồng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại cây lương thực. Năm 2013 tổng diện tích gieo trồng cả năm là 782,88ha. Diện tích lúa là 283,33 ha, ngoài ra còn có các cây trồng khác như sắn,… góp phần quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp đủ lương thực và chăn nuôi cho nhân dân trong xã.

Giống lúa được áp dụng chủ yếu là các giống mới có năng suất khá, phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã như CR203, lai hai dòng, ba dòng của Trung Quốc. Giống ngô thường dùng cũng là những loại giống mới có năng suất cao do tỉnh, huyện hỗ trợ giá. Tuy nhiên tỷ lệ giống mới được đưa vào gieo trồng chưa cao.

4.2.1.2. Thực trạng ngành chăn nuôi của thị trấn Bảo Lạc

* Đối với trâu bò: Năm 2013 số trâu bò của thi trấn là 84 con, giảm 41 con so với năm 2013. Nguyên nhân chính là do bãi chăn thả bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mặt khác hiện nay sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hóa khá nhiều: số lượng máy móc nông nghiệp tăng nhanh do đó đối với người dân, trâu bò dùng để cày kéo là không thật sự cần thiết. Đây là điều đáng mừng khi nhà nước đang có chủ trương CNH - HĐH nông thôn, máy móc nông nghiệp được sử dụng nhiều hơn, giảm sức lao động, và đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.

* Đối với đàn lợn:Nhìn chung, năm 2011 đến năm 2013 tổng đàn lợn trên địa bàn thị trấn có xu hướng giảm từ 1757 con năm 2011 xuống 1074 con năm 2013 do thời tiết không thuận lợi rét đậm rét hại kéo dài gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi nói chung và đàn lợn nói riêng. Bên cạnh đó giá cả trên thị trường bấp cũng làm cho tâm lý người dân e ngại trong chăn nuôi.

* Đối với gia cầm: Trong 3 năm trở lại đây trên địa bàn có nhiều dịch bệnh cùng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên việc chăn nuôi gia cầm giảm mạnh. Cụ thể được thể hiện trong bảng 4.6

Bảng 4.3. Tình hình chăn nuôi của thị trấn Bảo Lạc giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: con STT Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Bình quân I Chăn nuôi 1 Tổng sốđàn trâu 125 191 84 152,80 43,98 98,39 2 Tổng sốđàn bò 330 398 220 120,60 55,28 87,94 3 Tổng sốđàn lợn 1757 1694 1074 96,41 63,40 79,90 4 Tổng gia cầm 13400 28507 7154 212,74 25,09 118,91 5 Tổng sốđàn dê 30 36 29 120 80,55 100,27 6 Tổng sốđàn ngựa 12 15 9 125 60 92,50 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) 4.2.1.3. Thực trạng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

* Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Với điều kiện địa hình khó khăn, giao thông chưa phát triển, cách xa với các tỉnh khác và xa nơi cung cấp nguyên vật liệu nên công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp chưa được chú trọng.

* Thương mại - dịch vụ: Mấy năm qua chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh, lạm phát đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh và dịch vụ. Tuy nhiên do được sự hỗ trợ của cấp trên và năng lực của bản thân các doanh nghiệp trên địa bàn xã nên hoạt động và kinh doanh vẫn thu được lợi nhuận cao. Hoạt động thương mại không phát triển, chủ yếu là hoạt động buôn bán hàng tạp hoá của các hộ dân phục vụ nhu cầu của người dân địa phương trong phạm vi nhỏ.

4.2.2. Th c tr ng phát tri n kinh t h c a các nhóm h di u tra

Để thu thập những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển KT - XH của các hộ

gia đình, có cái nhìn rõ nét và thực tế hơn về phát triển kinh tế tại thị trấn Bảo Lạc. Tôi dựa vào đặc điểm phân vùng của xã chọn 3 thôn nghiên cứu đại diện cho 3 vùng núi đất, nửa núi đất, núi đá, từ 3 thôn dùng phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên đơn giản chọn ra 20 hộ dân trong thôn tiến hành điều tra, phỏng vấn, tổng số hộ phỏng vấn là 60 hộ để phỏng vấn về txnh hxnh kinh tế và một số tiêu chí xă hội của hộ gia đình.

4.2.2.1. Thông tin chung về các hộđiều tra

Trong quá trình sản xuất kinh doanh ở mỗi hộ gia đình nông nghiệp, chủ hộ là thành viên quan trọng quyết định vào đầu tư sản xuất loại cây gì, con gì,…Và là người điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của gia đình họ. Qua quá trình điều tra, phỏng vấn các hộ nông dân tôi thu được một số thông tin cơ bản về chủ hộ điều tra tại 3 thôn của xã. Và qua việc thu thập số liệu từ các hộ điều tra cho thấy đặc điểm của các chủ hộ như sau:

Bảng 4.4. Tổng hợp đặc điểm các hộ điều tra

Phân loại hộ

Khu 2 Nà Chùa Nà Dường Tổng chung

Số lượng (hộ) cấu (%) Số lượng (hộ) cấu (%) Số lượng (hộ) cấu (%) Số lượng (hộ) cấu (%) Tổng số hộ phỏng vấn 20 100 20 100 20 100 60 100 1. Giới tính - Nam 14 70 17 85 17 85 48 80 - Nữ 6 30 3 15 3 15 12 20 2. Dân tộc - Kinh 5 25 2 10 0 0 7 11,67 - Tày 13 65 7 35 3 15 23 38,33 - Nùng 1 5 4 20 2 10 7 11,67 - Dao 1 5 7 35 5 25 13 21,66 - Mông 0 0 0 0 10 50 10 16,67 3 .Trình độ văn hóa - Không đi học 0 0 1 5 7 35 8 13,33 - Cấp 1 0 0 3 15 4 20 7 11,67 - Cấp 2 4 20 1 5 5 25 10 16,67 - Cấp 3 12 60 11 55 4 20 27 45 - Từ trung cấp trở lên 4 20 4 20 0 0 8 13,33 4. Theo ngành nghề - Hộ thuần nông 1 5 9 45 18 90 28 46,67 - Hộ hỗn hợp 7 35 9 45 2 10 18 30

- Hộ phi nông nghiệp 12 60 2 10 0 0 14 23,33

Tổng số lao động LĐ 58 60 68 62

Lao động bình quân/hộ LĐ 2,9 3 3,4 3

Tổng số nhân khẩu Khẩu 86 88 105 93

Số nhân khẩu BQ/hộ Khẩu 4,3 4,4 5,25 4,65

Qua thu thập điều tra số liệu cho thấy chủ hộ là nam giới chiếm 75% cao hơn nữ giới 50%. Dân tộc tày chiếm tỉ lệ cao trong cả 3 khu xóm. Trình độ học vấn của các chủ hộ còn có sự chênh lệch, khu Nà Chùa chủ hộ không đi học chiếm chủ yếu (35%). Tỷ lệ các hộ theo ngành nghề của 3 thôn cũng có sự khác biệt. Khu Nà Dường lại là thôn có hộ thuần nông nhiều nhất, người dân đều tham gia sản xuất nông nghiệp và đây là nguồn thu nhập chính. Bên cạnh đó Khu 2 và Khu Nà Chùa đã có sự chuyển dịch, ngoài sản xuất nông nghiệp người dân đã có xu hướng tham gia vào các ngành khác để tăng thêm nguồn thu cho gia đình. Số hộ hỗn hợp của khu Nà Chùa là 9 hộ chiếm 45%, số hộ phi nông nghiệp của khu 2 là 12 hộ chiếm 60%. Lao động bình quân trên hộ của cả 3 khu là 3 lao động, tổng số nhân khẩu bình quân trên hộ của 3 khu là 4,65 khẩu.

Qua đây cho thấy nguồn nhân lực của các nhóm hộ nông dân tương đối dồi dào, nhưng trình độ văn hoá còn thấp, chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, còn sản xuất thủ công, theo kinh nghiệm cổ truyền là chính dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Chưa có điều kiện giao lưu giữa các vùng với nhau để nắm bắt thị trường học hỏi kinh nghiệm, quy trình sản xuất đầu tư thâm canh cũng như khoa học kỹ thuật, đây chính là hạn chế của đa số hộ nông dân trong toàn xã. Vì lẽ đó đòi hỏi chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể cần quan tâm hơn nữa có chính sách nhằm nâng cao dân trí, trình độ văn hóa cho nhân khẩu và lao động, đồng thời mở rộng tập huấn bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật, sản xuất kinh doanh cho hộ, song song với việc đấy mạnh các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có như vậy mới từng bước nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho hộ và làm giàu cho xã hội .

Hình 4.1. Tình hình các hộ phân theo dân tộc

Hình 4.2. Trình độ văn hoá của các hộ điều tra

4.2.2.2. Hiệu quả sản xuất của các hộđiều tra * Đối với trồng trọt

Bảng 4.5. Năng suất, sản lượng bình quân một số cây trồng chính của nhóm hộđiều tra

Chỉ tiêu Đơn vị

Tổng số hộ phỏng vấn Hộ 20 20 20 Tổng diện tích đất sản xuất Sào 26,55 128,39 115,74 Diện tích bình quân/hộ Sào 1,33 6,42 5,79 1.Tổng diện tích đất trồng lúa Sào 23 67,4 47,37 Diện tích bình quân/hộ Sào 1,15 3,37 2,37 Năng suất bình quân Tạ/sào 2 1,8 1,5 Giá trị sản lượng BQ 1000đ 29.900 78.858 46.185,75

Giá trị sản lượng bình quân/hộ 1000đ 1.495 3.942,90 2.309,29

2. Tổng diện tích đất trồng Ngô Sào 3 55,99 62,37

Diện tích bình quân/hộ Sào 0,15 2,80 3,12

Năng suất bình quân Tạ/sào 1 1 0,6

Giá trị sản lượng BQ 1000đ 1.950 36.393,5 24.324,3

Giá trị sản lượng bình quân/hộ 1000đ 97,5 1.819,67 1.216,21

3. Tổng diện tích đất trồng cây khác Sào 0,55 5 6

Diện tích bình quân /hộ Sào 0,03 0,25 0,3

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra )

Qua bảng 4.5 cho thấy diện tích đất sản xuất của xóm Nà Chùa cao hơn so với 2 xóm còn lại. Trung bình diện tích đất trồng lúa vẫn chiến tỷ lệ cao nhất sau đó đến diện tích trồng ngô và các loại cây trồng khác, giá trị sản lượng bình quân của cả 2 xóm (Khu 2 và Nà Chùa) không có sự chênh lêch nhiều về năng suất và giá cả, năng suất lúa bình quân là 1,9 tạ nguyên nhân do việc áp dụng KHKT đồng đều và hầu hết các hộ đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng trong các thôn thường là các giống cao sản do người dân mua ở các trạm vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị trấn, huyện.

Tuy nhiên xóm Nà Dường diện tích đất sản xuất khá lớn nhưng do xa đường và trình độ văn hóa của các hộ trong thôn còn thấp, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật, địa hình phức tạp, nhiều núi đá nên năng xuất cũng như sản lượng nông sản thấp. Bên cạnh đó dịch bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất cây trồng, vật nuôi trong hộ.

Hộp 1: Tâm sự của người dân về trồng trọt

“ Tôi không biết chữ nên việc học tập kỹ thuật khó,chủ yếu là do bố mẹ dạy. Mấy năm nay do trời lạnh quá, nước không có trồng lúa cũng không được tốt lắm. Cũng may gia đình được nhà nước hỗ trợ gạo cho nên nhà tôi cũng đỡ được phần nào”

* Đối với chăn nuôi

Bình quân số lượng gia súc gia cầm của xóm Nà Chùa cao hơn so với 2 xóm Khu 2 và Nà Dường, đa phần các hộ điều tra đều chăn nuôi theo mô hình gia đình, tuy nhiên xóm có số lượng gia súc gia cầm cao hơn đặc biệt là lợn thịt và lợn nái vì trong thôn có nhiều hộ có nhận thức và chú trọng chất lượng vật nuôi, chuyển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó xóm Nà Chùa là thôn có lợi thế về giao thông, nằm trên quốc lộ 34 và gần khu trung tâm. Khu 2 có số lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm ít nhất vì đa phần người dân ở đây không có diên tích chăn thả và đa phần người dân ở đây làm phi nông nghiệp là chủ yếu. Xóm Nà Dường có diện tích đất lớn tuy nhiên ngành chăn nuôi kém phát triển vì theo phỏng vấn người dân cho biết người dân ở đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số,trình độ nhận thức kém có nhiều người còn không

đi học và một phần do địa hình khó khăn,thời tiết lạnh giá, dịch bệnh và giá cả bấp bênh dẫn tới việc họ không dám nuôi. Số hộ có vốn lớn chăn nuôi được chú trọng còn các hộ còn lại chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ chủ yếu để phục vụ gia đình. Trong những năm gần đây nhiều hộ gia đình đang bắt đầu vào nuôi dê để tăng gia sản xuất. Cụ thể được thể hiện ở bảng 4.6

Bảng 4.6. Số lượng vật nuôi chính của các hộ điều tra Chỉ tiêu Đơn vị

tính Khu 2 Nà Chùa Nà Dường

Tổng số hộ phỏng vấn Hộ 20 20 20

1. Lợn thịt Con 13 82 36

Số con bình quân/hộ Con 0,65 4,1 1,8

TLXCBQ/con kg 70 70 70

TLXC/hộ kg 45,5 287 126

Giá bán hơi 1000đ 52 52 52

Giá trị sản lượng BQ 1000đ 2.366 14.924 6.552

Giá trị sản lượng bình quân/hộ 1000đ 118,3 746,2 327,6

2. Lợn nái con 0 6 7

Số con bình quân/hộ Con 0 0,3 0,35

Giá trị sản lượng BQ 1000đ 0 3.600 4.200

Giá trị sản lượng bình quân/hộ 1000đ 0 180 210

Số con bình quân/hộ Con 10 11,85 9,65

TLBQ/con kg 2 2 2

Tổng TL đàn gia cầm/hộ kg 20 23,7 19,3

Giá bán 1000đ 100 100 100

Giá trị sản lượng BQ 1000đ 2.000 2.370 1.930

Giá trị sản lượng bình quân/hộ 1000đ 100 118,5 96,5

4. Trâu, bò con 3 8 11

Số con bình quân /hộ con 0,15 0,4 0,55 Giá bán 1000đ 18.000 18.000 18.000 Giá trị BQ 1000đ 54.000 144.000 198.000

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại thị trấn Bảo Lạc - huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng. (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)