Xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại thị trấn Bảo Lạc - huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng. (Trang 28)

Kinh tế hộ có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau tuy nhiên dưới góc độ kinh tế hàng hóa thì kinh tế hộ phát triển theo ba xu hướng chính như sau:

Xu hướng thứ nhất là bao gồm những hộ gia đình sản xuất kinh doanh nhưng không đủ tiêu dùng, họ không có khả năng tái sản xuất giản đơn. Sự phát triển của nhóm hộ này theo hai xu hướng có thể họ sẽ trở thành lao động làm thuê hoặc họ sẽ quay lại cuộc sống sinh tồn.

Xu hướng thứ hai là bao gồm những hộ gia đình sản xuất kinh doanh chỉ đủ tiêu dùng lượng sản phẩm để bán của họ là không nhiều hoặc không đáng kể, sự phát triển của họ có thể trở thành nhóm hộ sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên để làm được như vậy cần có sự hỗ trợ hợp tác từ bên ngoài.

Xu hướng thứ ba là bao gồm những hộ sản xuất hàng hóa sản phẩm của họ để bán họ có thể có những lợi thế về đất đai, lao động, vốn, lợi thế về lưu thông hàng hóa hay khả năng tiếp cận khoa học,...

2.3.2. Nh ng bài h c kinh nghi m rút ra

Chủ trương, chính sách về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho kinh tế hộ (đất nông nghiệp 20 năm, đất lâm nghiệp 50 năm) đã nhanh chóng đi vào cuộc sống của hàng triệu hộ nông dân.Có như vậy các hộ nông dân mới yên tâm sản xuất và tập trung đầu tư trên đất đai được giao sử dụng lâu dài của mình. Từ đó diện mạo của kinh tế hộ nông dân Việt Nam đã thay đổi một cách cơ bản, nhất là ngày càng có nhiều đóng góp cho việc giải phóng sức sản xuất, nâng cao sản lượng nông nghiệp, mở mang ngành nghề mới, nâng cao thu nhập.

Trong kinh tế thị trường, việc tìm ra cây gì, con gì để cho sản xuất hàng hóa lớn đã khó, thì việc tiếp cận đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp mấy năm gần đây cũng đang khó khăn không kém. Đã thế, thị trường đầu vào của sản xuất nông nghiệp biến động rất bất lợi cho các hộ nông dân, giá lên cao liên tục, giao thông khó khăn, vốn ít nên khó khăn trong việc mua giá thấp với khối lượng lớn (mua buôn), mua lẻ thì giá lại rất cao, thiếu những nhà cung cấp tin cậy và ổn định, và còn thiếu cả thông tin để có cơ hội lựa chọn phương án tối ưu. Vì thếđể thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho người nông dân về giá vật tư nông nghiệp và thông tin về nhu cầu của thị trường.

Từ thực tế cho thấy để phát triển kinh tế hộ nông dân bền vững và có hiệu quả cao cần phát triển theo chiều sâu, trên cơ sở phát triển khoa học nông nghiệp, những tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin trong lựa chọn và tạo giống.

Cần phá vỡ tính tự phát trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân, để làm được điều này nhà nước cần định hướng, hỗ trợ, tư vấn cho người nông dân trong phát triển kinh tế nông hộ.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu kinh tế hộ nông dân tại thị trấn Bảo Lạc – huyện Bảo Lạc – tỉnh Cao Bằng.

3.1.2. Ph m vi nghiên c u

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu về kinh tế hộ trên địa bàn thị trấn Bảo Lạc – huyện Bảo Lạc – tỉnh Cao Bằng.

- Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng để nghiên cứu được thu thập qua ba năm 2011 – 2013 và trong đó tập trung vào số liệu điều tra năm 2013.

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu -Thời gian từ 20/1/2014 đến 30/4/ 2014 -Thời gian từ 20/1/2014 đến 30/4/ 2014

- Địa điểm tại thị trấn Bảo Lạc.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên,kinh tế, xã hội của thị trấn Bảo Lạc. + Điều kiện tự nhiên

+ Điều kiện kinh tế, xã hội

- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ tại thị trấn Bảo Lạc.

+ Thực trạng sản xuất nông nghiệp của thị trấn Bảo Lạc giai đoạn 2011 – 2013

+ Thực trạng phát triển kinh tế hộ của các nhóm hộ điều tra - Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế hộ.

+ Định hướng + Giải pháp

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài viết có liên quan đến kinh tế hộ.

- Thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, thống kê của UBND xã, huyện, phòng tài nguyên môi trường, phòng nông nghiệp, thu thập từ các báo cáo, tạp chí, Tổng hợp từ internet,…

3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp quan sát: Là phương pháp qua quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu.

- Điều tra bằng bảng hỏi: là phương pháp tìm hiểu quy mô, mức sống của người dân tại địa phương, xác định tiềm năng cơ hội, những thuận lợi và khó khăn của người dân đang tồn tại thông qua bảng hỏi đã được lập sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một qui ước nào đó và trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi đã được lập sẵn. có 2 loại câu hỏi trong bảng hỏi, đó là câu hỏi đóng và câu hỏi mở:

+ Câu hỏi đóng: Là loại câu hỏi có đáp án trả lời sẵn mà người trả lời chỉ đọc và đánh dấu vào những ý kiến, mức độ ứng với cá nhân.

+ Câu hỏi mở: Là loại câu hỏi không có đáp án trả lời sẵn mà người trả lời phải tự điền ý kiến của mình vào đó.

- Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Trực tiếp tiếp xúc với chủ hộ, tạo điều kiện để cho họ tự bộc lộ, tự mô tả những điều kiện sản xuất, những kinh nghiệm, những khó khăn và mong muốn của họ, để thu thập được thông tin cần thiết và tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chăn nuôi làm cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp.

- Phương pháp phân tích SWOT: Là công cụ giúp cộng đồng xác định được những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức tác động đến tiến trình phát triển của đối tượng nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Điểm mạnh, điểm yếu thuộc về nguyên nhân chủ quan, đó là các yếu tố thuộc về người chăn nuôi. Điểm mạnh thường xuất hiện ở các thời điểm hiện tại và cần phải được vận dụng và khai thác. Điểm yếu vừa có tính hiển nhiên, vừa có thể là điều mà chúng ta chưa biết. Vì vậy, điểm mạnh và điểm yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau, biết điểm mạnh để phát huy - đó là một lợi thế, biết điểm yếu để khắc

phục - đó cũng sẽ trở thành điểm mạnh. Người chăn nuôi thường thiếu thông tin, thiếu kỹ năng thương mại, kỹ thuật chăn nuôi còn lạc hậu,... Đây chính là điểm yếu, biết được điều này, bản thân người chăn nuôi tự học hỏi và trau dồi đồng thời Nhà nước thường có chính sách hỗ trợ, đào tạo, tập huấn để nâng cao kiến thức cho họ. Làm được điều này thì điểm yếu đã được khắc phục, vượt qua thành điểm mạnh.

Cơ hội và thách thức là những yếu tố khách quan. Cơ hội khác với thời cơ, thời cơ là cơ hội chỉ diễn ra tại một thời điểm hay khoảng thời gian rất ngắn, thời cơ nếu chúng ta không biết tận dụng thì nó sẽ mất đi và chúng ta không thể tạo hay lặp lại nó. Thách thức có quan hệ mật thiết với cơ hội, nếu dựa theo cách lý giải triết học, trong cơ hội sẽ xuất hiện nguy cơ. Nguy cơ là những yếu tố bên ngoài tiêu cực hay bất lợi đối với đối tượng và thường xảy ra ngoài dự kiến.

3.4.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu

Điều tra chọn mẫu là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó. Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung.

Chọn hộ điều tra: Sau khi khảo sát, điều tra tình hình kinh tế, dân số, chính trị,... của thị trấn tôi thấy có 3 khu xóm: Nà Dường, Nà Chùa, Khu 2 là 3 khu xóm mang những nét đặc trưng đại diện được chọn để tiến hành điều tra. Những tiêu chí và kết quả lựa chọn khu xóm:

Khu 2 Khu Nà Dường Khu Nà Chùa

- Dân số đông nhất thị trấn. - Nằm ở trung tâm thị trấn. - Trình độ dân trí cao. - Đời sống người dân đa phần khá giả.

- Các hộ chủ yếu là cán bộ viên chức, sản xuất kinh doanh,...

- Dân số thấp nhất xã. - Nằm xa trung tâm thị trấn nhất.

- Dân trí thấp, khó khăn. - Đời sống người dân thấp.

- Thuần nông là chủ yếu. - Hộ dân ở đây đa phần

- Dân số khá đông. - Nằm gần trung tâm thị trấn.

- Dân trí khá cao.

- Đời sống người dân còn hạn chế.

- Các hộ làm nông nghiệp kiêm ngành

là hộ nghèo. nghề như lao động khác.

Kết quả chọn hộ: Từ tình hình kinh tế ở 3 xóm trên tôi chọn 60 hộ để điều tra được chia đều cho mỗi khu xóm 20 hộ. Sau đó tiến hành phân loại hộ khá - giàu, trung bình, nghèo theo tiêu chuẩn áp dụng trong huyện sau đó căn cứ vào tài liệu của UBND thị trấn để tiến hành phân loại.

3.4.3. Phương pháp xử lí, phân tích và tổng hợp số liệu

* Phương pháp xử lí và tổng hợp số liệu

Số liệu điều tra các hộ chăn nuôi sau khi thu thập đủ, sẽ tiến hành làm sạch biểu tức là kiểm tra, rà soát và chuẩn hoá lại thông tin, loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra và chuẩn hóa lại các thông tin. Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, phân tổ, đồng thời được xử lí thông qua chương trình Excle. Việc xử lí thông tin là cơ sở cho việc phân tích.

* Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Các thông tin, số liệu được mô tả, liệt kê rõ ràng theo các phương pháp thống kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp thống kê so sánh

Các số liệu phân tích được so sánh qua các năm, các chỉ tiêu để thấy được những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.5.1. Chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của chủ hộ

- Tuổi đời, giới tính - Dân tộc, tôn giáo - Nghề nghiệp

- Trình độ văn hoá, chuyên môn

3.5.2. Ch tiêu ph n ánh k t qu s n xu t

Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ như: Giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, cụ thể là:

- Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị bằng tiền của các sản phẩm sản xuất ra ở hộ bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường sau một chu kỳ sản xuất thường là một năm. Được tính bằng sản lượng của từng loại sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm được xác định chi tiết theo các chỉ tiêu giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác; GTSX trên 1 ngày công lao động; GTSX trên 1 đồng chi phí.

Cách tính: GO = ∑ Pi.Qi

Trong đó: GO : Giá trị sản xuất

Pi : Giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i Qi : Lượng sản phẩm thứ i

- Cơ cấu lao động theo độ tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn. - Cơ cấu lao động theo ngành nghề, theo giới tính.

- Số lao động bình quân/hộ = Tổng số lao động / tổng số hộ. - Thu nhập bình quân/ hộ = Tổng thu nhập của các hộ/ tổng số hộ. - Thu nhập bình quân của hộ theo ngành = Tổng thu nhập theo ngành của các hộ/ tổng số hộ.

- Chi phí BQ / hộ = Tổng chi phí của các hộ /Tổng số hộ. * Phân loại hộ theo thu nhập

+ Hộ nghèo có thu nhập nhỏ hơn 400 nghìn đồng/ người/ tháng + Hộ trung bình có thu nhập từ 401 – 520 nghìn đồng/ người/ tháng.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đăc điểm chung về địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Bảo Lạc là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của huyện, cách thị xã Cao Bằng 138 km về phía Tây Nam theo quốc lộ 34. Ranh giới hành chính của thị trấn Bảo Lạc giáp với:

- Phía Bắc giáp xã Cô Ba

- Phía Đông giáp xã Khánh Xuân

- Phía Nam giáp xã Phan Thanh

- Phía Tây giáp xã Hồng Trị

Theo Nghị định 183/2007/NĐ-CP về chia cách địa giới hành chính huyện Bảo Lạc, thị trấn Bảo Lạc đã được sáp nhập thêm 4 xóm của 2 xã Hồng Trị và Thượng Hà, đưa tổng số khu, xóm lên 15 khu xóm hành chính, với tổng diện tích tự nhiên là 1392,11 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 194,99 ha; đất lâm nghiệp 1050,53 ha; đất phi nông nghiệp 133,98 ha; đất chưa sử dụng 12,61 ha.

Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2013, thị trấn có 1036 hộ gia đình, tổng số nhân khẩu là 3560 người, có 9 dân tộc anh em sinh sống.

4.1.2. Địa hình

Do cấu trúc địa chất của xã chủ yếu là núi vùng cao đan xen nhau và xen giữa có các thung lũng nhỏ và hẹp chạy dọc theo các dãy núi, đồi. Địa hình khá phức tạp, phần lớn địa hình của thị trấn là các dãy đồi cao (chiếm 3/4 trên tổng diện tích đất tự nhiên) và một phần tư diện tích là các dãy núi đá vôi còn một phần là các thung lũng nhỏ có đất đai khá phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Do địa hình bị chia cắt mạnh nên có các khe và các con suối nhỏ và dốc cho nên nguồn nước rất hạn chế vào mùa khô. Sự phân bố địa hình trên lãnh thổ ảnh hưởng tới quá trình canh tác của người dân địa phương. Với địa hình như vậy có những tác động tích cực và tiêu cực đến hoạt động sản xuất của địa phương. Cụ thể, về mặt tích cực ta có thể phát

huy nhiều vùng tiểu sinh thái phù hợp với điều kiện tại địa phương. Còn về mặt tiêu cực do địa hình bị chia cắt và dốc nên gây khó khăn trong giao thông đi lại giữa các vùng, mặt khác địa hình dốc như vậy lượng nước ngầm sẽ không lưu giữ được nhiều do đó sẽ thiếu nước sản xuất và sinh hoạt vào miệp chiếm mùa khô. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.3. Điều kiện khí hậu, nguồn nước, thủy văn

Thị trấn Bảo Lạc thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa với địa hình đón gió nên một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 - 10, thời tiết nắng nóng, mưa nhiều hay xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Tổng lượng mưa TB hàng năm 1697,4 mm. Mùa hè ở đây nóng ẩm , nhiệt độ cao trung bình từ 30 - 35oC và thấp trung bình từ 23 - 25o

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại thị trấn Bảo Lạc - huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng. (Trang 28)