Điều kiện khí hậu, nguồn nước, thủy văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại thị trấn Bảo Lạc - huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng. (Trang 36)

Thị trấn Bảo Lạc thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa với địa hình đón gió nên một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 - 10, thời tiết nắng nóng, mưa nhiều hay xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Tổng lượng mưa TB hàng năm 1697,4 mm. Mùa hè ở đây nóng ẩm , nhiệt độ cao trung bình từ 30 - 35oC và thấp trung bình từ 23 - 25o

C. Mùa khô từ tháng 11 - 4 năm sau, thời tiết khô và lạnh, ít mưa, hạn hán kéo dài, thường xảy ra rét đậm, rét hại tuy nhiên nhiệt độ chưa thấp dưới 1oC, về mùa đông thị trấn có khí hậu gần giống với khí hậu vùng ôn đới, đỉnh điểm vào những tháng 12, 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống thấp hơn khoảng từ 2 - 3°C, độ ẩm thấp, trời hanh khô. Mùa xuân và mùa thu không rõ rệt, thời tiết thất thường; mùa xuân thường có tiết trời nồm, mùa thu mát, dễ chịu.

Nguồn nước ở thị trấn Bảo Lạc phụ thuộc vào tự nhiên 100%, toàn thị trấn sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp chủ yếu từ sông Gâm, sông Neo, suối nhỏ và khe nước tự nhiên, không có hồ nhân tạo, có 1 trạm bơm phục vụ cho tưới tiêu. Một số khu xóm có hệ thống kênh mương được xây dựng. Hệ thống kênh mương này đã phần nào giúp người dân chủ động trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước.

Theo số liệu của địa phương lượng mưa trung bình 1 tháng là 141,45mm và số ngày mưa trung bình trong 1 tháng là 11,3 ngày nhưng lượng mưa rất nhỏ và phân bố không đồng đều cho nên thiếu nước đang là vấn đề khó khăn cho người dân địa phương. Hiện nay địa phương đang được chương trình thủy lợi của chính phủ hỗ trợ đầu tư xây dựng thêm các kênh mương. Tuy nhiên vấn đề cấp bách chính là nước nguồn quá ít cộng với lượng nước bốc hơi lớn trung bình 1 tháng 79,5% và số giờ nắng nên cho dù có mương vẫn không thể có đủ nước phục vụ tưới tiêu đồng ruộng.

4.1.4. Tình hình s d ng đất đai Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất thị trấn Bảo Lạc qua 3 năm 2011 – 2013 Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2012/2011 2013/2012 BQ A. Tổng diện tích đất tự nhiên 1392,11 100 1392,11 100 1392,11 100 100 100 100 I. Tng din tích đất nông nghip 1250,93 89,86 1263,34 90,75 1262,55 90,69 100,99 99,93 100,15

1. Đất sản xuất nông nghiệp 194,99 14,01 203,61 14,63 202,82 14,57 104,43 99,59 102,01 1.1. Đất trồng cây hàng năm 181,07 13,00 188,69 13,55 187,90 13,49 104,23 99,56 101,90

- Đất trồng lúa 75,35 5,41 76,35 5,48 76,35 5,48 101,29 100,00 100,65

- Đất trồng cây hàng năm khác 105,72 7,59 112,34 8,07 111.55 8,01 106,32 99,26 102,79 1.2. Đất trồng cây lâu năm 13,92 1,00 14,92 1,07 14,92 1,07 107,00 100,00 103,50 2. Đất lâm nghiệp 1055,94 75,85 1059,73 76,12 1059,73 76,12 100,36 100,00 100,18

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 0 0 0 0 0 0 0 0 0

II. Đất phi nông nghip 128,57 9,24 120,23 8,64 121,02 8,69 93,51 100,58 97,05

1. Đất ở 39,75 2,86 26,10 1,87 26,62 1,91 65,38 102,14 83,76

2. Đất chuyên dung 39,01 2,8 43,81 3,15 44,08 3,17 112,50 100,63 106,57 3. Đất nghĩa trang. nghĩa địa 8,38 0,60 8,38 0,60 8,38 0,60 100,00 100,00 100,00 4. Đất sông suối và mặt nước chuyên

dung 41,43 2,98 41,43 2,98 41,43 2,98 100,00 100,00 100,00

III. Đất chưa s dng 12,61 0,91 8,54 0,61 8,54 0,61 67,03 100,00 83,52

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy:

- Qua bảng trên ta thấy rằng cơ cấu sử dụng đất của phương là tương đối ổn định.

- Nhìn chung tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị trấn qua 3 năm không

biến động tuy nhiên tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2012 tăng lên 12,41 ha so với năm 2011 và giảm xuống 0,79 ha trong năm 2013. Cụ thể:

* Năm 2012: Đất ở giảm 13,65 ha và đất chưa sử dụng giảm 4,07 ha chuyến sang đất trồng lúa 1,00 ha; đất trồng cây hàng năm 6,62 ha; đất chuyên dụng 4,8 ha.

* Năm 2013: Tổng diện tích đất nông nghiệp giảm 0,79 ha đồng thời đất phi nông nghiệp tăng 0,79 ha.

Tổng diện tích đất nông nghiệp chiếm 90,69% còn lại chủ yếu là diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 8,69% quỹ đất chưa sử dụng còn rất ít, khoảng 0,61%, đại đa số người dân nơi đây vẫn dựa và sản xuất nông nghiệp, tập trung chủ yếu vào sản xuất trồng lúa. Nhìn chung đất đai của thị trấn Bảo Lạc chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, xã cần tận dụng những lợi thế để phát triển đồi rừng của địa phương trong quá trình phát triển nền kinh tế hộ gia đình và có sự điều chỉnh để sử dụng đất hợp lý hơn, để đưa hết diện tích đất chưa sử dụng vào sản xuất.

4.1.5. Tài nguyên khoáng s n

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn không mấy đa dạng chủ yếu là đất núi đá vôi.

4.1.6. Môi trường

Vấn đề ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, tình trạng ô nhiễm môi trường do phân gia súc, gia cầm vẫn còn phổ biến, điều kiện vệ sinh trong sinh hoạt chưa được đảm bảo. Đặc biệt ý thức của người dân còn chưa cao, nhiều người còn xả rác ra đường, con sông mà theo họ đó là “vứt ra đường thì có công nhân vệ sinh dọn còn vứt xuông sông tự chảy theo nước mà đi” chính vì vậy mà môi trường sống đang dần bị hủy hoại. Sự khó khăn về nước trong mùa khô làm một bộ phận dân cư còn phải dùng nước chưa hợp vệ sinh cũng là một nguyên nhân làm cho chất lượng của cuộc sống bị giảm sút.

4.1.7. Cơ sở hạ tầng

4.1.7.1. Giao thông – Thủy lợi

* Về thủy lợi: Năm 2013, chỉ đạo KNKL phối hợp với Hội Nông dân vận động nhân dân các xóm nạo vét kênh mương thủy lợi, sửa chữa khắc phục những đoạn mương bị hỏng để dẫn nước về ruộng, kiểm tra máy bơm tại xóm Nà Chùa, Nà Bản, Nà Pằn, Nà Phạ. Vận động các hộ ở gần bờ sông chủ động kiểm tra guồng nước để đảm bảo phục vụ tưới tiêu.

* Về giao thông: Thị trấn Bảo Lạc được sự quan tâm đầu tư của nhà nước cũng như sự đóng góp của nhân dân nên chất lượng đường giao thông đã được cải thiện. Hiện nay hệ thống giao thông hầu hết đã được bê tông hóa ở các ngõ xóm. Đặc biết, tuyến đường Quốc lộ 34 chạy qua địa bàn đang được nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội.

4.1.7.2. Thông tin liên lạc

Đến nay mạng lưới thông tin liên lạc tiếp tục phát triển, 100% phủ sóng điện thoại di động. 95% dân số được xem truyền hình. Được nghe đài phát thanh. Thị trấn đã xây dựng được bưu điện văn hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.7.3. Hệ thống cấp nước sinh hoạt

Thị trấn đã đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch đến từng hộ dân. Đáp ứng như cầu sử dụng nước cho nhân dân. Các đường ống dẫn nước chủ yếu là ống kim loại cứng và ống nhựa đã được kiên cố hóa và chôn dưới đất. Ngoài ra người dân đã tự đào giếng, khoan giếng để phục vụ cho sinh hoạt của gia đình. Tuy nhiên, vào mùa khô người dân vẫn bị thiếu nước sinh hoạt và chưa thể chủ động được nguồn nước. Chất lượng nước sạch còn chưa đảm bảo, nước trong hệ thống nước sạch chưa được xử lý mà chỉ là nước lấy từ các khe suối, nước mưa dự trữ lại.

4.1.7.4. Hệ thống điện

Từ năm 2000 trở về trước thị trấn đã có điện lưới quốc gia. Nhưng do cơ sở hạ tầng còn hạn chế nên cứ đến giờ cao điểm là điện rất yếu. Không đủ

để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Nhưng thị trấn đã không ngừng phát triển xây dựng lắp đặt nhiểu trạm biến áp. Vì vậy tính đến hết năm 20013 đã có 95% có điện lưới quốc gia, tỷ lệ số hộ được dùng điện lưới quốc gia đạt 95%.

4.1.8. Một số đặc điểm về y tế giáo dục, văn hóa, TDTT, ANQP của thị trấn

4.1.8.1. Y tế - giáo dục

* Về giáo dục: Thị trấn Bảo Lạc đã tập trung chỉ đạo và có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tốt cuộc vận động hai không với 4 nội dung của bộ giáo dục đào tạo của Bộ giáo dục đào tạo: tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra đánh gia chất lượng giáo dục, tập trung mua sắm cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên. Trong các năm học ngành thường xuyên tổ chức các cuộc thi hội giảng cho giáo viên các cấp với các cụm trường xã lân cận, các cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

* Về y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân được quan tâm như duy trì chế độ trực thường xuyên tại trạm, thực hiện tốt các chương trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân,…Hàng tháng định kỳ họp giao ban với cộng tác viên y tế thôn bản, chủ động làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, giáo dục sức khỏe,vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường xung quanh đề phòng lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa cho nhân dân; công tác khám chữa bệnh ban đầu và cấp phát thuốc đảm bảo kịp thời. Tồng số lần khám chữa bệnh 2285 lượt người (năm 2013).

4.1.8.2. Văn hóa thể thao

Tham gia phối hợp tổ chức lễ hội Lồng Tồng do cấp huyện tổ chức (3 năm tổ chức 1 lần).

Văn nghệ: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên tổ chức tham gia giải các cấp, thường xuyên tập luyện để tham gia các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương tạo không khí vui tươi cho các tầng lớp quần chúng nhân dân, góp phần xây dựng khu phố, cơ quan văn hóa. Thực hiện rà soát, kiểm kê di sản tổng hợp gửi cấp trên theo kế hoạch.

TDTT: Duy trì các môn thể dục thể thao như cầu lông, đi bộ, bóng đá, bóng chuyền… nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần thể dục thể thao, gắn kết tính đoàn kết.

4.1.8.3. Quốc phòng, an ninh

Công tác an ninh, trật tự an toàn xã hội: Thường xuyên duy trì, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tích cực phòng chống ngăn ngừa tội phạm đặc biệt là buôn bán sử dụng các chất ma túy, buôn bán các sản phẩm trái phép qua biên giới, hạn chế thấp nhất các vụ vi phạm pháp luật xảy ra, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về quản lý hộ khẩu, thực hiện tốt Nghị quyết số 32 của Chính phủ về an toàn giao thông. Tổ chức mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm nhằm giữ vững an ninh chính trị làm trong sạch địa bàn.

Quân sự địa phương: địa phương đã tổ chức tốt công tác huấn luyện dân quân tự vệ theo kế hoạch. Quản lý chặt chẽ lực lượng dân quân tự về và lực lượng dự bị động viên.

4.1.9. Nh n xét chung

Tài nguyên đất đai và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở Bảo Lạc có một số điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ. Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối thấp so với diện tích tự nhiên của huyện, nhưng cơ cấu diện tích, mùa vụ đã được chú ý. Việc thuận tiện giao thông đã giúp cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân được thuận lợi hơn. Được sự hỗ trợ của các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm của huyện, tỉnh và các phqng ban chuyên môn của huyện Bảo Lạc, trong vài năm trở lại đây, nhân dân trong xã đã trồng thêm được nhiều loại cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương.

Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Dự án PSARD) tại huyện Bảo Lạc từng bước góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân, nhưng đến nay, tỷ lệ giải ngân nguồn hỗ trợ mới đạt 47%.

Từ đầu năm đến nay, Dự án PSARD mở 2 lớp tập huấn phương pháp rà soát nhu cầu thôn, kỹ năng thúc đẩy, phương pháp xác định chỉ tiêu kế hoạch và viết bản thiết kế phát triển kinh tế - xã hội cấp xã; hướng dẫn các trưởng thôn, xóm rà soát nhu cầu thực tế tại thôn, xóm; tiến hành rà soát, thống nhất

kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2012 - 2015, xác định hoạt động quỹ hỗ trợ phát triển xã năm 2013; 17/17 xã, thị trấn đã thông qua kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2014.

Ngoài ra, mở 35 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho nông dân; 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho Ban quản lý thuỷ nông các xã. Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các trạm: Khuyến nông - Khuyến lâm, Thú ý, Bảo vệ thực vật huyện và các khuyến nông- khuyến lâm viên, thú ý viên cấp xã. Đồng thời tổ chức theo dõi, giám sát, hướng dẫn các xã thực hiện đúng các hoạt động của dự án nhằm xác định nhu cầu thực tế, cấp thiết để hỗ trợ cho nhân dân

Dự án PSARD được hỗ trợ kinh phí đã tạo điều kiện bước đầu cho nhân dân địa phương, thực hiện chương trình 100% toàn thị trấn có điện quốc gia, xây dựng trạm bơm để thuận tiện cho việc sản xuất, nuôi trồng. Diện tích rừng được khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới ngày được tăng nhanh, bước đầu đã giảm sự khai phá bừa bãi và đang dần dần được phục hồi, mang lại hiệu quả nhất định về kinh tế, bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường sinh thái. Cây lâu năm đang dần trở thành thế mạnh của nền kinh tế theo hướng sản xuất nông - lâm kết hợp ở địa phương. Bên cạnh đó thị trấn Bảo Lạc đang áp dụng chương trình nông thôn mới vào địa phương nhằm đẩy nhanh công tác phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã.

Tuy nhiên nền sản xuất chủ yếu vẫn là nền sản xuất nông nghiệp thuần nông. Quy mô sản xuất còn nhỏ và phân tán, sản phẩm chưa được chế biến theo hướng sản xuất hàng hoá nên giá trị kinh tế chưa cao.

4.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại thị trấn Bảo Lạc

4.2.1. Thc trng sn xut nông nghip ca th trn Bo Lc giai đon 2011 – 2013

4.2.1.1. Thực trạng phát triển ngành trồng trọt

Trồng trọt không những cung cấp cho người dân lương thực, thực phẩm hàng ngày mà hiện nay nó còn là nguồn cung cấp các mặt hàng nông

sản cho ngành dịch vụ và chế biến, ngành chăn nuôi, góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào đồng ruộng đã và

đang góp phần không nhỏ vào tổng thu nhập của các hộ nông dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với đồng bào dân tộc ở địa bàn thị trấn Bảo Lạc nhất là người dân ở xóm Nà Dường đời sống của người dân ở đây còn nhiều khó khăn đặc biệt người dân ở đây còn canh tác trên nương rẫy nên mức sản xuất đầu tư cho sản xuất còn rất thấp. Vì vậy mà thu nhập từ ngành này mang lại cũng rất thấp.

Canh tác nương rẫy: là trồng cây trên đồi, núi với phương thức chặt đốt cây hoang dại, trồng càc cây nông nghiệp; sau một số vụ trồng trọt khi đất canh tác đã trở nên xấu, năng suất của cây trồng không còn cao nữa thì các hộ dân lại bỏ hoang hóa cho cây rừng tái sinh, khi đất phục hồi màu mỡ trở lại người dân lại tiếp tục đốt phá và trồng cây trở lại.

Do hệ thống tưới tiêu chưa hoàn chỉnh, người dân không chủ động được nước nhất là vào mùa có nắng nhiều, nên nương rẫy chỉ trồng được một

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại thị trấn Bảo Lạc - huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng. (Trang 36)